Thành viên:Nguyenthephuc/Note: Làm chủ phương pháp giảng dạy/Chương 17
Chương XVII: Cách giảng dạy để học sinh tự học
Trường học ngày nay được chất đầy với một mật độ học sinh gồm nhiều loại khác nhau nhiều hơn bất kỳ lúc nào trước đây. Những đứa trẻ với những kinh nghiệm đời sống khác nhau và thay đổi tùy theo nền văn hóa, mức độ kinh tế và cấu trúc gia đình đến trong lớp học của chúng ta. Về phương diện tri thức, đối với cách học của mọi người, sự đa dạng của những gì mà học sinh mang vào trong lớp học đem đến cho ta một thách thức về trách nhiệm trong việc cung cấp một chương trình giảng dạy phù hợp cho từng học sinh.[1]
I. Làm cho sự chỉ dẫn trở nên khác biệt[sửa]
Khi chúng ta càng công nhận tính cần thiết của sự ước lượng đưa ra trong quá trình thực hành những chỉ dẫn thì yêu cầu tạo ra những khác nhau trong những cái mà chúng ta giảng dạy để thỏa mãn những nhu cầu khác nhau của học sinh trở nên rõ ràng và hiển nhiên. Như đã thảo luận trong những chương trước, một trình tự chương trình giảng dạy độc lập đòi hỏi học sinh những chỉ dẫn ở một cấp độ mà kiến thức hiện tại của chúng không theo kịp trong chủ đề đó. Bất lợi cho chúng ta là tất cả các kiến thức của học sinh thuộc bất kỳ độ tuổi hay cấp bậc học nào đều không dừng ở cùng một nơi. Do vậy, vào những lúc mà chúng ta cần biến đổi những chỉ dẫn theo những nhóm học sinh nhỏ và linh hoạt có cùng nhu cầu, thì chắc chắn sẽ nảy sinh những vấn đề sau đây:
- Khi tôi làm việc với một nhóm học sinh nhỏ, tôi phải làm những gì đối với những học sinh còn lại?
- Làm sao tôi có thể tập trung với một nhóm học sinh nhỏ nếu tôi bị ngắt quãng liên tục bởi những học sinh khác luôn đưa ra những câu hỏi mà chúng cần tôi trả lời.
- Khi tôi đang làm việc với những nhóm học sinh nhỏ, làm sao tôi có thể đảm bảo rằng phần còn lại trong lớp sẽ học tập một cách hiệu quả và không lãng phí thời gian.
Những câu hỏi này bày tỏ những quan tâm chính đang phát sinh khi chúng ta phải chỉ dạy theo từng nhóm nhỏ. Chúng ta không chỉ muốn có một khoảng thời gian liên tục không bị gián đoạn để làm thỏa mãn những nhu cầu lớn mà chúng ta không đối mặt, mà chúng ta còn muốn học sinh phải thu được những chỉ dẫn có chất lượng để đưa chúng hướng đến những kết quả gặt hái nằm trong dự tính của chúng ta.
II. Để học sinh học tập một cách độc lập[sửa]
Để thỏa mãn những nhu cầu của tất cả học sinh, chúng ta phải dạy cho chúng một tập hợp các kỹ năng cho phép chúng hoạt động một cách hiệu quả và độc lập với sự giám sát trực tiếp của chúng ta. Hiệu quả khi được đề cập ở đây sẽ có một ý nghĩa khác phụ thuộc vào cấp bậc của học sinh. Trong một buổi học chính, một học sinh bận rộn một cách hiệu quả có thể đọc sách yên lặng cùng một người bạn, phân loại các từ theo từng cặp có cùng vần hay tạo ra một minh họa cho một câu chuyện. Trong một buổi học của học sinh lớp lớn hơn, trong khi GV đang làm việc với một nhóm nhỏ nào đó về việc tăng thêm những mô tả chi tiết trong bài viết của chúng, những học sinh khác có thể tự tập với nhau để vẽ phác thảo đầu tiên của chúng xem xét lại hay sử dụng một từ đồng nghĩa để tìm kiếm những từ cho việc mô tả hấp dẫn hơn.
