Khẳng định chính mình/Hãy tôn trọng số ít

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

 Mục lục - Lời nói đầu - Tự thuật

 

Chương: 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 -19 - 20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32

HÃY TÔN TRỌNG SỐ ÍT[sửa]

Tối qua, con nhắc đến chuyện Tamasi dùng mưu kế để giành lấy thành công. Câu chuyện thực sự lý thú, khiến ba nghĩ ngợi cả buổi sáng.

Con kể Tamasi lừa dối một thầy giáo dạy toán nổi tiếng là nghiêm khắc và tinh đời. Bao nhiêu học sinh đã tìm đủ mọi cách để chốn học nhưng đều bị thầy phát hiện, chỉ có Tamasi nghĩ ra một lí do vô cùng độc chiêu để lừa thầy, rồi đường hoàng thoát nạn. Cậu ta nói: “Thưa thầy giáo, em đi theo một thứ đạo mà cứ 10 giờ sáng hàng ngày bắt buộc phải cầu nguyện một mình…”

Câu chuyện này khiến ba nhớ đến chuyện một nguời bạn của ba đi mua nhà, thấy trong nhà có treo một cái gương khắc trổ hoa văn rất đẹp, anh ta liền đề nghị chủ nhà để lại cái gương đó. Chủ nhà không đồng ý nói: “Cái gương đó treo trên tường, không được tính là một bộ phận của cấu trúc nhà, nên tôi phải mang đi”. Người bạn của ba rất nhanh trí nghĩ ra ngay một lí do: “Thông thường nguời Trung Quốc chúng tôi rất coi trọng cái gương, chúng tôi cho rằng gương treo lâu trong nhà có tác dụng bảo vệ, không thích hợp cho việc thay đổi…” Vừa nói dứt lời, chủ nhà liền đồng ý ngay.

Hai câu chuyện này rất giống nhau phải không con? Tuy không đồng ý với việc lừa giối nhưng ba lại không thể không nghĩ tại sao có những việc bình thường rất khó lòng giải quyết, nhưng hễ cứ nhắcđến vấn đề tâm linh thì lại có thể giải quyết được ngay một cách dễ dàng. Vấn đề này chứa đựng những điều hết sức thâm sâu, đáng được đưa ra thảo luận. Nghĩ cả buổi sáng, cuối cùng ba cũng tìm thấy câu trả lời: Nước Mĩ rất tôn trọng những cái nôi văn hóa thiểu số, họ đặc biệt tôn trọng những sự thực khó thay đổi…

Trải qua cuộc chiến tranh Nam - Bắc và vô số những bài học thảm khốc về những xung đột sắc tộc, cuối cùng những nguời Mĩ cũng hiểu ra rằng: Chúng ta một mặt vui mừng nhận thấy những điểm chung tương đồng của nguời khác, một mặt phải tôn trọng cả những điểm mà nguời khác không giống với mình. Hòa bình chân chính không phải đạt được nhờ sự lấn át của số đông, có thế lực đối với số ít và những kẻ yếu hơn, thấp cổ bé họng. Nếu có đạt được cũng không có sự bình đẳng. Dân chủ không có sự bình đẳng không thể gọi là nền dân chủ thực sự.

Xem chương trình nói về động vật hoang dã châu Phi, ba đặc biệt thấy hứng thú với loài sư tử và sói Hyena. Khi những con sư tử gầm lên săn mồi thì sói Hyena là những kẻ yếu hơn, chúng chỉ dám đứng bên cạnh nuốt nước miếng mà thôi. Có những con thèm quá, không chịu được, lân la tiến lại gần, liền bị sư tử đuổi ngay. Điều làm nguời ta ngạc nhiên là cả những con sư tử có con đi theo chúng cũng không để lũ con ăn mồi trước, lũ sư tử lớn ăn cho đến khi no nê đâu đấy, sau đó mới đến lượt lũ sư tử con ăn. Sau cùng, cả nhà sư tử bỏ ra chỗ khác nằm liếm láp. Khi ấy lũ sói Heyna mới đến ăn nốt chỗ thừa còn lại.

