Giáo án Vật lý 11/Bài Định luật Culông
Tiết 1: ĐIỆN TÍCH – ĐỊNH LUẬT COULOMB
Mục lục
I.MỤC TIÊU:[sửa]
1) Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm điện tích điểm, đặc điểm tương tác giữa các điện tích, nội dung chính của định luật Coulomb, ý nghĩa của hằng số điện môi.
- Lấy được ví dụ về tương tác giữa các vật điện được coi là điện tích điểm.
- Biết cấu tạo và hoạt động của cân xoắn.
2) Kỹ năng:
- Xác định được phương chiều của lực Coulomb
- Giải được bài toán về tương tác điện.
- Làm cho vật nhiễm điện do cọ xát.
II.CHUẨN BỊ:[sửa]
Giáo viên:[sửa]
- Đọc SGK 7 và lớp 9 để biết học sinh đã được học gì về điện tích và tương tác điện.
- Đọc trước bài và các tài liệu có liên quan.
- Chuẩn bị các thiết bị dạy học cần thiết (nếu có): (Máy phát tĩnh điện, dụng cụ thí nghiệm theo hình 1.1; 1.2 …)
- Một số câu hỏi và câu trắc nghiệm theo từng chủ đề của bài.
DỰ KIẾN NỘI DUNG GHI BẢNG:
Bài 1: Điện tích – Định luật Coulomb 1) Sự nhiễm điện của các vật: - Một vật có khả năng hút được các vật nhẹ như mẩu giấy, sợi bông, … ta nói vật đó bị nhiễm điện. - Có thể làm cho một vật nhiễm điện bằng cách: cọ xát với vật khác, tiếp xúc với vật đã nhiễm điện. 2) Điện tích, Điện tích điểm: - Điện tích: vật nhiễm điện (vật mang điện) - Điện và điện tích tương tự như khối lượng và quán tính của vật. - Điện tích điểm: tương tự như chất điểm. 3) Định luật Coulomb. Hằng số điện môi a/ Định luật:
Trong đó:
4) Tương tác của hai điện tích trong điện môi: - Điện môi là chất cách điện. - Trong điện môi có hằng số điện môi là : (giảm đi lần so với trong chân không) - Hằng số điện môi của một môi trường cho biết: khi đặt các điện tích trong môi trường đó thì lực tương tác giữa chúng giảm đi bao nhiêu lần so với khi chúng đặt trong chân không. |
Học sinh:[sửa]
- Đọc lại SGK 7 và lớp 9 để ôn lại các kiến thức đã học.
- Xem trước bài mới và chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như: giấy vụn, thước mica…
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:[sửa]
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự nhiễm điện – Điện tích, tương tác điện:
Hoạt động của học sinh |
Trợ giúp của giáo viên |
Trả lời các câu hỏi: - Cọ xát với vật khác. - Có thể hút được các vật nhẹ như mẩu giấy, sợi bông… - Làm thí nghiệm. Khẳng định lại kiến thức. - Đọc SGK và trả lời. |
Nêu một số câu hỏi: - Người ta có thể làm gì để nhiễm điện cho vật? - Biểu hiện của một vật bị nhiễm điện? - Hướng dẫn học sinh làm một vài thí nghiệm dơn giản để chứng minh điều đó. - Điện tích là gì? Có mấy loại điện tích? Tương tác của chúng như thế nào? |
Hoạt động 2: Tìm hiểu tương tác giữa hai điện tích điểm:
- Quan sát hình vẽ và trả lời. - Nêu các kết quả thí nghiệm của Coulomb tìm được về sự phụ thuộc của lực tương tác giữa hai điện tích và khoảng cách giữa chúng - Nêu nội dung định luật và ý nghĩa, đơn vị của các đại lượng trong biểu thức. - Vẽ hình biểu diễn tương tác của hai điện tích cùng dấu, trái dấu. |
- Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ 1.3 và tìm hiểu cấu tạo và cách sử dụng của cân xoắn. - Hướng dẫn học sinh phân tích các kết quả thí nghiệm của Coulomb. Khái quát hóa để đi đến nội dung và biểu thức định luật. - Yêu cầu học sinh phát biểu nội dung định luật dựa vào dạng của biểu thức. - Hướng dẫn học sinh vẽ hình. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu tương tác giữa hai điện tích trong điện môi:
- Lấy ví dụ về chất cách điện. - Giới thiệu kết quả thực nghiệm. - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa hằng số điện môi. |
