Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Chăm sóc người say rượu
Từ VLOS
Mỗi năm chỉ tính riêng ở Mỹ đã có biết bao nhiêu sinh viên thiệt mạng hoặc đâm xe do hậu quả của rượu bia. Nhiều người cho rằng những người say rượu bí tỉ, ngất xỉu, nôn ói sẽ chỉ cần ngủ để lấy lại sức, và sáng hôm sau ngủ dậy chỉ bị chếnh choáng.[1] Thật không may, ý nghĩ này có thể gây nguy hiểm cho cả người say và những người khác. Nếu một người nào đó trong buổi tiệc say đến nỗi không thể tự chăm sóc, có nguy cơ tự làm hại mình hoặc cùng lúc uống quá nhiều rượu, họ thậm chí có thể bị ngộ độc rượu và cần được chăm sóc ngay lập tức. Khi biết cách xác định hiện tượng ngộ độc rượu ở người say, bạn có thể cứu được mạng sống của họ; và biết làm gì để chăm sóc người say rượu sẽ là một kỹ năng cần thiết cho những ai yêu thích tiệc tùng.
Mục lục
Các bước[sửa]
Giúp đỡ người say rượu[sửa]
-
Nhận
biết
một
người
vừa
uống
quá
nhiều
rượu.
Có
nhiều
dấu
hiệu
để
bạn
quan
sát
và
biết
một
người
nào
đó
đang
uống
quá
nhiều.
Các
biểu
hiện
của
người
uống
quá
nhiều
rượu
bao
gồm:[2]
- Nói líu
- Có vẻ không đứng hoặc ngồi thẳng được
- Có biểu hiện rõ rệt muốn nằm hoặc lăn ra
- Bước đi loạng choạng hoặc vấp váp
- Hình vi kỳ lạ, ồn ào, không đúng mực hoặc đáng xấu hổ
- Phản ứng thô bạo
- Cặp mắt đỏ ngầu, long lanh hoặc đầy nước mắt
- Khó nhớ mọi việc
- Thay đổi đột ngột và cực đoan trong hành vi hoặc tâm trạng
-
Xác
định
người
say
cần
chăm
sóc
ở
mức
độ
nào.
Mức
độ
chăm
sóc
bạn
bè
hoặc
người
thân
bị
say
rượu
của
bạn
tùy
thuộc
vào
tình
trạng
say
của
họ
nhiều
hay
ít.
Mỗi
trường
hợp
cần
được
đánh
giá
tùy
vào
tình
huống
và
hoàn
cảnh,
nhưng
điều
chủ
yếu
là
cần
chăm
sóc
người
say
đến
khi
họ
qua
khỏi
nguy
hiểm.
- Bạn không bao giờ nên để người uống quá nhiều rượu “ngủ lấy lại sức” một mình. Điều này có thể cực kỳ nguy hiểm cho người say vì họ có thể tự làm mình bị thương hặc ngừng thở.[3]
-
Bước
tới
và
khuyên
can
họ
ngừng
uống.
Thử
đánh
lạc
hướng
người
say
để
họ
khỏi
uống
thêm.[4]
Kéo
họ
ra
xa
khu
vực
để
rượu
–
đưa
họ
ra
sân
trước
để
hít
thở
không
khí
trong
lành,
gợi
ý
rằng
giờ
đã
đến
lúc
kết
thúc
tiệc
tùng
và
gọi
taxi,
hoặc
chỉ
cần
ngồi
bên
cạnh
họ
và
trò
chuyện
ở
xa
khu
vực
uống
rượu.
Tìm
nơi
nào
đó
yên
tĩnh
và
không
quá
sáng.
- Nếu người đó muốn uống, bạn hãy nhận việc cung cấp các loại thức uống không gây hại. Mời anh ta uống nước, hay đưa cho anh ta một lon coca hoặc nước quả. Nếu anh ta khăng khăng đòi uống rượu, bạn có thể nói rằng trong nước đã có rượu vodka. Có khả năng là anh ta thậm chí cũng chẳng nhận ra, nhất là khi bạn đang khiến người đó xao lãng bằng cách trò chuyện hoặc xem tivi.
- Không cho người say uống cà phê. Cà phê có thể làm mất nước thêm và còn kích thích dạ dày, và người đã say không hề muốn đối mặt chút nào.
- Nếu một người nào đó thich uống quá chén nhưng chưa uống đến mức đó, bạn hãy đề nghị uống loại nhẹ hơn như bia và các thức uống không khiến người ta muốn uống nhiều, chẳng hạn như loại bia có hương vị mạnh (bia đắng) thay vì rượu pha hoặc rượu mùi. Điều này sẽ giúp người uống và bạn bè có thể kiểm soát mức say rượu dễ hơn. Tuy nhiên, điều này cũng không thay thế được cho việc ngừng uống rượu sau đó.
