Khẳng định chính mình/Sự hoài niệm thường bắt đầu khi đã chia xa

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

 Mục lục - Lời nói đầu - Tự thuật

 

Chương: 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 -19 - 20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32

SỰ HOÀI NIỆM THƯỜNG BẮT ĐẦU KHI ĐÃ CHIA XA[sửa]

Hôm nay ba đến tham quan triễn lãm, hơn 8 giờ tối mới về nhà, vừa bước vào cửa, bà nội con đã chạy ngay ra kể lể: “Thằng cháu nội nó giận dỗi tôi, đến giờ này vẫn không thèm ra ăn cơm”. Quay nguời tiến về phía phòng con, ba còn nghe tiếng bà nội con dặn với theo: “Đừng mắng nó, nó đang sợ đấy!” Quả nhiên con đang ngồi trên ghế, nhìn chằm chằm vào bức tranh, thở hổn hển. Không đợi ba hỏi, con đã kêu toáng lên trước: “Ba xem thế này có tức không chứ, hôm nay mưa tuyết to quá, mẹ đã hứa đến ga xe điện ngầm đón con rồi, thế mà con đợi nửa tiếng vẫn chẳng thấy bóng dáng mẹ đâu. Con gọi điện đến cơ quan mẹ, nguời ta nói mẹ đã đi rất lâu rồi . Con lại gọi đến chỗ ba, cũng chẳng có ai nghe điện thoại. Con không biết hôm nay ba đi tham quan triển lãm, nên gọi điện về nhà. Điện thoại reo mười mấy hồi cũng chẳng có ai nghe cả. Nửa tiếng sau gọi lại vẫn thế. Con hỏi ba như thế sao con lại không lo lắng cơ chứ? Con ngồi chết cóng ở bến đợi, đành phải đi xe buýt về nhà. Con sốt ruột quá, vừa đi vừa đoán già đoán non: “Hay là bà nội ốm phải đưa vào bệnh viện nên cả nhà theo vào đấy luôn. Hay mẹ lái xe đường trơn quá nên xảy ra chuyện gì rồi? Liệu vết thương có nặng không mà bà nội cũng phải theo vào đấy. Con nghĩ nhiều lắm, thậm chí con còn nghĩ đến những tình huống kinh khủng hơn thế nữa cơ!” Con nói vẻ ấm ức rồi chỉ tay ra phía cửa, bà nội đang đứng ngấp nghé ở đó trộm cười: “Thế mà bà còn cười. Vừa xuống xe, con vội lao vào nhà xem đã xảy ra chuyện gì, vừa thở hổn hển, tim tưởng nhảy ra khỏi lồng ngực, thế mà bà nội lại đang ngồi xem tivi, thấy con còn cười, hỏi con có đói không. Con lo sợ muốn chết đi được, còn biết đói làm sao được cơ chứ”. “Cháu thừa biết tai bà nghễnh ngãng, tiếng tivi lại to, làm sao bà nghe thấy tiếng chuông điện thoại”. Bà nội bước vào vười cười vừa nói: “Xe ô tô của mẹ cháu lại hỏng giữa đường, may mà có chú công an giúp mới về được đến nhà, cháu còn trách ai nữa đây?” “Vâng, cháu chẳng trách ai được hết. Chỉ trách cháu hay sợ bóng sợ gió, hay hoảng hốt, thế đã được chưa ạ?”. Mặc dù lời ăn tiếng nói của con không được lễ phép cho lắm, nhưng ba không mắng con, ba kéo bà nội ra ngoài rồi nói với bà: “Giỏi lắm, thằng bé được một phen hú vía rồi!” Thật là tuyệt! Ba tin rằng đây là một kinh nghiệm mà có lẽ cả đời con không bao giờ quên. Nếu là ba, ba cũng sẽ tức giận như thế. Nhưng con làm sao có thể phủ nhận được rằng khi nhìn thấy bà nội bình an ngồi xem tivi, sau đó lại thấy mẹ con về đến nhà an toàn, con lại chẳng thấy trào dâng một niềm vui sướng vô hạn như vừa tỉnh dậy từ một cơn ác mộng vậy sao? Ba hoàn toàn hiểu được tâm trạng ấy của con bởi vì những tình huống như thế, chắc hẳn ba đã gặp nhiều