- Giới thiệu điện môi là chất cách điện. - Tìm hiểu kết quả thực nghiệm về tương tác giữa các điện tích trong điện môi đồng chất. - Tìm hiểu ý nghĩa của hằng số điện môi. |
Hoạt động 4: Vận dụng – Củng cố:
- Trả lời các câu hỏi. - Đưa ra câu trả lời đúng. |
- Đặt câu hỏi theo từng chủ đề của bài. - Cho học sinh thảo luận để trả lời các câu trắc nghiệm SGK trang 9, 10. |
Hoạt động 5: Giao nhiệm vụ về nhà:
- Ghi bài tập và câu hỏi về nhà. - Ghi những chuẩn bị cần thiết. |
- Yêu cầu học sinh giải các bài tập trang 10 SGK và sách bài tập. - Dặn dò những chuẩn bị cho bài sau. + Xem bài mới + Xem lại cấu tạo nguyên tử VL7 và H10 |
Rút kinh nghiệm:[sửa]
Các bài khác[sửa]
Học kỳ I[sửa]
Chương I: Điện tích, điện trường[sửa]
Tiết 1 | Bài Định luật Culông |
Tiết 2 | Bài Thuyết êlêctrôn. Định luật bảo toàn điện tích |
Tiết 3 | Bài tập Thuyết êlêctrôn. Định luật bảo toàn điện tích |
Tiết 4+5 | Bài Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện |
Tiết 6 | Bài tập Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện |
Tiết 7 | Bài Công của lực điện |
Tiết 8 | Bài Điện thế. Hiệu điện thế |
Tiết 9 | Bài Tụ điện |
Tiết 10 | Bài tập Tụ điện |
Chương II: Dòng điện không đổi[sửa]
Chương III: Dòng điện trong các môi trường[sửa]
Tiết 25 | Bài Dòng điện trong kim loại |
Tiết 26+27 | Bài Dòng điện trong chất điện phân |
Tiết 28 | Bài tập Dòng điện trong chất điện phân |
Tiết 29+30 | Bài Dòng điện trong chất khí |
Tiết 31 | Bài Dòng điện trong chân không |
Tiết 32+33 | Bài Dòng điện trong chất bán dẫn |
Tiết 34 | Bài tập Dòng điện trong chất bán dẫn |
Tiết 35 | Bài Kiểm tra học kỳ I |
Học kỳ II[sửa]
Tiết 36+37 | Bài Thực hành: Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điôt bán dẫn và đặc tính khuếch đại của tranzito |
Chương IV: Từ trường[sửa]
Tiết 38 | Bài Từ trường |
Tiết 39 | Bài Lực từ. Cảm ứng từ |
Tiết 40 | Bài tập Lực từ. Cảm ứng từ |
Tiết 41 | Bài Từ trường của dòng điện trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt |
Tiết 42 | Bài Lực Lorenxơ |
Tiết 43 | Bài tập Lực Lorenxơ |
Chương V: Cảm ứng điện từ[sửa]
Tiết 44+45 | Bài Từ thông. Cảm ứng điện từ |
Tiết 46 | Bài tập Từ thông. Cảm ứng điện từ |
Tiết 47 | Bài Suất điện động cảm ứng |
Tiết 48 | Bài Tự cảm |
Tiết 49 | Bài tập Tự cảm |
Tiết 50 | Bài Kiểm tra 1 tiết Cảm ứng điện từ |
Chương VI: Khúc xạ ánh sáng[sửa]
Tiết 51 | Bài Khúc xạ ánh sáng |
Tiết 52 | Bài tập Khúc xạ ánh sáng |
Tiết 53 | Bài Phản xạ toàn phần |
Tiết 54 | Bài tập Phản xạ toàn phần |
Chương VII: Mắt và các dụng cụ quang học[sửa]
Tiết 55 | Bài Lăng kính |
Tiết 56 | Bài tập Lăng kính |
Tiết 57+58 | Bài Thấu kính mỏng |
Tiết 59 | Bài tập Thấu kính mỏng |
Tiết 60 | Bài Giải bài toán về hệ thấu kính |
Tiết 61 | Bài Mắt |
Tiết 62 | Bài tập Mắt |
Tiết 63 | Bài Kính lúp |
Tiết 64 | Bài tập Kính lúp |
Tiết 65 | Bài Kính hiển vi |
Tiết 66 | Bài Kính thiên văn |
Tiết 67 | Bài tập Kính thiên văn |
Tiết 68+68 | Bài Thực hành: Xác định tiêu cự của thấu kính phân kỳ |
Tiết 70 | Bài Kiểm tra học kỳ II |
Nguồn[sửa]
Thảo luận[sửa]
Liên kết đến đây
- Giáo án Vật lý 11
- Giáo án Vật lý 11/Bài Thuyết êlêctrôn. Định luật bảo toàn điện tích
- Giáo án Vật lý 11/Bài tập Thuyết êlêctrôn. Định luật bảo toàn điện tích
- Giáo án Vật lý 11/Bài Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện
- Giáo án Vật lý 11/Bài tập Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện
- Giáo án Vật lý 11/Bài Công của lực điện
- Giáo án Vật lý 11/Bài Điện thế. Hiệu điện thế
- Giáo án Vật lý 11/Bài Tụ điện
- Giáo án Vật lý 11/Bài tập Tụ điện
- Giáo án Vật lý 11/Bài Dòng điện không đổi. Nguồn điện
- Xem thêm liên kết đến trang này.