-
Tránh
nói
điều
gì
có
thể
khiêu
khích
hoặc
làm
khiến
người
say
nổi
giận.
Luôn
giữ
bình
tĩnh
và
trấn
an
họ.
Người
ta
có
thể
cáu
kỉnh
và
bực
bội
khi
say,
do
đó
việc
của
bạn
là
giữ
bình
tĩnh
và
tỉnh
táo.[3]
- Tránh dùng những câu có chủ ngữ là người đó, chẳng hạn như “Anh đã uống quá nhiều rồi đấy”. Thay vì thế, bạn hãy thử dùng nhưng câu nhẹ nhàng và không hàm ý trách móc như “Trông anh như có vẻ muốn nôn rồi kìa. Sao chúng ta không chậm lại một chút?”
- Đọc bài “Cách để khuyên bạn của bạn không lái xe khi uống rượu” để biết về cách ngăn cản người say rượu lái xe.
-
Cố
gắng
hết
sức
để
giúp
người
say
rượu
tránh
bị
thương.
Rượu
gây
tác
động
đến
khả
năng
suy
xét
và
giữ
thăng
bằng,
do
đó
người
say
rượu
có
thể
gặp
khó
khăn
khi
đi
lại
và
chuyển
động.[4]
Giúp
người
đó
ngồi
vào
chỗ
an
toàn
hoặc
ngồi
xuống
sàn.
Nếu
người
say
bắt
đầu
muốn
nôn
ọe,
bạn
hãy
giúp
anh
ta
tìm
chỗ
để
nôn.
- Nếu người say đang nằm khi bắt đầu nôn, bạn hãy đặt anh ta ở tư thể hồi sức - nằm nghiêng, đầu gối bên trên gấp lại. Điều này là để ngăn ngừa người say bị sặc. Lấy thứ gì đó chặn sau lưng người đó để họ không lăn lại ở tư thế nằm ngửa hoặc nằm sấp. Nếu người đó nằm trên ghế xô pha, bạn cần đảm bảo anh ta quay mặt RA NGOÀI để chất nôn không tràn vào mặt họ (nhất là ghế bọc da).
- Nếu người say ngã xuống, hoặc bạn nhìn thấy anh ta nằm trên sàn và không biết chắc là anh ta có ngã hay không, bạn CẦN PHẢI tìm sự chăm sóc y tế. Chấn thương đầu rất dễ xảy ra khi ngã, và người say có thể không có những dấu hiệu bình thường cho thấy sự chấn động hoặc chấn thương đầu nghiêm trọng.
- Sự thiếu khả năng phối hợp trong vận động sẽ khiến việc đi lại rất khó khăn, vì vậy bạn đừng đề nghị đi dạo như một cách để “tỉnh rượu”.
- Nếu người say cần vào toa lét, bạn hãy đi kèm anh ta và chờ trong phòng tắm. Người say loạng choạng rất dễ trượt chân và va đầu hoặc vấp phải các bề mặt cứng trong phòng tắm.
-
Không
để
người
quá
say
ngủ
thiếp
đi
một
mình.
Nên
ở
lại
trong
phòng
với
anh
ta.
Xem
phim
hoặc
xem
tivi,
đọc
sách
hoặc
lau
dọn
sau
khi
tan
tiệc,
nhưng
bạn
cần
để
anh
ta
ở
trong
phòng
cùng
với
bạn.
Nếu
đưa
người
say
về
nhà
của
họ,
bạn
cần
đảm
bảo
người
thân
của
anh
ta
cũng
làm
như
vậy.[4]
- Nếu không thể ở bên cạnh người say, hoặc bạn không biết chắc có ai đó sẽ trông chừng anh ta, bạn hãy gọi điện thoại cho người có thể quan tâm, ví dụ như cha mẹ, người giám hộ, anh chị em hoặc bạn bè của người đó. Giải thích rằng đây là trường hợp khẩn cấp và bạn thấy anh ta say ra sao. Ít nhất thì bạn cũng nên trông chừng người say cho đến khi có thể giao lại trách nhiệm cho người khác.
- Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo người say có phản ứng. Gọi lớn tên người say, bảo anh ta mở mắt, thúc vào người và xem anh ta phản ứng ra sao. Nhìn lồng ngực và bụng để quan sát cách thở. Nhịp thở 12-20 hơi thở mỗi phút là bình thường.[4]
-
Tìm
các
dấu
hiệu
ngộ
độc
rượu.
