Một trăm điều nên biết về phong tục Việt Nam/Chương 6.35

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Mục lục
  1. Lời nói đầu
  2. Cưới hỏi
  3. Sinh dưỡng
  4. Giao thiệp
  5. Đạo hiếu
  6. Tang lễ
  7. Giỗ tết, tế lễ
  8. Chọn ngày giờ

THIÊN TÁNG LÀ GÌ?

Ngày xưa có người đi làm ăn ở xa nhà, dọc đường chẳng may bị cảm nắng. Cảm gió mà chết đột ngột, có người cùng đi hoặc người qua đường nhận ra, chỉ kịp đánh dấu chỗ người chết nằm xuống, chưa kịp chôn cất, đến nhà báo cho tang quyến. Khi người nhà đến nơi thì mối đã vùi lấp hết tử thi. Thân nhân cho rằng đó là huyệt đất tốt, trời đã dành cho và chôn giùm nên gọi là "thiên táng", tương lai gia đình sẽ phát đạt, vậy cứ để nguyên mà vun cao lên. Không cải táng. Những ngôi mộ thiên táng như vậy, thường ở ven đường cái. Ngày nay dọc đường quốc lộ, lác đác còn nhìn thấy có những ngôi mộ cổ đắp đất, gọi là thảo mộ. Trải qua hàng trăm năm mưa gió dập vùi, nhưng vẫn được tôn cao, trong số đó phần lớn là những ngôi mộ vô thừa nhận vì chết dọc đường, người nhà không tìm thấy. Mộ vẫn được đắp cao, không ngớt hương khói, do những cư dân chung quanh và khách buôn bán đi qua về lại chăm sóc thờ cúng vì tin rằng những âm hồn đó rất thiêng, phù hộ độ trì cho khoẻ mạnh, làm ăn nên nổi.


Trang trước Mục lục Tiếp theo

Liên kết đến đây