Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Hướng dẫn xây dựng Giáo án Điện tử trên VLOS
Từ VLOS
tôi đang muốn có ý định xây dưng Giao An điện tử
nhưng chưa biết xây dựng ra sao rất mong nhận được sự gợi ý xây dựng ra sao.
- Sẽ phải khởi đầu thế nào đây?
- Phải dùng phần mềm nào? và dùng như thế nào?
mong chỉ giáo giúp?
Thank!
- Nhân câu hỏi của bạn trongtung227 trên Edu.Net hỏi về các bước cơ bản để xây dựng Giáo án Điện tử, tôi xin gợi ý một số điểm sau:
- Giáo án Điện tử là gì? Là một bản kế hoạch lên lớp của giáo viên được xây dựng bằng phần mềm tin học. Cần phải phân biệt Giáo án Điện tử với Bài giảng Điện tử là những tập tin có chức năng chuyển tải nội dung giáo dục đến học sinh. Như vậy, bài giảng là công cụ tương tác giữa người học và người dạy để thực hiện các mục tiêu của giáo án. Xét về mặt hình thức, Giáo án Điện tử có thể là trang văn bản hay một file html với các đường liên kết trực tuyến.
- Dùng phần mềm gì và dùng như thế nào để xây dựng Bài giảng Điện tử? Sự lựa chọn số 1 cho một GV thuộc một trường có điều kiện máy chiếu (projector) và PC thì là PowerPoint. Với các trường không có điều kiện như vậy thì có thể in bài giảng ra tờ giấy trong và chiếu lên máy overhead projector. Nếu trường có điều kiện tối thiểu thì GV có thể in bài giảng ra các tờ giấy A4 phát cho HS/SV và một số tờ A1/A0 để treo như poster để làm công cụ giảng dạy trong giờ học.
- Phần mềm nào mạnh nhất để xây dựng Giáo án Điện tử? Nếu nói một công cụ giáo án Điện tử mạnh nhất mà một cơ sở đào tạo phải nghĩ đến để xây dựng cho dự án Giáo án Điện tử của mình chính là các file html trực tuyến hay ngắn gọn là các website. Bởi vì trên những file html, nội dung bài giảng có thể liên kết trực tiếp với nguồn cơ sở dữ liệu khổng lồ trên internet, các giáo viên, học sinh và người quan tâm có thể tương tác với nhau vượt qua các khoảng cách địa lý. Có rất nhiều công ty thiết kế nhiều phần mềm thương mại để hỗ trợ giáo viên. Tôi sẽ trình bày phía dưới một số lý do tại sao nên chọn Thư viện Khoa học VLOS làm nơi lưu trữ, thảo luận và chuẩn hóa các giáo án như vậy.
-
Sẽ
phải
khởi
đầu
như
thế
nào
đây?
- Vạch ra đề cương chi tiết những mục tiêu giáo dục, thông tin và thời lượng dành để truyền tải, tiến trình và phương tiện giáo dục mà bạn muốn sử dụng cùng với các hình thức truyền tải.
- Tìm nguyên liệu cho bài giảng (phương tiện giáo dục), đó là những hình ảnh, hình động hay đoạn phim minh họa lý thuyết. Tuy nhiên, một bài giảng tiêu chuẩn nên phải đảm bảo tính gọn nhẹ (file nhỏ), linh hoạt nhiều môi trường (có thể in ra giấy mà HS vẫn hiểu, ko phải bận tâm xem PC có phải cài chương trình tương thích mới chạy được file giáo án .v.v) do đó hình ảnh luôn được lựa chọn số 1. Các loại hình khác cần phải giảm thiểu tối đa.
- Tìm môi trường thích hợp để xây dựng bản thảo giáo án. Có trao đổi với những GV, HS và những chuyên gia một cách thường xuyên. Ở đây tôi minh họa sử dụng website VLOS.
- Hoàn thiện giáo án và trình diễn bài giảng điện tử thử nghiệm trên lớp, tiếp nhận và xử lý các phản hồi từ HS.