1. Việc phát triển những người học theo cách độc lập[sửa]
Làm thế nào để học sinh của chúng ta trở thành người học tập độc lập một cách hiệu quả? Cũng giống hệt như bất kỳ kỹ năng khác mà chúng ta muốn học sinh phát triển, câu trả lời có nguồn gốc từ trong chất lượng giảng dạy. Chúng ta thường làm công việc chỉ dẫn cho học sinh cách đọc, viết và suy luận một cách toán học. Trong khi đó chúng ta hy vọng học sinh hành động theo cách mà có thể cho phép lớp học hoạt động một cách yên lặng. Nếu chúng ta áp dụng cùng những nguyên tắc mà chúng ta biết là có hiệu quả trong chương trình giảng dạy kinh điển cho việc chỉ dẫn cách hành xử của học sinh, chúng ta có thể gặt hái những kết quả đáng kể.
- dịch hơi khó hiểu
2. Xem sự độc lập như một chủ đề[sửa]
Hãy xem sự độc lập như một nội dung khác nữa mà chúng ta cần phải giảng dạy[2]. Giống như những kiến thức phức tạp khác, chúng cấu thành những kỹ năng phụ rất cần thiết cho học sinh trở thành những người học tập độc lập một cách hiệu quả. Sự độc lập một nội dung được giảng dạy tốt nhất vào lúc bắt đầu của năm học (mặc dù nó có thể giảng dạy bất cứ lúc nào) để học sinh có thể thu được những hiệu quả mà việc học tập độc lập đem lại trả dài trong suốt năm học. Trong nhiều buổi học có chất lượng, những kỹ năng của sự độc lập được ưu tiên hàng đầu của tất cả nổ lực giảng dạy (hơn cả tính nguyên tắc thông thường của chương trình) trong hai đến bốn tuần lễ đầu tiên. Sự cấp phát nhiều thời gian ở giai đoạn đầu trong việc giảng dạy những kỹ năng học tập độc lập này, thậm chí cho phép GV dành nhiều thời gian hơn cho việc giảng dạy những chương trình thông thường khác trong suốt phần còn lại của năm học.[3]
3. Những quy trình và kỹ năng trong lớp học[sửa]
Đối với những học sinh học tập một cách độc lập, chúng cần được giảng dạy cả quy trình và kỹ năng trong lớp để cho phép chúng tự nguyện định hướng sự chú tâm và cố gắng của chúng khi không có sự giám sát trực tiếp của GV. Những quy trình trong lớp học bao gồm những thông lệ, sự tổ chức và những thói quen biểu thị cuộc sống hàng ngày trong lớp học.[4]
- Cách chúng ta vào lớp.
- Khi bước vào lớp việc đầu tiên chúng ta làm là gì?
- Đâu là nội dung kiến thức cần thiết cho công việc hàng ngày?
Chúng ta sẽ làm gì với công việc đã kết thúc?
- Chúng ta sẽ làm gì khi đang tiến hành công việc.
- Chúng ta sẽ làm gì khi chúng ta hoàn thành công việc được giao?
- Những cái nào là cần thiết ở phần đầu trang giấy kiểm tra?
Tất cả những điều này và nhiều cái khác, là những quy trình cần thiết được chỉ dẫn mỗi năm. Chúng ta sẽ trông chờ vào thời điểm này học sinh sẽ đạt đến mức trung bình và những quy trình sẽ được đặt đúng chỗ. Tuy nhiên, mỗi GV thực hiện một cách khác nhau (cho dù khác biệt này là rất nhỏ) và mỗi GV có những dự tính khác nhau cho việc giảng dạy mỗi nhóm học sinh mới. Những quy trình này là cách của những gì sẽ xảy ra trong lớp học.
4. Lớp học hoàn hảo[sửa]
Bạn sẽ thấy được những gì nếu bạn là người khách viếng thăm một lớp học, mà lớp học này GV đã chỉ dẫn cho học sinh học tập một cách hiệu quả và độc lập. khi GV đang bận rộn làm việc với những học sinh khác? GV có thể đang làm việc với một nhóm học sinh nhỏ hay thảo luận cá nhân với từng học sinh. Những học sinh còn lại có thể đang thảo luận theo từng cặp hoặc theo từng nhóm về những công việc phù hợp và cần thiết cho nhu cầu học tập của chúng. Những cuộc hội thoại này có thể ở một cấp độ rất thấp và chỉ cần thiết cho những nhiệm vụ trước mắt. Học sinh có thể đến một khu vực cung cấp trong bộ nhớ và tìm hay hoàn trả lại những kiến thức khi chúng thay đổi từ một hoạt động (hay một phần của công việc) này đến một hoạt động khác. Chúng có thể duy trì một sự tập trung ở mức độ cao trong công việc.
