Đánh giá quá trình

Từ VLOS
(đổi hướng từ Đánh giá qúa trình)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Theo tài liệu tập huấn môn Toán[sửa]

Đánh giá quá trình là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động giảng dạy môn học/khoá học, cung cấp thông tin phản hồi cho GV nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động hướng dẫn, giảng dạy. Đánh giá quá trình thường được thực hiện trong quá trình giảng dạy môn học/hay khoá học/lớp học. Đánh giá quá trình, còn được gọi là "Đánh giá giáo dục" được thực hiện để hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đánh giá quá trình có thể do GV hoặc đồng nghiệp hay do người học cùng thực hiện, cung cấp thông tin phản hồi về hoạt động học tập của người học và không nhất thiết được sử dụng cho mục đích xếp hạng, phân loại.

Khi sử dụng khái niệm đánh giá quá trình để chỉ những hoạt động GDPT được thực hiện trong quá trình dạy học, có ý nghĩa phân biệt với những hoạt động GDPT trước khi bắt đầu quá trình dạy học một môn học nào đó (placement assessment - Đánh giá sơ khởi/Đánh giá xếp lớp) hoặc sau khi kết thúc quá trình dạy học môn học này (summative assessment - Đánh giá tổng kết). Đánh giá quá trình cung cấp thông tin phản hồi cho GV và HS, mối quan tâm của đánh giá quá trình là hiệu quả của hoạt động dạy học trong việc phát triển khả năng của người học, chứ không phải là việc chứng minh HS đã đạt được một mức độ thành tích nào đó.

Trong đánh giá quá trình, việc thu thập thông tin hoặc dữ liệu về hoạt động học tập của người học trong lớp được sử dụng để cải thiện hoạt động dạy và hoạt động học. Đánh giá quá trình không nhằm mục đích đưa ra kết luận về kết quả giáo dục cuối cùng của từng HS mà tập trung vào việc tìm ra những nhân tố tác động đến kết quả giáo dục của HS để có những giải pháp kịp thời, đúng lúc, giúp cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục, dạy học.

Đánh giá quá trình còn giúp chuẩn đoán hoặc đo kiến thức và kĩ năng hiện tại của HS nhằm xác định hoặc điều chỉnh một CT học tương lai cho phù hợp.

Trong một môi trường giáo dục, đánh giá quá trình có thể lả việc người GV hoặc chính người học cung cấp thông tin phản hồi về việc học tập của người học và không nhất thiết dẫn tới việc cho điểm. Đánh giá quá trình mang tính dự đoán.

Đánh giá quá trinh cung cấp thông tin phản hồi cho người học về mức độ nắm vững thông tin của họ, và những lĩnh vực cần cải thiện, đồng thời giúp GV thiết kế phương pháp giảng dạy phù hợp hon. Việc đánh giá thậm chí trở nên ý nghĩa và phù hợp hơn nếu người học cùng tham gia đánh giá chính bản thân mình. Khi người học đảm nhận vai trò tích cực trong việc xây dựng tiêu chí chấm điểm, tự đánh giá, và đề ra mục tiêu, điều đó cũng có nghĩa là người học sẵn sàng chấp nhận cách thức đã được xây dựng để đánh giá khả năng học tập của họ.

Môt số đặc điểm của đánh giá quá trình[sửa]

- Việc đề ra mục tiêu ngắn hạn (nếu có thể thì kết hợp với người học) được thực sự hiểu rõ vả có kèm theo hướng dẫn phù họp;

- Các nhiệm vụ được đề ra nhằm mục đích mở rộng, nâng cao hoạt động học tập;

- Việc chấm điểm /cung cấp thông tin phản hồi chỉ ra các nội dung cần chỉnh sửa, đồng thời đưa ra lời khuyên cho hành động tiếp theo (ngay trước mắt) thông qua đối thoại thường xuyên;

- Đánh giá quá trình nhấn mạnh đến tự đánh giá mửc độ đáp ứng các tiêu chí của bài học và phương hướng cải thiện để đáp ứng tốt hơn nữa.

Một số cách thức đánh giá quá trình[sửa]

Nhằm cung cấp cho người học và GV những thông tin họ cần để cải thiện kết quả học tập:

- Cách thức tìm hiểu nhu cầu của người học, thông qua những phiếu hỏi, bảng kiểm, trả lời nhanh những câu hỏi mở, động não.

- Cách khích lệ tự định hướng, như tự suy ngẫm, tự đánh giá, thông tin phản hồi của bạn bè vả học tập hợp tác;

- Cách giám sát sự tiến bộ, như dự giờ, nhật kí học tập, kế hoạch học tập, sổ theo dõi học tập;

- Cách KT sự hiểu biết, như hồ sơ học tập, phiếu KT, phiếu quan sát, chuyên san, phỏng vấn, và chất vấn.

