Khẳng định chính mình/Tôm hùm và cái vòi nước
|
Chương: 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15 - 16 - 17 - 18 -19 - 20 - 21 - 22 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28 - 29 - 30 - 31 - 32 |
TÔM HÙM VÀ CÁI VÒI NƯỚC
Cả đêm mưa như trút nước, khiến máng nước nhà mình vốn bị tắc đã lâu, nay không cách gì chống đỡ nổi, nước mưa chảy xối xả, theo mái hiên chảy ngược vào ô cửa kính, khiến cả đêm ba không ngủ được.
Buổi chiều, thấy mưa đã ngớt, ba bắc thang ra, lấy đôi găng tay cao su, rồi gọi con xuống lầu.
“Xuống dọn máng nước đi con! Công việc này coi như ba giao cho con! Con làm bên ngoài, ba làm phía trong nhé!”.
“Trong máng có ong vò vẽ!” – Con đáp một cách miễn cưỡng. Mới leo lên thang, nhìn vào trong máng, con đã kêu lên: “Làm gì có lá cây? Tất cả đã thành bùn hết rồi! Vừa bẩn lại vừa hôi!”.
Ba làm như không nghe thấy, đưa cho con một túi ni lông rồi nói: “Cho hết rác vào trong túi này rồi vứt đi”. Nhưng ba lại không yên tâm, sợ con để thang không chắc chắn, hoặc do mưa liền mấy ngày làm đất dưới thang bị lún, khiến thang bị lệch. Tuy muốn để con tự hoàn thành công việc đó, nhưng lại không yên tâm, nên ba đành giúp con một tay.
Ba ở dưới giữ thang, nhìn con lôi rác từ trong máng ra, rồi lấy vòi nước xối mạnh vào bên trong. Bùn đen hôi hám bắn khắp nguời hai ba con, bức tường ngoài mới sơn cũng bị làm bẩn lem luốc, nên cuối cùng hai cha con lại phải cọ rửa tường. Thật không may, trời lại đổ mưa khiến hai cha con ướt như chuột lột.
Chỉ đến khi trông thấy dòng nước mưa xối xả chảy vào máng, rồi chảy xuống ống nước, không còn hiện tượng tràn ra ngoài nữa, bất giác hai ba con bỗng bật cười.
“Lạ thật! Con chưa bao giờ cảm thấy tiếng nước chảy lại hay đến vậy!” – Con nói.
“Vì nó không còn là cái máng nước vô tri vô giác nữa, mà đã trở thành cái máng nước “của con” rồi! Sự thông suốt của máng đó được đổi bằng sự lấm lem bùn đất, ướt như chuột lột của con!”
Nhớ lại một lần ba trồng rau rút, gọi con ra phụ một tay, lúc đó con không dám nhúng tay xuống bùn, chỉ làm bằng mấy đầu ngón tay. Ba giận quá, vun thành một đống bùn, bắt con nhúng cả hai tay xuống, chắc con vẫn còn nhớ chứ?!.
Khi đó ba hỏi con: “Cơm, bánh mỳ, mọi thứ mà con ăn uống hàng ngày, có cái nào là không sinh ra từ bùn đất? Sau này chết đi, chúng ta cũng biến thành bùn! Chỗ chúng ta ở, đứng hay nằm cũng đều là đất. Con phải biết yêu quí, trân trọng”. Nói một cách nghiêm khắc hơn là: “Mỗi nguời chỉ có một phúc phận nhất định, từ nhỏ được nuông chiều quá, ngay bùn đất cũng không dám nhúng tay vào, không vận động rèn luyện, không lao động thì đó không phải là việc tốt!”.
Nói thực tế hơn, ngày nay có mấy ai “Đến ngũ cốc cũng không phân biệt nổi” đâu!. Ba nói vậy là muốn nói với con rằng không nên suy nghĩ được nuông chiều mà dựa dẫm, ỷ lại. Con nguời ta chẳng ai là gặp may cả đời. Lúc nhỏ được nuông chiều quá, sau này sẽ không chịu nổi khó khăn, cũng không dễ dàng hiểu được nỗi khổ của nguời khác, và sẽ trở nên cô độc.
Gần đây, chính vì suy nghĩ như vậy mà ba thường đòi hỏi con làm những việc nặng nhọc. Ba bảo con đứng bên vườn hoa, xem họ làm việc, và nói: “Sau này, con đi cắt cỏ tỉa hoa, bớt đi các khoản chi tiêu, dành tiền để chi phí khi lên đại học!”.