Cũng có thể một số nhu cầu của học sinh, chẳng hạn như việc chuẩn bị giấy bút, sử dụng sân chơi, hoặc tìm người tham khảo một vấn đề nào đó hay khai thác kiến thức từ GV ở một thời điểm đặc biệt nào đó. Tất cả điều này sẽ được thực hiện mà không có sự giám sát trực tiếp của GV và theo một cách mà mọi người có thể tiếp tục làm việc mà không bị gián đoạn.
Bạn sẽ không thấy những học sinh đang nhìn chằm chằm vào khoảng không, ngồi xuống với một tay giơ ra chờ đợi GV, làm gián đoạn công việc của GV (ngoại trừ trường hợp khẩn), vung vãi đồ chơi ra khỏi nơi để dụng cụ học tập, hay tham gia vào những hoạt động không có tính giáo dục vào thời điểm đó (ví dụ, viết nguệch ngoạc trên giấy, nói chuyện riêng, đọc báo hay tạp chí phổ thông). Bạn sẽ không nghe thấy GV đang nói “Ở cuối lớp quá ồn ào” hay “Chúng ta sẽ thật sự bàn đến những điều mà chúng ta phải làm khi các em đã hoàn thành xong công việc của các em” hoặc “Các em sẽ chỉ quay trở lại bài khi các em khi các em đã ăn trưa và nghỉ ngơi”.
4.1. Việc tạo ra một lớp học hoàn hảo[sửa]
Làm thế nào để tạo ra một môi trường học tập hiệu quả như vậy? Sau khi phát triển sự tưởng tượng về một lớp học lý tưởng, bạn phải xác định những kỹ năng đặc biệt mà học sinh sẽ cần đến thực thi một cách độc lập trong lớp học đó. Những cấp bậc học, nội dung chủ đề, thể loại dạy và học khác nhau có thể ảnh hưởng đến những kỹ năng mà học sinh cần đến. Sau đây là những ví dụ về kỹ năng này:
Người học
- Phải trình bày những kỹ năng cho công việc mà không có sự trợ giúp.
- Trả lời lại những dấu hiệu trong lớp khi GV cần thu hút sự chú ý của mọi người đối với sự chắt lọc hay thêm vào thông tin.
- Nhận những kiến thức cần thiết.
- Làm theo những chỉ dẫn / quy định/ quy trình của công việc.
- Khởi động một cách nhanh chóng.
- Tìm đến nguồn trợ giúp thích hợp (tự bản thân, bạn bè, kiến thức hay GV).
- Làm việc để những người khác có thể tiếp tục công việc.
- Làm việc mà không có sự điều khiển không cần thiết.
- Đi quanh phòng học để những người khác có thể tiếp tục làm việc.
- Trở lại công việc một cách nhanh chóng sau khi đã giải lao.
- Chọn nơi thích hợp để làm việc (nếu có được sự lựa chọn)
- Chọn công việc mới phù hợp khi đã hoàn thành nhiệm vụ và vẫn còn thời gian để làm việc.
- Trở lại bài học một cách nhanh chóng.
- Hoàn thành công việc tùy theo chỉ tiêu thích hợp đã cho.
- Chú ý đến những nhu cầu cá nhân tùy theo những quy trình trong lớp.
- Nhận những chỉ thị cho những hoạt động từ những chỉ dẫn bằng chữ viết hay hình tượng.
Tất cả những điều đó là những kỹ năng nền tảng cần được giảng dạy để học sinh có thể làm việc một cách độc lập trong những công việc có tính kinh điển với nhiều đòi hỏi[5]. Nên nhớ rằng những kỹ năng này phải được thích ứng với những học sinh đặc biệt và sự tổ chức trong lớp học của bạn. Có sự thay đổi rất lớn trong những cái bạn sẽ gặp ở những lớp học mà GV dành thời gian để chỉ dẫn học sinh trở trở thành những người học tập một cách độc lập.