Theo tài liệu tập huấn môn Vật lý[sửa]

Đánh giá quá trình được sử dụng trong suốt thời gian học của môn học. Cách đánh giá này là việc GV hoặc HS cung cấp thông tin phản hồi về hoạt động học của người học, giúp GV điều chỉnh hoạt động dạy phù hợp hơn, giúp HS có được các thông tin về hoạt động học và từ đó cải thiện những tồn tại. Việc đánh giá quá trình có ý nghĩa hơn, nếu HS cùng tham gia đánh giá chính bản thân mình vì khi HS đảm nhận vai trò tích cực trong việc xây dựng tiêu chí chầm điểm, tự đánh giá và đề ra mục tiêu thì tức là HS đã sẵn sàng chấp nhận cách thức đã được xây dựng để đánh giá khả năng học tập của họ.

Một số đặc điểm của đánh giá quá trình[sửa]

  1. Các mục tiêu học tập phải được đề ra rõ ràng, phù hợp
  2. Các nhiệm vụ học tập cần hướng tới việc mở rộng, nâng cao hoạt động học tập.
  3. Việc chấm điểm hoặc cung cấp thông tin phản hồi chỉ ra các nội dung cần chỉnh sửa, đồng thời đưa ra lời khuyên cho các hành động tiếp theo.
  4. Đánh giá quá trình nhấn mạnh đến tự đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí của bài học và phương hướng cải thiện để đáp ứng tốt hơn.

Một số cách thức đánh giá quá trình[sửa]

  • Cách đánh giá nhu cầu của người học
  • Cách khích lệ tự định hướng, như tự đánh giá, thông tin phản hồi từ bạn bè và học tập hợp tác.
  • Cách giám sát sự tiến bộ.
  • Cách kiểm tra sự hiểu biết.

Theo tài liệu tập huấn môn Hóa[sửa]

Thứ nhất, đánh giá quá trình được thiết kế để phản hồi cho học sinh tiến bộ của họ đối với việc hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ. Đánh giá quá trình nhằm thu thập thông tin về việc học của học sinh trong quá trình học tập để cải thiện việc học.

Thứ hai, đánh giá quá trình được thiết kế để cung cấp cho giáo viên và học sinh phản hồi hữu ích về những gì học sinh đã học để các hoạt động học trong tương lai có thể giúp xác định rõ hơn điểm mạnh và điểm yếu của học sinh để cải thiện việc học. Kết quả của đánh giá quá trình sẽ gợi ý cho những bước tiếp theo của việc dạy (điều chỉnh phương pháp dạy) của GV và việc học (thay đổi phong cách học) của HS.

Thứ ba, đánh giá quá trình là quá trình hai chiều giữa giáo viên và học sinh nhằm tăng cường nhận thức và phản hồi đối với việc học. Việc đánh giá mang tính 'hình thành' khi phản hồi từ hoạt động học được sử dụng để điều chỉnh việc dạy cho phù hợp với nhu cầu của người học. Những quá trình này có thể giúp học sinh kiểm soát được việc học của mình. Mục đích của đánh giá quá trình là tăng cường việc học chứ không phải cho điểm và phân loại HS.

Thứ tư, nhấn mạnh đánh giá quá trình để xác định xem học sinh đang tiến bộ đến đâu so với chuẩn đầu ra đã qui định của chương trình, loại đánh giá này có thể kịp thời nhận được các tin tức phản hồi, kịp thời điều tiết kiểm soát nhằm thu gọn khoảng cách giữa quá trình dạy học và mục tiêu đặt ra. Kết quả đánh giá này cần được sử dụng để xác định các ưu tiên trong việc hướng dẫn học sinh học tập và điều chỉnh chương trình giảng dạy. Theo dõi tiến độ của học sinh hàng ngày, hàng tuần.

Thứ năm, đánh giá quá trình có thể thực hiện đơn giản, không chính thức như kiểm tra sự hiểu biết tại lớp, kiểm tra bài tập ở nhà, hoặc cũng có thể là một bài kiểm tra chính thức cuối chương. Cho dù ở hình thức nào, đều phải đảm bảo đo lường theo chuẩn đầu ra và cung cấp cơ sở giúp giáo viên trả lời một số câu hỏi như: Có nên giảng dạy tiếp hay dành nhiều thời gian để hướng dẫn lại? Học sinh có thể thực hành những gì đã học một cách độc lập hay cần phải hướng dẫn thêm? Có thể đẩy nhanh kế hoạch hướng dẫn cho một số hoặc tất cả học sinh, và nếu như vậy, cách tốt nhất để làm điều đó là gì?...

Ví dụ: Khi bắt đầu các tiết dạy, GV thường đặt các câu hỏi kiểm tra bài cũ để xác định xem HS hiểu các nội dung cũ đến đâu và có quyết định dạy bài mới theo cách nào? Hoặc trong quá trình giảng dạy, sau mỗi khái niệm hay một kiến thức GV thường đặt các câu hỏi, đưa ra các tình huống để kiểm tra xem HS đã hiểu điều GV yêu cầu chưa? Hoặc sử dụng các bài kiểm tra viết 15', 30'.

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.