Khẳng định chính mình/Báo thù

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

 Mục lục - Lời nói đầu - Tự thuật

 

Chương: 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 -19 - 20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32

BÁO THÙ

Chiều qua, hai ba con mình cùng thi đấu bóng rổ trong sân nhà, ban đầu cả hai lúc thắng, lúc thua, nhưng khi ba áp đảo con với tỷ số 11:6 thì con bắt đầu cuống. Mỗi khi ném không trúng, con lại giậm chân trách mình; và khi ba phát sóng vào lưới, con lại thở ngắn than dài và hỏi có phải ba đã uống thuốc tăng lực không? Và như vậy, con càng phát bóng thì càng không chuẩn, thậm chí mấy lần phát bóng sang tận sân nhà hàng xóm.

Cuối cùng, ba đã thắng với tỉ số 20:9. Lúc vào nhà, ba nghe thấy tiếng con nói lớn: “Tức cười thật! Hôm nay làm sao thế này? Mình không tin là mình phát bóng kém!”

Ba ngồi trong nhà uống cà phê, nhìn con tập tiếp. Ban đầu con thay quần soóc, sau đó cởi cả áo khoác ngoài, ra sức tập, chạy đi chạy lại dưới ánh đèn mờ, lúc lúc lại lấy vòi nước phun lên khắp nguời. Ba hỏi con có cần bôi thuốc chống muỗi, kẻo muỗi đốt đầy nguời. Con lắc đầu cười gượng gạo: “Không ạ! Hôm nay con quyết phải phát trúng 10 quả, nếu không con dứt khoát không đi ngủ!”

Không biết ông nội con không kiên nhẫn thêm nữa hay thực sự muốn ra sân, ông châm một điếu thuốc, vừa hút vừa đứng bên cạnh xem con tập, mẹ con cũng bế em đứng bên cửa sổ xem. Chỉ có điều bóng của con càng phát càng chệch, không những không trúng mà bóng còn liên tục bị bay vào cánh rừng sau mảnh vườn nhà, do con phát bóng quá mạnh tay. “Mất! Em con kêu lên khi con chui vào rừng nhặt bóng. “Còn! Khi con cầm bóng chui ra, em con lại sung sướng hò reo.

Và cứ như vậy, điệp khúc “mất”, “còn”, “mất”, “còn”, cứ lặp đi lặp lại cho đến khi em con đi ngủ mới thôi, còn con thì mồ hôi mồ kê nhễ nhại, gò lưng ra chạy…

Nói thật lòng, ba rất xót xa, sợ con mệt quá.

Thế nhưng ba cũng cảm thấy vui thầm, ba nhận thấy chính sự cay cú “không tin mình không thể thắng” sẽ là động lực giúp con thành công trong tương lai. Trên thế giới có rất nhiều thành tựu vĩ đại đều bắt nguồn từ suy nghĩ “không chịu thua” đó.

Đương nhiên, cũng có rất nhiều nguời chỉ vì không chịu thua nên đã không bình tĩnh tự kiểm điểm lại mình. Kết quả là càng cố càng cuống, đến mức “binh bại như sơn đảo”, không những bị thua thực sự mà thậm chí còn không gượng dậy được nữa.

Rất nhiều kẻ chỉ biết được đối phương có cá tính “Không chịu thua”, bèn sử dụng phương pháp khích tướng, khiến đối phương mất hết lí trí, rơi vào vũng bùn ngày một trầm trọng!

Khi Hạng Vũ thất bại, phải rút binh về Ô Giang, tại sao các binh sỹ của Lưu Bang lại hát Bài ca nước Sở? Vì đó là bài hát cố hương của Hạng Vũ và binh lính đi cùng!

Hát bài hát cố hương của kẻ địch, mục đích không phải để cho kẻ địch thấy thương cảm, nhớ quê, mà là có ý đả kích mỉa mai. Chính vì họ hiểu rất rõ cá tính của Hạng Vũ nên mới dùng chiêu đó để đánh vào tim đối phương. Quả nhiên khi mọi nguời khuyên Hạng Vũ nên sang sông, chờ cơ hội làm lại từ đầu thì Hạng Vũ đã cảm thấy xấu hổ khi trở về gặp lại các bô lão Giang Đông nên đã rút gươm tự vẫn!

Rất nhiều nguời khi đọc đến đoạn này đều nói, nếu đổi Lưu Bang ở vào vị trí của Hạng Vũ thì chắc chắn Lưu Bang sẽ sang sông và có khi sẽ chuyển bại thành thắng!

Nói như vậy có nghĩa là sự thất bại của Hạng Vũ là do cá tính cố chấp, không chịu thừa nhận thực tế thất bại đó sao?

Trên thế gian cũng có những nguời càng gặp khó khăn trắc trở thì càng trở nên kiên định; càng bị quở trách giày vò, càng trở nên thanh thản nhẹ nhõm, vì họ vốn thường bị áp lực về tâm lý. Như trường hợp của Trương Đức Bồi, khi Pháp công bố giải quán quân, anh lâm vào tình trạng suy sụp, lúc đó có nguời nói nguyên nhân là do sức khỏe không được tốt, nhưng thực ra là do áp lực tâm lý quá lớn.

Thế nhưng khi tham gia thi đấu ở giải thế giới diễn ra tại Mỹ, mặc dù chân bị chuột rút, nhưng càng đau anh càng cố gắng, cuối cùng đã xoay ngược tình thế, đánh bại đối thủ giành giải quán quân. Con còn nhớ lúc đó anh ta nói như thế nào không?

Anh ta đã nói: “Chính vì tôi bị chuột rút, khiến tôi ở trong tình trạng phó mặc, nhưng lúc đó tâm trạng tôi lại hoàn toàn thoải mái, và càng đánh càng thuận tay…”. Ngược lại, đối thủ của anh thấy anh bị chuột rút, đã chủ quan không đề phòng, đến khi kinh ngạc nhận ra áp lực của mình quá lớn thì đã quá muộn để cứu vãn tình thế rồi.

Cũng là chữ “thả lỏng”, nhưng một bên là thả lỏng về tâm lý, một bên là thả lỏng việc đề phòng, nguời biết thả lỏng về tâm lý đã có cơ hội chuyển bại thành thắng.

Vấn đề là, hôm nay khi con thất bại, con có biết tạo tâm lý thỏa mái cho mình không?

Con đã quá tốn sức, một sự tốn sức lãng phí không cần thiết, vì vậy con đã không những không làm xoay chuyển được tình hình, mà thậm chí lại càng thất bại thê thảm hơn. Mà khi đã thất bại, tự trách mình một cách dỗi hờn ấy, liệu có ích gì cho con? Mồ hôi mồ kê nhễ nhại như vậy, ba lo rằng con sẽ bị cảm lạnh, hoặc do cố sức quá, mấy hôm sau con sẽ không thể tiếp tục được!

Như vậy, liệu con có thể đạt được mục đích “báo thù” không?

Mỗi cá nhân phải học cách chấp nhận thất bại. Hãy biết tận dụng thời gian thất bại đó hít thở thật sâu, và tìm cách làm lại từ đầu. Hy vọng con sẽ lấy trận đấu tối qua làm bài học kinh nghiệm cho mình!

À phải rồi, ba muốn hỏi con rằng: Con thực sự muốn phát vào mười quả liên tiếp sao?


Toàn bộ sức lực của cơ thể sẽ được tập trung mỗi khi loại thuốc này phát huy tác dụng. Vì vậy, nguời bình thường uống vào cũng có thể ra một đòn mạnh tương đương các cao thủ võ lâm.


trang trước Báo thù Trang tiếp

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.