Khẳng định chính mình/Rời khỏi chiếu bạc

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

 Mục lục - Lời nói đầu - Tự thuật

 

Chương: 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 -19 - 20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32

RỜI KHỎI CHIẾU BẠC[sửa]

Buổi sáng, tiện thể có bác làm vườn đến cắt cỏ, nhà mình nhờ bác ấy nâng cái gôn bóng rổ lên cao khoảng 10 cm nữa, rồi thử ném vài cú xem sao.

Xong xuôi, ba vào phòng làm việc vẫn thấy con đứng ngoài đó ném bóng, xem ra việc ném vào lưới quá khó khăn với con. Ba gọi con liền mấy câu nhưng con chỉ vâng dạ cho qua rồi vẫn tiếp tục ném bóng. Cho đến khi ba phải quát lên: “Tiếng con chơi bóng ảnh hưởng đến công việc của ba”. Khi đó mới miễn cưỡng dừng lại. Lúc quay vào nhà, con còn cố ném thêm vài lần nữa. “Bây giờ là sáng sớm, ném vài quả là đủ rồi, con nên tranh thủ lúc tinh thần thư thái minh mẫn nhất để nghĩ những việc cần thiết hơn, chiều rồi mới chơi bóng chứ!”, “Mà quan trọng hơn là con phải biết học cách kiềm chế bản thân, cần dừng lại, phải dừng lại được!” – Ba nói với con thế. “Đương nhiên khi cần dừng lại, con đã dừng lại được, thu bóng lại chẳng là đã dừng lại đấy thôi, điều này có gì là lạ đâu” – Con ương bướng trả lời.

Vậy ba hỏi con, một khi con bạc đã ngồi vào chiếu bạc thì liệu gí súng vào mạng sườn mà bảo anh ta đừng chơi nữa liệu có được hay không, chứ đừng nói đến việc cần dừng lại là dừng lại được. Bao nhiêu con bạc nghĩ rằng: “Thêm một ván nữa, một ván nữa thôi, thắng một cái là về”. Nhưng kết quả là hết ván này đến ván khác, thua đến tán gia bại sản!.

Những gì mà con bạc đó nghĩ chẳng giống khi con nghĩ rằng: “Ném thêm một lần nữa, một lần nữa, vào một cái là thôi ư?” Vì vậy con không nên nghĩ “thêm một lần nữa”. Thế giới này có bao nhiêu nguời chỉ vì trì hoãn, khất lần mà thất bại đó thôi. Nhớ lúc còn nhỏ, ba rất thích ăn sôcôla, mỗi lần ông nội mua sôcôla về đều nói với ba rằng: “Sôcôla đắt lắm. Con phải chia ra ăn từ từ, đừng ăn hết một lúc nhé”. Khổ nỗi sôcôla lúc đó không giống như những thanh sôcôla chia thành từng ô, từng ô như bây giờ. Ba đành phải cắn vào những chỗ lồi ra, ăn trước những chỗ có góc nhọn. Nhưng cắn đi cắn lại vẫn có những chỗ lồi ra lõm vào không đều, ba vẫn tiếp tục cắn, dù biết rằng đã ăn không ít, nhưng vì cứ nghĩ rằng: “Ăn nốt miếng này rồi thôi” nên cứ tiếp tục. Cuối cùng mặt mũi dính đầy sôcôla, trên tay chỉ còn lại một mẩu bé tí như cục đường, ba tặc lưỡi ăn nốt miếng còn lại. Nếu không phải là thanh sôcôla mà là tiền thì có phải ba đã thực sự không biết kiềm chế rồi không, từng bước thỏa hiệp với bản thân, cuối cùng trở thành kẻ trắng tay, tán gia bại sản. Từ đó có thể thấy, “tự mình thỏa hiệp” thực ra là thiên tính của loài nguời. Tuy nhiên, con cũng nên biết, nếu không thể chiến thắng thiên tính, con nguời ta thật khó đạt được những thành tích hơn nguời.

Ba thường nói: “Một nguời đàn ông không biết lúc nào cần phải dứt ra khỏi nguời phụ nữ. Một nguời phụ nữ không biết lúc nào phải dứt ra khỏi con cái. Họ sẽ không bao giờ thành đạt!” Vấn đề là: Yêu nguời khác giới, yêu thương con cái không phải là thiên tính của con nguời hay sao? Lẽ nào muốn thành công thì phải quay lưng lại với những thiên tính ấy?

Hãy để ba nói tiếp: Con còn nhớ ngày trước bên ngoài cửa sổ phòng ngủ của ba thường đặt một cái máng đựng thức ăn cho chim không? Mỗi lần xuân về, ba thường nấp vào cửa sổ, lén quan sát lũ chim mẹ mớm mồi cho chim con. Chim sẻ thường rất nhiều con, xếp hàng bốn năm con chim non, lông vũ sổ tung, đứng chen chúc nhau. Mỗi lần chim mẹ tha mồi về là lũ chim con cứ khua khua đôi cánh, miệng há to phát ra những tiếng kêu chiêm chiếp. Lúc đầu, chim mẹ bao giờ cũng đến bên máng thức ăn, ăn tiểu mạch rồi xà xuống đất, sau đó mới bay đến bên lũ chim non. Nhưng rồi dần dần số lần chim mẹ mớm mồi cho con thưa dần, một số con tiến gần đến chim bố mẹ, chim bố mẹ mới miễn cưỡng mớm cho chim con mà thôi.

Nhưng qua thêm một thời gian thì tình hình không giống thế nữa, chim bố mẹ không những không mớm mồi nữa mà còn trốn lũ chim con, thậm chí chúng còn tấn công để không cho lũ chim con tiến gần lại mình. Ba tự hỏi, phải chăng dứt lũ con ra khỏi bản thân mình cũng là một thiên tính, bởi vì nếu không làm như vậy thì bố mẹ không thể thành công mà con cái cũng khó lòng độc lập được. Nói đi nói lại, đến loài chim còn biết kiềm chế bản thân, dừng lại đúng lúc cần thiết để có được những cái lớn hơn. Vậy chúng ta là con nguời, lẽ nào lại không thể làm được như thế? Hãy nhớ, ném thêm một quả bóng, ăn thêm một miếng, chơi thêm một ván bài, ngủ thêm một phút thoạt nghe tưởng như đó là những việc nhỏ nhặt, nhưng những con “vi trùng” trong cái thói “tự thỏa hiệp” đó có thể xâm nhập vào tận xương tủy, khiến con suốt đời không đứng được thẳng.


Một nguời đàn ông không biết lúc nào cần phải dứt ra khỏi nguời phụ nữ. Một nguời phụ nữ không biết lúc nào phải dưt ra khỏi con cái. Họ sẽ không bao giờ thành đạt!

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.