III. Ba loại hoạt động cho việc học tập độc lập[sửa]
Khi chúng ta xem xét những thể loại công việc mà học sinh thực hiện một cách độc lập ở trường, chúng rơi vào ba nhóm hoạt động căn bản sau đây.
Những hoạt động loại 1[sửa]
Chúng là hoạt động giúp học sinh làm việc một cách hiệu quả mà không có sự giám sát trực tiếp của GV. Kiến thức chính của thể loại này là tự theo dõi bản thân trong một khoảng thời gian dài, những hoạt động này thường là những hoạt động vui vẻ và có sự thú vị cao hơn mà học sinh đã thật sự biết cách thực hiện[6]: Chơi games, làm việc với ô chữ, tô màu, xem sách, nghe nhạc, vẽ, chơi với những khối hình,... Có rất ít hoặc không có kiến thức kinh viện trong những hoạt động này. Những hoạt động này chỉ được thực hiện như một phương tiện cho việc giảng dạy học sinh những kỹ năng cần thiết để trở thành một người độc lập, tự định hướng[7]. Tất cả các ý kiến phản hồi của GV đến học sinh (sự nhận biết kết quả) được tập trung sao cho học sinh có thể thực hiện nhuần nhuyễn những kỹ năng làm việc một cách độc lập.
Những hoạt động loại 2[sửa]
Đây là những hoạt động đòi hỏi học sinh tham gia một cách hiệu quả trong những công việc có tính kinh viện mà không có sự giám sát trực tiếp của GV. Học sinh thực hành những kỹ năng kinh viện đã được học trước đây với những cái mà chúng cần gia tăng sự chính xác, tốc độ hay sự nhuần nhuyễn[8]. Những kỹ năng có thể bao gồm việc đọc, thực hành độc lập từ một bài học vừa mới kết thúc, những games về cách phát âm, sự tập trung từ vựng, thực hành chữ viết, những hoạt động có liên quan đến cách giải quyết những vấn đề trong toán học, những bài viết và thực hành về ngữ pháp.
Trong những hoạt động này, có một sự cân bằng giữa việc thực hành tự theo dõi bản thân với việc thực hành những kỹ năng kinh viện đã được học trước đây. Ý kiến phản hồi của GV đến học sinh sẽ được cân bằng giữa chất lượng của công việc hàn lâm với những kỹ năng hoạt động một cách độc lập.
Những hoạt động loại 3[sửa]
Những hoạt động này đòi hỏi học sinh mở rộng kiến thức[9] trước đây hay bám vào việc kiến thức mới bằng chính sức mình. Những hoạt động có thể là tự chọn hay được ấn định. Những hoạt động về thể loại này có thể bao gồm việc đọc trong một nội dung chủ đề mới và chuẩn bị bài mới trên giấy hay báo cáo bằng lời nói, theo sự hướng dẫn và thực hiện một cuộc điều tra nghiên cứu khoa học, thiết kế một trò chơi mà những học sinh khác có thể sử dụng nó để thực hành những dữ liệu toán học, viết một vở kịch để bạn bè trình diễn…
Loại hoạt động này đòi hỏi một sự độc lập lớn. Tuy nhiên khi chúng ta tiếp tục gia tăng mức độ khó của những kiến thức kinh viện, chúng ta cần khuyến khích giúp đỡ những cấp độ độc lập cao hơn. Chúng ta có thể đạt được điều này bằng cách cung cấp một cách định kỳ cho học sinh những ý kiến phản hồi về những kết quả tốt[10] mà chúng thực hiện như những người học độc lập cũng như chất lượng của công việc mà bọn chúng đã tiến hành.
Khi những hoạt động chuyển từ loại 1 đến loại 3, có một sự gia tăng chuyển dịch rõ ràng từ yêu cầu cao về tính tự lực đến yêu cầu cao về sự phát triển một cách bài bản. Nếu học sinh không duy trì được chính mình với những hoạt động loại 1, thì việc gia tăng những yêu cầu có tính sách vở sẽ chỉ làm tiêu tan kết quả. Thông thường, trong những cấp độ chính, chúng ta bắt đầu quá trình này với những hoạt động loại 1 và 2 khi học sinh học được cách tự định hướng trọng tâm và nổ lực của chúng, chúng ta tăng dần yêu cầu về những hoạt động có tính sách vở cao hơn, cho dù học sinh có khả năng, nếu chúng không tự duy trì sự tự định hướng, những hoạt động loại 1 sẽ là nơi để bắt đầu công việc giảng dạy những kỹ năng độc lập.
