Thành viên:Nguyenthephuc/Note: Cạnh tranh, thù địch trong cùng một loài săn mồi rất có lợi về mặt sinh học

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Ngày này tuần trước GS Berestycki giảng bài ở Viện toán cao cấp. Bài giảng đề cập đến mô hình toán học của một hiện tượng phổ biến trong thiên nhiên liên quan đến sự thay đổi của quần thể hai loài, một bên là loài săn mồi, một bên là mồi cho loài kia săn. Sản lượng đánh bắt cá hàng năm cung cấp cho ta số liệu khá chính xác về sự biến thiên của quần thể cá mâp (con săn mồi) và cá mòi (con mồi). Khi quần thể con mồi tăng, do thực phẩm dồi dào hơn, quần thể con săn mồi cũng tăng. Nhưng khi có nhiều con săn mồi quá thì số lượng con mồi sẽ giảm và kéo theo số lượng con săn mồi cũng giảm. Quần thể con săn mồi và con mồi phụ thuộc vào nhau và biến thiên theo một hệ phương trình vi phân phi tuyến, gọi là phương trình Lotka-Volterra.

Phương trình Lotka-Volterra được mô tả từ đầu thế kỷ trước và đã được nghiên cứu rất nhiều. Vấn đề mà ông Berestycki đề cập tới có thêm một yếu tố phức tạp hơn đó là mức độ cạnh tranh giữa các con săn mồi. Hiển nhiên khi có sự hợp tác giữa các con săn mồi, việc đi săn trở nên hiệu quả hơn, cho nên số con săn mồi cũng tăng lên. Kết luận đáng ngạc nhiên hơn là khi các con săn mồi không hợp tác với nhau mà tạo thành từng đàn có hành vị thù địch, thậm chí tiêu diệt lẫn nhau thì cả quần thể săn mồi và quần thể mồi đều tăng. Điều này được lý giải bằng phương trình toán học. Trong thực tế, việc hình thành các đàn săn mồi có hành vi thù địch với nhau tạo nên những khoảng trống giữa các khu vực sinh sống của mỗi đàn mà ở đó quần thể mồi sinh sôi nảy nở rất mạnh và cũng nhờ đó mà các con săn mồi cũng có nhiều thức ăn hơn.

Như vậy yếu tố cạnh tranh, thù địch trong cùng một loài săn mồi hoá ra là rất có lợi về mặt sinh học. Câu hỏi đặt ra là con người nên cư xử với nhau theo cách có lợi về mặt sinh học, hay nên cư xử với nhau như con người.

Nguồn[sửa]