Điều này cũng làm ba nhớ đến câu chuyện hai mươi năm trước khi ba đến nhà một gia đình làm nghề nông ăn cơm, chỉ có nam giới chủ nhà ngồi ở bàn ăn tiếp khách, nguời vợ cứ chạy ngược chạy xuôi, lo bê thức ăn, lũ con chỉ dám thập thò ngoài cửa nhìn vào, có đứa thèm quá không chịu được liều mạng xông vào liền bị mẹ nó tát cho một cái và đuổi ra ngoài. Ba ngồi ăn mà giống như ngồi trên hàng ngàn cái kim đau nhói, nuốt thức ăn như thể đang nuốt những hòn sỏi vậy, cứ nghẹn ứ ở cổ họng. Cho đến bây giờ, ba vẫn còn nhớ như in hình ảnh đứa nhỏ ôm một bên má vừa bị tát, nức nở chạy ra ngoài. Cảnh tượng ấy có gì khác hình ảnh bầy sư tử trong chương trình động vật hoang dã kia đâu!

Nhưng đến hôm nay, ba dần dần hiểu ra, từ cái bản tính nguyên thủy của loài nguời là anh tranh, tôi cướp, phát triển lên đến đỉnh cao của nhân tính là cả một đoạn đường dài. Cũng có thể nói, chúng ta khi còn nhỏ chỉ biết chăm sóc đến bản thân, sau rồi mới quan tâm đến những nguời trong gia đình, tiếp đó mới đến tập thể, đến những số ít khác, thậm chí nuôi dưỡng bảo vệ cả những loài vật hoang dã cũng cần phải học hỏi từng bước, từng bước. Có một số nguời đến cuối đời vẫn không học hết, trong đó nguyên nhân lớn nhất chính là cái nghèo.

Vật chất không đầy đủ quả thực nhiều khi có thể làm nguời ta đánh mất cả sự lịch lãm . Trong những cuốn phim tài liệu về cuộc chiến tranh thế giới thứ II, chúng ta thấy cảnh những phụ nữ châu Âu vốn rất kiêu xa đoan trang, song chỉ vì tranh nhau miếng bánh mì mà đánh nhau vỡ đầu.

Thế nhưng, khi nhân tính lên tới đỉnh cao, nguời ta lại có thể làm nên những điều vĩ đại nhất. Ví như khi con tàu Titanic lâm nạn, ai cũng biết thuyền cứu hộ không đủ, nam giới đã nhường cho phụ nữ và trẻ em đi trước. Nhiều năm trước nữa máy bay của công ty hàng không Washington gặp nạn, rơi xuống dòng sông băng, nguời đàn ông nọ đã nhường chiếc thừng thả xuống từ cửa chiếc trực thăng cứu hộ cho nguời phụ nữ không quen biết bên cạnh mình, còn bản thân mình thì bị lạnh cóng mà chết.

Từ những câu chuyện trên, con có thể sẽ phát hiện ra rằng, quá trình phát triển của nền văn minh loài nguời đã trải qua biết bao nhiêu mâu thuẫn, đấu tranh mới có được những phẩm chất đạo đức cao đẹp như vậy!

Nói như vậy để thấy rằng, tôn trọng nguời khác, phục tùng số đông cho đến việc tôn trọng và chấp nhận thiểu số không phải là một giai đoạn khó đạt được đó sao?

Để ba kể cho con nghe một câu chuyện hết sức bình thường, song nó đã khiến ba vô cùng cảm động:

Một hôm khi ba đang ngồi kí họa trong vườn thực vật Longisland thì có một tốp phụ nữ Mĩ cười nói đi ngang qua. Thấy ba đang ngồi vẽ, họ bỗng trầm giọng xuống, nói nhỏ với nhau: “Có nguời đang vẽ, không nên quấy rầy anh ta”. 20 – 30 nguời và một mình ba - Quả là không cân xứng. Thế mà tất cả những nguời đó đều tự động im lặng. Thật là một cử chỉ cực kì cao quý!

Đúng vậy, đấy là một cử chỉ cực kì cao quý: Hãy biết tôn trọng số ít!


Một nguời đàn ông nhường lại chiếc thừng thả xuống từ một chiếc trực thăng cứu hộ cho nguời phụ nữ hoàn toàn không quen biết bên cạnh mình, còn bản thân thì bị lạnh cóng mà chết.

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.