Những vấn đề phức tạp về xã hội[sửa]
Với mỗi loại hoạt động, chúng ta gia tăng đòi hỏi với học sinh nếu chúng ta đưa thêm những học sinh khác hòa hợp vào quá trình này. Việc có một học sinh hoạt động một mình với một nhiệm vụ thì dễ dàng hơn rất nhiều so với khi làm việc với những học sinh khác hay một nhóm học sinh. Lúc này, thêm vào kích thước của những kỹ năng tự lực[11], chúng ta đang thêm vào kích thước của những kỹ năng xã hội[12]. Như chúng tôi đã nói, việc bắt đầu quá trình này ở giai đoạn đầu của năm học sẽ mang lại những lợi ích lớn lao.
IV. Lập kế hoạch cho việc học tập độc lập của học sinh[sửa]
Lúc này bạn đã có một khái niệm về những gì mà những người học tập độc lập sẽ làm việc trong một lớp học và những kỹ năng của sự độc lập mà chúng ta cần đến, xác định quy trình nào bạn sẽ muốn thiết lập đầu tiên. Hoạch định một bài học trong đó bạn sẽ giảng dạy một quy trình cho lớp học. Quy trình này trở thành mục tiêu của bài học. Giảng dạy quy trình này, làm theo nó, và kiểm tra sự hiểu bài của học sinh về quy trình này.
Thực hành quy trình[sửa]
Nếu bạn từ bỏ bất kỳ nổ lực nào khác trong sự chỉ dẫn quy trình, chúng tôi có thể tiên đoán rằng chúng ta sẽ không ngừng nhắc nhở học sinh của chúng ta về quy trình này.[13] Thay vì, từ bỏ sự chỉ dẫn sau khi kiểm tra sự hiểu bài, hoạch định một khoảng thời gian trong đó học sinh sẽ thực hành qui trình này. Hãy để chúng vào lớp, đọc và theo những hướng dẫn trên bảng đen, trả lời lại dấu hiệu của lớp, hoặc đưa ra những nội dung phù hợp mà học sinh cần thực hành trong đó tất cả năng lượng trung tính của chúng được tập trung cho quy trình hay kỹ năng đó. Bất kỳ nội dung nào mà bạn đưa cho chúng sử dụng và những phân công công việc hay những hoạt động mà bạn đưa cho học sinh thực hiện chỉ là những phương tiện cho việc thực hành quy trình đặc biệt đó.
Người GV nên di chuyển hay ở một vị trí thích hợp để theo dõi và và cung cấp những kiến thức đặc biệt về kết quả trong những nổ lực của học sinh với quy trình đó. Ghi nhớ tổng quát trong việc áp dụng để thực hành có hiệu quả. Để việc học tập được nhanh hơn, chúng ta thực hành theo số đông (có nghĩa là hoạch định những lần thực hành ngắn, thường xuyên và khoảng cách gần nhau, với sự phản hồi ý kiến). Trong vài ngày đầu tiên, phần lớn sự tập trung và ý kiến phản hồi của bạn sẽ nằm trong những quy trình mà bạn đã chỉ dẫn và đang tiếp tục thực hành. Học sinh sẽ nhanh chóng làm quen với thời điểm luôn thường xuyên xảy ra. Lúc này chỉ cần một đề cập nhỏ là giữ cho quy trình trở nên sắc bén, rồi chúng ta tiếp tục chỉ dẫn cho quy trình mới.
V. Cởi mở làm việc theo từng nhóm nhỏ[sửa]
Bây giờ học sinh đang bắt đầu theo những nề nếp của lớp học và những quy trình một cách độc lập và bạn có được vài dữ liệu để ước lượng theo sách vở, bạn có thể thấy được nhu cầu để làm việc theo những nhóm nhỏ hơn của học sinh. Khi bắt đầu đưa ra chỉ dẫn cho một nhóm nhỏ đầu tiên, mục đích của bạn không phải là chỉ dẫn theo nhóm nhỏ mà để rút kinh nghiệm về sự giám sát trực tiếp cho phần còn lại trong lớp. Những học sinh không bị giám sát cần được làm quen với việc không có sự kiểm soát của bạn trong tất cả hoạt động.
