Cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn Toán THPT 2009-2010
Mục lục
Phần chung dành cho tất cả thí sinh: (7 điểm)[sửa]
Câu I (3 điểm):
- Khảo sát, vẽ đồ thị của hàm số.
- Các bài toán liên quan đến ứng dụng của đạo hàm và đồ thị của hàm số:
- chiều biến thiên của hàm số;
- cực trị;
- tiếp tuyến;
- tiệm cận (đứng và ngang) của đồ thị hàm số;
- tìm trên đồ thị những điểm có tính chất cho trước;
- tương giao giữa hai đồ thị (một trong hai đồ thị là đường thẳng);...
Câu II (3 điểm):
- Hàm số, phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit.
- Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số.
- Tìm nguyên hàm, tính tích phân.
- Bài toán tổng hợp.
Câu III (1 điểm):
Hình học không gian (tổng hợp): Diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay, hình trụ tròn xoay; tính thể tích khối lăng trụ, khối chóp, khối nón tròn xoay, khối trụ tròn xoay; diện tích mặt cầu và thể tích khối cầu.
Phần riêng (3 điểm):[sửa]
Thí sinh học chỉ được làm một trong hai phần (phần 1 hoặc 2)
Theo chương trình Chuẩn:[sửa]
Câu IV.a (2 điểm):
Nội dung kiến thức: Phương pháp tọa độ trong không gian:
- Xác định tọa độ của điểm, vectơ.
- Mặt cầu.
- Viết phương trình mặt phẳng, đường thẳng.
- Tính góc, tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng. Vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.
Câu V.a (1 điểm):
Nội dung kiến thức:
- Số phức: môđun của số phức, các phép toán trên số phức; căn bậc hai của số thực âm; phương trình bậc hai hệ số thực có biệt thức Δ âm.
- Ứng dụng của tích phân: tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay.
Theo chương trình nâng cao:[sửa]
Câu IV.b (2 điểm):
Nội dung kiến thức: Phương pháp tọa độ trong không gian:
- Xác định tọa độ của điểm, vectơ.
- Mặt cầu.
- Viết phương trình mặt phẳng, đường thẳng.
- Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng, mặt phẳng; khoảng cách giữa hai đường thẳng; vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.
Câu V.b (1 điểm):
Nội dung kiến thức:
- Số phức: Môđun của số phức, các phép toán trên số phức; căn bậc hai của số phức; phương trình bậc hai với hệ số phức; dạng lượng giác của số phức.
- Đồ thị hàm phân thức hữu tỉ dạng và một số yếu tố liên quan.
- Sự tiếp xúc của hai đường cong.
- Hệ phương trình mũ và lôgarit.
- Ứng dụng của tích phân: tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay.
Xem thêm[sửa]
- Ôn tập Tốt nghiệp THPT 2009-2010/Khảo sát hàm số và các bài toán liên quan/6
- Ôn tập Tốt nghiệp THPT 2009-2010/Khảo sát hàm số và các bài toán liên quan/5
- Ôn tập Tốt nghiệp THPT 2009-2010/Khảo sát hàm số và các bài toán liên quan/3
- Ôn tập Tốt nghiệp THPT 2009-2010/Khảo sát hàm số và các bài toán liên quan/2
- Ôn tập Tốt nghiệp THPT 2009-2010/Khảo sát hàm số và các bài toán liên quan/1
- Số phức trong các kì thi tốt nghiệp THPT
- Ôn tập Tốt nghiệp THPT 2009-2010/Số phức
- Nguyên hàm, tích phân, ứng dụng trong các kì thi tốt nghiệp THPT
- Ôn tập Tốt nghiệp THPT 2009-2010/Nguyên hàm, tích phân, ứng dụng
- Phương pháp tọa độ trong không gian trong các kì thi tốt nghiệp THPT
- « Mới nhất
- ‹ Mới hơn
- Cũ hơn ›
Bài liên quan
Liên kết đến đây
- Ôn tập Tốt nghiệp THPT 2009-2010
- Ôn tập Tốt nghiệp THPT 2009-2010/Khảo sát hàm số và các bài toán liên quan
- Ôn tập Tốt nghiệp THPT 2009-2010/Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số
- Ôn tập Tốt nghiệp THPT 2009-2010/Hàm số, phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit
- Ôn tập Tốt nghiệp THPT 2009-2010/Hình học không gian tổng hợp
- Ôn tập Tốt nghiệp THPT 2009-2010/Phương pháp tọa độ trong không gian
- Ôn tập Tốt nghiệp THPT 2009-2010/Nguyên hàm, tích phân, ứng dụng
- Ôn tập Tốt nghiệp THPT 2009-2010/Số phức