Nếu
nhịp
thở
quá
chậm
(8
hơi
thở
trở
xuống
trong
1
phút
hoặc
nhịp
thở
bất
thường,
mỗi
hơi
thở
cách
nhau
10
giây
trở
lên),
và
người
đó
không
phản
ứng
khi
bị
thúc
hoặc
véo
mạnh,
đây
có
thể
là
biểu
hiện
của
tình
trạng
ngộ
độc
rượu.
Các
dấu
hiệu
khác
có
thể
bao
gồm:[1]
- Ngất xỉu hoặc mụ mẫm – bất tỉnh hoặc lơ mơ, không thể tỉnh dậy
- Môi và đầu ngón tay tím tái
- Mất nước
- Mạch nhanh
- Nôn khi đang ngủ và không tỉnh dậy ngay cả khi nôn
- Bàn tay/bàn chân lạnh và ẩm ướt
-
Gọi
dịch
vụ
cấp
cứu
ngay
lập
tức
nếu
bạn
thấy
các
dấu
hiệu
ngộ
độc
rượu.
Nếu
đang
ở
trong
khuôn
viên
trường
đại
học,
bạn
cần
gọi
bảo
vệ
trường
hoặc
ban
quản
lý.
Giải
thích
rõ
tình
hình.[4]
- Bạn sẽ không gặp rắc rối khi gọi trợ giúp. Nhà chức trách ưu tiên giữ mạng sống của người dân hơn là trách phạt hành vi thiếu trách nhiệm. (Ở Mỹ luật về độ tuổi được phép uống rượu và nội quy trường học đặt ra là để mọi người không bị nguy hiểm đến tính mạng, không phải khiến mọi người bỏ mặc người khác trong trường hợp cấp cứu). Bạn hãy xử lý với tinh thần như vậy – đây là trường hợp cấp cứu, không phải là vụ việc vi phạm.
- Nhiều trường đại học ở Mỹ có chính sách “ân xá vì sức khỏe”, theo đó họ sẽ miễn trừ hoặc giảm nhẹ hình phạt pháp lý cho các sinh viên trong trường hợp cấp cứu do rượu.[5]
-
Ở
lại
với
người
say
cho
đến
khi
có
sự
trợ
giúp.
Giữ
ấm
và
tiếp
tục
theo
dõi
hơi
thở
của
họ.
Nếu
biết
có
ai
đó
đã
được
huấn
luyện
sơ
cấp
cứu,
bạn
hãy
gọi
họ
trong
lúc
chờ
đợi
xe
cứu
thương.
- Đừng hoảng hốt. Giữ bình tĩnh. Mặc dù có thể bạn lo sợ và rối trí, nhưng bạn sẽ không giúp được cho người say nếu bạn chuyển sự sợ hãi và lo lắng sang anh ta. Bạn cần trấn an người say, và như vậy là bạn cũng đang tự trấn an mình.
- Nếu người đó tỉnh dậy hoặc còn tỉnh, bạn đừng chạm vào hoặc thúc vào người anh ta mà không giải thích; anh ta có thể phản ứng giận dữ.
- Nếu có người nào cũng ở đó, bạn hãy nhờ họ chỉ đường cho đội cấp cứu đến nơi.
Tránh các sai lầm thường gặp[sửa]
- Nhớ rằng chất cồn tác động đến mọi người theo các cách khác nhau. Mỗi người phản ứng với cồn một khác, do đó bạn đừng cho rằng bạn có thể nốc được 6 ly bia mà vẫn không sao thì nghĩa là người khác cũng như vậy.[6] Đừng nghĩ rằng bạn và người bạn của bạn cùng uống một lượng rượu bia như nhau thì cả hai đều ổn.
-
Không
ép
người
đó
ăn.
Khi
người
ta
đã
say
khướt
thì
dùng
thức
ăn
giúp
họ
“tỉnh
rượu”
là
quá
muộn.
Phản
xạ
nuốt
của
người
say
thường
kém,
và
họ
có
thể
bị
nghẹn
vì
thức
ăn.[4]
- Nếu bạn của bạn đói và đòi ăn, bạn có thể cho anh ta thứ gì đó để ăn, nhưng phải theo dõi cẩn thận để đảm bảo anh ta không bị nghẹn.
- Không thử các biện pháp “giã rượu”. Cà phê đậm, tập thể dục và tát mạnh vào mặt là các liệu pháp dân gian, nhưng chúng không có tác dụng. Khi một người đang ở trạng thái say rượu, các liệu pháp đó thậm chí còn gây nguy hiểm. Điều duy nhất thực sự giúp ích cho người say lúc này là thời gian (và nước).[4]
- Không giội nước lên người say. Người đang say có phản xạ rất chậm. Việc giội nước để cố làm cho họ tỉnh thực ra có thể khiến họ bị sặc hoặc ngạt nước.[6]
Lời khuyên[sửa]
- Nếu người mà bạn nghi ngờ bị ngộ độc rượu chưa đủ tuổi được phép uống rượu, bạn cũng đừng ngần ngại gọi dịch vụ cấp cứu vì sợ họ vướng vào rắc rối. Người càng ít tuổi thì càng dễ bị tổn thương do rượu, và bạn càng để lâu thì tình hình càng xấu.