Khi làm việc theo nhóm nhỏ, sự chú ý của bạn sẽ bắt đầu với những cái mà những học sinh còn lại trong lớp đang làm khi chúng không có bạn. Sử dụng vệ tinh của bạn để theo dõi sự tập trung của những học sinh còn lại, để lại theo định kỳ cho từng nhóm nhỏ với một nhiệm vụ để chúng làm khi không có bạn và luân chuyển nhiệm vụ này. Cung cấp sự giúp đỡ tích cực cho những học sinh đang còn làm việc, rồi di chuyển đến những đứa khác. Dần dần bạn sẽ thấy khả năng của học sinh trong việc tự định hướng một cách hiệu quả những nổ lực của chúng khi không có bạn gia tăng một cách rõ rệt.
Một GV khi làm việc với những nhóm nhỏ sẽ trở nên nằm ngoài những giới hạn (ngoại trừ có sự mất máu hoặc khó thở) đối với phần còn lại trong lớp. Vì vậy, những nhóm nhỏ có thể được chỉ dẫn mà không bị gián đoạn. Đó là điều quan trọng khi dành thời gian thực hành với học sinh và giảng dạy chúng những điều phải làm khi chúng gặp nhiều loại vấn đề rắc rối. Chúng sẽ làm gì khi chúng không có cây viết mà chúng cần, khi chúng trở nên bị mắc kẹt trong những vấn đề hay công việc được giao, khi chúng không đồng ý với bạn bè, hoặc khi chúng cần ra khỏi lớp? Khi những giải pháp thay thế được chỉ dẫn và học sinh chịu trách nhiệm trong việc sử dụng chúng, chúng sẽ nhanh chóng học được cách loại bỏ những vật cản trên đường và tiến lên phía trước.
VI. Đảm bảo việc học tập độc lập[sửa]
Như bạn có thể thấy, sự độc lập phức tạp hơn rất nhiều so với cách nói với học sinh: “Hãy làm bài và yên lặng tại vị trí ngồi của mình”. Sự độc lập đòi hỏi trong việc giảng dạy một tập hợp kỹ năng phức tạp, nhưng chúng ta thực hiện điều này trong việc đọc, viết và làm toán. Sự khác nhau rất lớn đến nỗi các nhà làm công tác GD xem những kỹ năng kinh viện như một điều gì đó mà học sinh thực sự không biết và đó là nhiệm vụ của chúng ta như những người GV giảng dạy cho học sinh. Các nhà GD xem những kỹ năng của việc hoạt động độc lập mà học sinh có thể tự làm được mà không cần phải chỉ dạy.[14]
Thông thường học sinh được động viên với nhiều trách nhiệm hơn và sự độc lập nhưng chúng không được chỉ dẫn cách thực hiện. Nhưng tất cả chúng ta cảm thấy rằng học sinh không có kỹ năng này, không thu lợi được bằng cách bảo học sinh sử dụng chúng, và sẽ tiếp thu một cách nhanh chóng khi chúng ta chỉ dẫn chúng một cách có hệ thống. Khi chúng ta có một lớp học của những người biết cách học tập một cách độc lập, học sinh của ta sẽ tham gia một cách hiệu quả trong một lĩnh vực rộng lớn các hoạt động tự định hướng được hoàn thành theo từng cá nhân, với một người bạn hay theo từng nhóm phối hợp. Cùng lúc những học sinh khác có thể tiếp nhận những chỉ dẫn dìu dắt để thoả mãn nhu cầu của chúng theo từng nhóm nhỏ hay cá nhân riêng rẽ.[15]
Bạn sẽ cảm thấy hài lòng khi nhìn thấy sự gia tăng đáng kể trong những kỹ năng của học sinh về sự độc lập và thời gian trong những hoạt động học tập bổ ích, cũng như sự chỉ dẫn theo từng nhóm nhỏ sẽ có nhiều hiệu quả hơn. Hơn nữa, một lý do rất chính đáng nữa cho việc đầu tư thời gian trong việc giảng dạy những kỹ năng độc lập là bầu không khí tĩnh lặng hơn, thư thái hơn và ít căng thẳng hơn cho cả học sinh lẫn GV.