-
Tại
sao
lại
nên
chọn
VLOS?.
Vì
VLOS
có
những
tính
năng
sau:
- Một website có server mạnh, ổn định. Bạn có thể truy cập và soạn thảo giáo án ở bất kỳ một máy tính có kết nối internet nào mà ko cần phải cài đặt thêm phần mềm gì (trình duyệt IE, Mozilla luôn có trên các máy tính nối internet).
- Một site html có thể tạo liên kết đến mọi nguồn tài nguyên trên internet trong đó đặc biệt thích hợp các các dữ liệu trên Wikipedia.
- Một môi trường mà các GV, HS, chuyên gia tư vấn có thể dễ dàng trao đổi với nhau. Mỗi một trang viết trên VLOS đều có phần trao đổi là nơi bạn có thể thảo luận về đề tài trang viết mà không làm vỡ đi kết câu trang chính (tính năng này hơn ở 4rum). Ngoài ra, bạn có thể nhắn tin và nhận tin đến từng thành viên cụ thể.
- Mỗi bài viết có thể 1) soạn thảo dễ dàng như ở Word (hướng dẫn), 2) các hình ảnh, bảng biểu có thể tải lên, chèn và sắp xếp theo ý muốn (hình ảnh, bảng biểu), 3) cấu trúc liền mạch thành một tập bài giảng hoặc một cuốn sách (xem những bài giảng minh họa phía dưới), 4) bộ gõ tiếng Việt đã tích hợp sẵn trên website (hướng dẫn), 5) tải lên các video, file swf và giới thiệu vào bài giảng dễ dàng (hướng dẫn), 6) công thức Toán có thể được gõ bằng phần mềm LaTeX có sẵn (hướng dẫn), 7) tạo liên kết đến các mục từ trên Wikipedia các ngôn ngữ hoặc liên kết với các website khác (hướng dẫn).
- Đặc biệt, các GV có thể cùng nhau xây dựng một giáo án điện tử. Đây là điểm mạnh nhất của mã wiki trên VLOS. Bạn có thể hợp tác với các giáo viên ở các trường khác, thậm chí nhận sự hỗ trợ của các chuyên gia đang ở nước ngoài để xây dựng thành công giáo án của mình.
- Một tính năng đặc biệt khác là các tư liệu giáo dục dành cho bài giảng của bạn có được sắp xếp vào các thư mục khác nhau tùy thuộc bộ môn giảng dạy, nhóm tác giả và cơ quan chủ quản, năm xây dựng .v.v. Do đó, người quan tâm có thể dễ dàng tìm đến và bổ sung vào bài giảng (hướng dẫn).
- Bạn chỉ mất chưa đến 1 phút để tham gia vào Thư viện VLOS với đầy đủ tính năng (hướng dẫn).
- Hãy xem VLOS:Chào mừng người mới đến và VLOS:Sách hướng dẫn để tìm hiểu thêm về các tính năng khác.
- Thí dụ về giáo án điện tử trên VLOS:
-
Hãy
xem
một
số
bài
giảng,
giáo
trình
và
tài
liệu
điện
tử
khác:
- Bài giảng Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nguyễn Thị Thanh Hoa
- Đại số 10, Nguyễn Thế Phúc
- Hình học 10, Nguyễn Thế Phúc
- Địa lý 12, Nguyễn Mạnh Hùng
- Di truyền học, Huỳnh Như Ngọc Hiển
- Giáo trình Phạn văn I, Đỗ Quốc Bảo
Lưu ý: Bạn không nhất thiết phải soạn thảo trước trên máy tính ở nhà rồi mới viết trên VLOS. Hãy viết những dòng giáo án đầu tiên trực tiếp trên VLOS để mọi người có thể hỗ trợ bạn tốt nhất. Hãy xem phần Lịch sử của từng bài viết để biết mọi người đã sửa bài của bạn như thế nào để mà học hỏi thêm.