Khẳng định chính mình/Yêu con chứ không phải muốn làm khổ con

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

 Mục lục - Lời nói đầu - Tự thuật

 

Chương: 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 -19 - 20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32

YÊU CON, CHỨ KHÔNG PHẢI MUỐN LÀM KHỔ CON

Khi mới sang nước Mỹ, ba có gặp một bác đầu bếp nguời Hoa tại Virginia. Bác vừa mới được bệnh viện cho ra nghỉ ngơi ít ngày, tay trái vẫn còn băng bó rất cầu kì, bác nói với ba bằng giọng rất khách khí:

“Nghe nói anh đại diện cho nước mình sang đây làm công tác văn hóa, lẽ ra tôi phải làm mấy món ngon để thiết đãi anh, nhưng tay tôi chẳng may lại bị thương, bác sĩ nói sau này tôi khó cầm được các đồ vật nặng!”

Ba hỏi nguyên nhân bị thương, bác nói đều là do mình không chú ý nên mới bị thế, trước đây bác thường chỉ dùng một tay để bắc cái chảo rất nặng, lâu dần các khớp tay bị biến dạng. Khi ba cảm thấy thương xót cho bác, bác chỉ cười một cách đau khổ và nói rằng bản thân vẫn còn khả dĩ hơn một cậu lưu học sinh nguời Trung Quốc. Cậu lưu học sinh đó đến làm công ở nhà hàng chỗ bác. Một hôm bác bảo cậu học sinh đó bê cái chảo trên bếp xuống. Chưa dứt lời, cậu ta đã vội vàng nhấc cái chảo đó lên, lúc này cậu mới phát hiện ra đó là cả một chảo dầu đang sôi. Cậu ta buông tay ra, cả chảo dầu đổ lên nguời, cậu nghiến răng gạt chảo ra, nhưng đôi tay đã bị bỏng nặng, bỏng vào tận xương, trở thành tàn phế.

“Sao ngay cả một chảo mỡ nóng, khói nghi ngút như vậy mà cũng không biết?!” – Bác đầu bếp thở dài: “Ở nhà được nuông chiều quen rồi! Giống như con chim bị nhốt trong lồng, khi được thả ra không thể tìm cách để sống được. Đã sang Mỹ du học thì có ai là không đi làm thêm đâu? Kết quả là chẳng biết cái gì cả, xảy ra chuyện thì không thể trách một mình nó được! Cha mẹ ở nhà không dạy con cái làm, chẳng phải là làm hại con mình hay sao?”

Cách đây không lâu, ông chủ trang trí nội thất bên chỗ ba cũng kể: Có một lưu học sinh đến chỗ ông làm thêm, ông ta bảo cậu đó bê mấy tấm thạch cao, cậu học sinh nghiêng nguời bê một lúc hai tấm lớn, nhưng do dùng sức không đúng phương pháp, nên xương sống chịu một áp lực quá lớn, một thời gian sau bị gai đôi, không làm việc nặng nhọc được nữa. Cậu ta chuyển sang bê gạch, nhưng bê một thời gian, vết thương cũ tái phát, đến đứng cũng không đứng được. Ông chủ đành phải cho cậu ta nghỉ việc.

“Nghe nói căn bệnh đó sẽ theo cậu ta suốt đời!” – Ông chủ đó nói – “Trách ai được đây? Nguời ta một lúc bê bốn tấm cũng chẳng sao, cái quan trọng là phương pháp dúng sức phải đúng, chỉ trách trước đây cậu ta chưa làm việc nặng bao giờ, vì thế ngay cả việc dùng cơ bắp như thế nào cũng không biết cách, chắc chắn ở nhà được nuông chiều quen rồi!”