Chú thích[sửa]
- ↑ Tính đa dạng về cá tính và sự không đồng đều về trình độ nhận thức của các học sinh.
- ↑ Xem là một mục tiêu dạy học
- ↑ Nỗ lực giảng dạy các kĩ năng độc lập trong hai đến bốn tuần đầu tiên của năm học sẽ đem lại hiệu quả lớn cho quá trình học tập và tiết kiệm được một lượng thời gian rất lớn trong suốt thời gian còn lại của năm học. Nếu bạn không làm tốt việc này, bạn không chỉ mất thời gian nhiều hơn trong năm để dạy chủ đề độc lập mà còn giảm hiệu quả tiếp thu kiến thức khác của học sinh
- ↑ Kĩ năng tổ chức việc tự học trên lớp
- ↑ "Cộng việc có tính kinh điển" là những hoạt động đặc thù của môn học, đòi hỏi trí tuệ cao?
- ↑ Những hoạt động mà học sinh có thể tiến hành độc lập dựa vào vốn sống của chính mình không cần kiến thức kinh viện
- ↑ Nếu một học sinh không có những kĩ năng độc lập tối thiểu này thì không thể hình thành những kĩ năng độc lập liên quan đến các hoạt động kinh viện. Chúng là phương tiện để hình thành những hoạt động loại 2, nói cách khác là chúng được dịch chuyển thành loại 2
- ↑ Những hoạt động mang tính rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo. Học sinh sử dụng những kiến thức, kĩ năng kinh viện đã được học trước đây để giải quyết các bài tập tương tự nhưng đòi hòi sự thành thạo, nhuần nhuyễn và chính xác.
- ↑ Những hoạt động đòi hỏi một trình độ tư duy cao hơn: phân tích, tổng hợp, sáng tạo để giải quyết vấn đề mới
- ↑ Những hoạt động này đòi hỏi sự phản hồi, định hướng kịp thời về kết quả mà học sinh đang tiến hành. Nói gọn là "tiếp sức".
- ↑ "Kĩ năng tự lực": kĩ năng làm việc đơn độc
- ↑ "Kĩ năng xã hội": kĩ năng làm việc với người khác
- ↑ Ở đây, bà MH muốn nói phải tuân thủ quy trình đã đề ra một cách "tuyệt đối" không được phép bỏ bất cứ nội dung nào trong quy trình.
- ↑ Ở đây muốn nói, theo các văn bản, quy chế chuyên môn giáo viên có nhiệm vụ giảng dạy cho học sinh các kĩ năng của môn học - chúng là mục tiêu của môn học. Trong khi các kĩ năng làm việc độc lập thì không được cụ thể hóa như những mục tiêu mà mỗi giờ học học sinh cần đạt được.
- ↑ Rõ ràng hiệu quả của việc dạy học (đạt mục tiêu bộ môn) không thể đạt được nếu giáo viên không dạy cho học sinh các kĩ năng làm việc độc lập. Việc dạy các kiến thức kĩ năng kinh viện phải đi đôi với việc dạy các kĩ năng làm việc độc lập, không thể tách rời.
Tham khảo[sửa]
- Chapter 17 Teaching for independent learning, Robin Hunter, Madeline C. Hunter
- Tập tin:Lam-chu-phuong-phap-giang-day-Madeline-Hunter.doc, Làm chủ phương pháp giảng dạy - Robin Hunter, Madeline C. Hunter
Liên kết đến đây
Các ghi chú của cùng tác giả
- So sánh điểm kì thi tốt nghiệp trung học của Hà Giang và cả nước
- Học làm cha, làm mẹ
- Đọc sách 2 giờ mỗi ngày (Từ 4-6h sáng)
- Rễ, thân cành, và lá
- Sự trở lại của các thành bang
- Việt Nam học được gì từ bài học Phần Lan trong đổi mới giáo dục
- Đằng sau sự thành công của giáo dục Phần Lan là gì?
- Bí mật trong tuyển chọn và đào tạo giáo viên Phần Lan
- Chiến tranh và khó khăn - lý do khiến giáo dục Việt Nam khó phát triển
- Năng lực và các khái niệm liên quan