- Nếu người say bắt đầu giận dữ với bạn hoặc với chính họ vì đã uống quá nhiều, bạn cần dỗ dành họ, cho dù bạn có rối trí hoặc bực mình vì người say. Sự yêu thương luôn giúp đỡ họ chống lại sự căm ghét mà họ tự tạo ra.
- Nếu một người có vẻ như chỉ uống ít rượu đã say, có thể họ là người tửu lượng thấp, tuy nhiên bạn hãy cảnh giác vì rượu có thể bị bỏ thuốc hoặc tương tác với các thuốc không kê toa, thuốc kê toa hoặc các loại thuốc cấm. Việc dùng các thức uống nhiều năng lượng kết hợp với rượu khiến những dấu hiệu bình thường của tình trạng ngộ độc rượu bị che lấp, do đó lượng cồn trong máu có thể tăng cao đến mức nguy hiểm. Nếu nghi ngờ trường hợp này, bạn hãy đưa người say về nhà họ và báo cho chuyên gia y tế, hoặc đưa họ đến thẳng phòng cấp cứu.
- Đừng mạo hiểm với sức khỏe của chính bạn khi chăm sóc người say. Không cố gắng nhấc người say hoặc đỡ một người say to cao hơn bạn nhiều cho họ khỏi ngã – bạn có thể khiến mình bị thương. Thay vào đó, bạn nên tập trung bảo vệ đầu cho họ.
- Giữ thái độ bình tĩnh với người say. Không gay gắt với họ, vì bạn sẽ không biết họ phản ứng thế nào.
- Không bao giờ để người say bước vào nước một mình mà không có người canh chừng; họ có thể bị chết đuối.
- Rất khó nói lý lẽ với người say. Bạn hãy bình tĩnh và nhờ sự giúp đỡ của người khác nếu có thể.
Cảnh báo[sửa]
- Đừng biến mình thành người cần sự giúp đỡ như thế này. Bạn đừng mặc nhiên cho rằng những người xung quanh mình biết cách để giúp đỡ bạn.
- Không ép người say ăn; họ có thể bị nghẹn, và thức ăn cũng không thể giúp họ tỉnh rượu.
- Không cho người say vào tắm vòi sen nước lạnh. Nó không giúp cho họ tỉnh rượu mà còn có thể gây sốc.
- Không kích thích nôn cho người say rượu.
- Nếu người say ngủ thiếp đi, bạn cần đảm bảo họ nằm nghiêng, mặt quay cùng chiều với cơ thể, không nằm sấp hoặc nằm ngửa, vì hai tư thế này đều có thể khiến họ bị sặc vì chất nôn. Họ có thể hít phải khi nôn và tử vong.
- Giữ bình tĩnh nếu bạn bắt đầu lo ngại vì các triệu chứng của người say. Đừng hốt hoảng, nhưng bạn nên gọi cứu thương. An toàn vẫn tốt hơn là phải hối tiếc, và bạn cứ để cho người có chuyên môn quyết định.
- Tuyệt đối không bao giờ để người say ngồi sau tay lái. Điều này không chỉ vì mạng sống của họ mà còn vì sự an nguy của những người khác nữa.
Những thứ bạn cần[sửa]
- Nơi yên tĩnh để hồi phục
- Nước
- Điện thoại
- Chăn
- Thái độ bình tĩnh, tỉnh táo
- Khăn lạnh và ướt (để lau mặt cho người say)
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 http://www.ohio.edu/alcohol/Take_Care/index.cfm
- ↑ http://www.oregon.gov/olcc/docs/publications/50_signs_visible_intoxication.pdf
- ↑ 3,0 3,1 https://www.utdallas.edu/partyfoul/alcoholpoisoning/
- ↑ 4,0 4,1 4,2 4,3 4,4 4,5 4,6 http://goaskalice.columbia.edu/answered-questions/how-should-i-help-my-drunk-friend
- ↑ https://www.gannett.cornell.edu/cms/pdf/aod/upload/Safety1stcornellMedamnesty.pdf
- ↑ 6,0 6,1 https://www.drinkaware.co.uk/check-the-facts/effects-on-your-safety/helping-a-friend-who-has-drunk-too-much