Sau khi sửa xong nhà tắm, ba cũng để lại phần việc dọn dẹp cho con, bảo con lấy bọt biển lau chùi hết đám thạch cao còn rớt lại.
Thậm chí khi gọi thợ đến sửa sang trần dưới tầng hầm, ba cũng bắt con đi xem đường ống như thế nào, khiến con bụi bám đầy đầu!
Ba cũng không cho con ngồi xe đến ga, mà bắt con đi bộ một đoạn khá dài.
Ba là một ông bố thật nhẫn tâm!
Nhưng con cũng cần biết rằng, đến một ngày nào đó khi ra ngoài xã hội, con gặp phải vấn đề về đường ống nước, vòi nước, gạch ngói, máng nước, chuông báo động, cửa sổ, máy xén cỏ…v.v…, trong khi đám thanh niên khác vốn được nuông chiều đành khoanh tay chịu trận thì con lại có thể giải quyết một cách hết sức nhẹ nhàng!
Có thể con sẽ nói, việc gì phải động chân động tay vào, gọi thợ đến là được! Nhưng ba hỏi con, với cái máng nước như ngày hôm nay, con gọi thợ đến, họ có đến ngay được không? Quan trọng hơn, con cần hiểu rằng, tuy thời đại bây giờ là thời đại chuyên môn hóa, nhưng cũng là thời đại mà mỗi nguời phải tự tay làm.
Những nguời thợ xây cùng nhau xây dựng, nhưng khi về đến nhà, các công nhân vỗi vữa đó lại tự mình sửa điện nước, còn thợ điện thợ nước có khi lại tự sửa nhà mình.
Tại sao họ không gọi nguời khác đến sửa?
Vì công việc bận, giao thông tắc nghẽn, đường xa, họ không có thời gian chạy đi chạy lại. Cũng có thể nói, chính vì chuyên môn quá rạch ròi, mà những nhà chuyên môn tài giỏi đó chỉ có thể quản những công việc lớn mà thôi, chứ không thể quản những công việc nhỏ được!
Vậy, việc nhỏ thì ai lo?
Tự mình phải lo!
Vì vậy, con đừng nghĩ là: “Dùng nguời tài không đúng chỗ”. Một con nguời hiện đại thực sự trưởng thành phải biết tiến biết lui, phải hiểu để tự giúp mình!
Ba hy vọng một ngày nào đó khi đến nhà bạn gái ăn cơm, mẹ của bạn gái gắp cả con tôm hùm vào bát cho con, con sẽ không chút do dự ngại ngùng ăn hết, ăn sạch sẽ, khiến nhà nguời ta đều biết được con là nguời “có kinh nghiệm”.
Và khi vòi nước nhà họ bị rỉ nước, con có thể cầm ngay cái mỏ lết, vặn ốc ra, thay ngay cái gioăng khác, khiến họ biết con không phải là đứa được nuông chiều thái quá, mà là một thanh niên rất có trách nhiệm, biết gách vác công việc gia đình!
Một nguời vợ đảm, một nguời chồng tốt, hay một nguời của thời đại mới có năng lực tốt v.v… đều phải bắt đầu học ngay từ nhỏ, bắt đầu ngay từ trong gia đình mình! Hãy biết tự giúp mình và giúp mọi nguời!
Người đó không nói, chỉ từ từ quay mặt lại… Một cảnh tượng hãi hùng hiện ra – đó là một cục thịt lồi lõm, và hố mắt nhỏ phía trên.
Liên kết đến đây
- Khẳng định chính mình, Lưu Dung, 2002
- Khẳng định chính mình/Lời nói đầu
- Khẳng định chính mình/Tự thuật
- Khẳng định chính mình/Làm một con người của thế giới
- Khẳng định chính mình/Dấu chân trên tuyết
- Bản mẫu:Khẳng định chính mình
- Khẳng định chính mình/Cẩn thận, đừng tranh chỗ sáng
- Khẳng định chính mình/Tình sâu nặng
- Khẳng định chính mình/Yêu con chứ không phải muốn làm khổ con
- Khẳng định chính mình/Hãy chiến thắng mỗi ngày
- Xem thêm liên kết đến trang này.