hơn con. Hồi nhỏ, có một buổi chiều, ba đang chơi ngoài cổng thì thấy bà nội con mặt cắt không còn giọt máu bước xuống từ xe ba gác. Lúc ấy ba mới là một đứa trẻ chín tuổi, nhưng bằng linh cảm, ba đã lờ mờ nhận thấy một điều gì đó rất đáng sợ. Sự linh cảm ấy không sai chút nào: Ông nội con qua đời. Từ một cậu quí tử, ba trở thành một đứa trẻ mồ côi cha. Một buổi tối, khi ba mười ba tuổi, ông trẻ của con sai ba đi lấy bộ tú lơ khơ, còn ông ngồi xổm trên đất rót dầu hỏa vào lò sưởi. Bỗng có vài tiếng nổ, ba chạy ra sân từ một đám lửa rực hồng, khi quay đầu nhìn lại thì thấy ngọn lửa liếm đến tận nóc nhà. Thoắt chốc từ vai trò ông chủ một ngôi nhà to đẹp, ba trở thành một đứa trẻ vô gia cư. Đại gia đình phút chốc tan đàn sẻ nghé, chỉ còn lại ba và bà nội con đơn độc sống trong một ngôi nhà dựng tạm sơ sài. Vận xui cái này tiếp cái kia ập tới. Cho đến bây giờ, mỗi lần về nhà, nhìn thấy ngôi nhà thân yêu của mình từ xa, trong lòng ba vẫn không khỏi vui mừng thầm nghĩ rằng: Ngôi nhà vẫn còn kia! Ba cũng hay nghĩ đến một câu chuyện mà cậu bạn đồng nghiệp kể: Trong một ngày đẹp trời, chúng tôi đột nhiên phải đi chạy nạn, quân địch đã đánh vào tận ngoại thành rồi, bà nội kéo tay tôi chạy suốt đêm bằng đôi chân bó nhỏ của mình. Chạy được chừng mười mấy dặm thì bắt gặp một đám nguời đang múc nước từ cái vũng nhỏ rồi đưa lên miệng uống, trong đó có một đôi vợ chồng đứng ngay bên cạnh hai bà cháu tôi. Khi anh chồng uống nước xong ngẩng đầu lên thì bỗng nhiên đổ gục xuống, tiếp đó là tiếng thét hãi hùng của nguời vợ, rồi cô ta cười man dại và phát điên. Hóa ra mảnh vỏ đạn từ xa bay đến đã lột mất một bên má của nguời chồng. Ba thường hình dung ra cái cảnh tượng mà cậu bạn ấy kể, nghĩ đến hình ảnh nguời vợ phát điên kia, rồi thì hình ảnh nguời phụ nữ bị bó chân vẫn kéo tay đứa cháu chạy trong đêm suốt mấy dặm đường… Đó chính là cuộc sống! Có thứ hạnh phúc nào mà vĩnh hằng đâu, ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc, cái được và cái mất cũng không ai dám bảo đảm. Có điều, những nguời sống trong hạnh phúc thường không biết rằng thế giới còn có cả những điều bất hạnh nữa; chỉ đến khi họ thực sự mất đi hạnh phúc của mình, họ mới cảm nhận được. Có một bài hát mang tên “Hoài niệm thường bắt đầu khi đã chia xa”. Ba thấy đó chính là sự thực. Khi còn đang bên nhau thì không biết quí trọng nâng niu, để đến khi xa nhau rồi mới thấy luyến tiếc, hoài niệm, ân hận, nhớ nhung. Thật đáng mừng biết bao vì hôm nay lại có cơ hội để con nếm trải cái cảm giác hoảng sợ của sự mất mát. Cái cảm giác hoảng sợ ấy sẽ giúp ích cho con nhiều lắm, để con có ý thức về sự hoạn nạn khốn khó, để con biết trân trọng hạnh phúc, biết cảm ơn, để con càng yêu quí gia đình hơn và để con biết nâng niu tất cả những gì tốt đẹp mà con đang có. Rèn luyện ý chí phấn đấu ngay từ khi cò niên thiếu!


Bỗng có vài tiếng nổ, ba thoát ra từ một đám lửa đang ngùn ngụt cháy, ngoảnh đầu nhìn lại đã thấy ngọn lửa liếm lên đến tận nóc nhà.

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.