“Cha mẹ ở nhà không dạy con cái làm!”. “Nhất định là do gia đình nuông chiều quen rồi!”. Họ trách là trách cha mẹ của cậu lưu học sinh đó. Điều ấy khiến ba không thể không kiểm điểm lại phương pháp giáo dục con cái của bản thân, và ba nhớ lại một chuyện rất thú vị cách đây hai mươi năm về trước:

Khi đó chúng ta vẫn còn sống trong một cái sân lớn, hàng xóm chỉ cách nhau một bức vách, có hôm vợ chồng nhà hàng xóm cãi nhau, ông chồng quát: “Đây là món gì vậy! Tại sao ngay cả đến muối cũng không biết cho vào? Nếu không thay đổi tôi sẽ ly dị cô!”

Cùng lúc đó, ba bỗng nghe thấy một nguời hàng xóm khác nhẹ nhàng nói với cô con gái đang học cấp III của mình: “Con hãy chịu khó học hỏi! Nếu không, sau này sẽ không lấy được chồng đâu!”

Tâm trạng của nguời cha lúc đó phải chăng chính là cảm giác của ba lúc này?

Nếu ba mẹ nói với con rằng: “Con hãy chịu khó học hành, việc nhà con không phải bận tâm!” thì có thể ba mẹ lại lơ là một việc - sẽ có một ngày con phải tự chăm lo cho mình, có thể nó sẽ xảy ra bất ngờ khi con vào đại học ở trọ trong ký túc xá. Và ngày hôm trước, con vẫn còn chưa biết mở lọ nước rửa bát là như thế nào, thì ngay ngày hôm sau đã phải tự mình giặt chăn màn, đó không phải là con bị rơi vào một thế giới hoàn toàn khác, rất khó thích nghi sao?

Nghiêm trọng hơn là con cũng sẻ phải đi làm thêm! Nếu như ở nhà tất cả các công việc nặng nhọc, con chưa từng làm qua; ngay cả việc quét nhà rửa bát, con cũng chưa động vào, thì liệu có xảy ra bi kịch như ba vừa kể không?”

Vì vậy ba không thể không nhắc nhở con: “Yêu con, há chẳng phải là làm hại con hay sao”?.

Ba nhớ một nguời bạn học cùng cấp III đã kể với ba câu chuyện hồi cậu ấy nhập ngũ:

“Trời ạ! Tớ đã từng ăn phải nước giải! Mà là nước giải đã kết lại thành màu vàng, cậu có thể tin nổi không? Một hôm, thủ trưởng bắt tớ đi dọn nhà vệ sinh, việc này từ trước tới nay chưa bao giờ tớ phải làm cả, nhưng tớ vẫn cố gắng vừa bịt mũi vừa cọ rửa. Không ngờ, thủ trưởng bất ngờ đi kiểm tra, ông không nói không rằng, dùng ngón tay cái, quết một vòng khắp bệt xí, từ trên xuống dưới, được một mảng, rồi bôi lên miệng tớ, eo ôi! Cứ nghĩ đến là tớ lại buồn nôn!”

Nhưng cậu bạn đó củng chỉ dám trách mình không biết cọ rửa nhà vệ sinh, nếu biết thì sẽ không phải chịu sự nhục nhã kia!

Vì thế nếu như ba yêu cầu con, bắt đầu từ bây giờ toàn bộ phòng tắm, thùng rác… sẽ do con cọ rửa hàng ngày, thì yêu cầu đó có thể coi là quá đáng không?

Vì tương lai của con, vì sự an toàn của con, ba mẹ không thể cứ bón cơm đưa lên tận mồm con được, trừ khi ba mẹ vĩnh viễn nhốt con trong lồng giống như những con chim cảnh.

Tất nhiên con không muốn bị nhốt, con muốn được bay nhảy!

Vậy thì con hãy học bay, học cách kiếm mồi, học làm việc, học trải qua những tháng ngày gian nan vất vả!


Khi nghĩ đến cái chết, hãy nghĩ đến những nguời bị hôn mê, con có phát hiện ra rằng trên thế gian không gì hạnh phúc hơn là được tỉnh trở lại!


trang trước Yêu con chứ không phải muốn làm khổ con Trang tiếp

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.