Khoa học hóa cách suy nghĩ, làm việc, học tập/Chương 1.2

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

 Mục lục - Lời mở đầu - Chương 1 - Chương 2 - Chương 3 - Chương 4

 

Phần: 1.1 - 1.2 - 1.3 - 1.4 - 1.5 - 1.6 - 1.7 - 2.1 - 2.2 - 2.3 - 2.4 - 2.5 - 3.1 - 3.2 - 3.3 - 3.4 - 3.5 - 3.6 - 4.1 - 4.2 - 4.3 - 4.4 - 4.5 - 4.6

TRUNG THỰC TRÍ TUỆ

“Biết thì thưa thớt, không biết thì dựa cột mà nghe”.

Nghiên cứu khoa học là đi tìm chân lý, tìm sự thật. Vì thế người nghiên cứu trên con đường chân lý phải hết sức tránh sai lầm. Càng tránh được sai lầm, càng tránh được thời gian mất đi do đường vòng, càng đỡ tốn sức lực để đi tới chân lý.

Sai lầm có một nguyên nhân là dốt nát, nhưng dốt nát không phải là nguyên nhân độc nhất của sai lầm. Người ta sẽ không sai lầm khi người ta không biết và thú nhận sự không biết này và không chịu khẳng định. Có sai lầm là không biết mà cứ khẳng định như đã biết, là thực tình không biết mà tưởng rằng biết. Sai lầm bắt nguồn từ sự dốt nát mà không biết là mình dốt. Muốn tránh sai lầm phải lao động thật lực để giảm sự dốt nát của bản thân và phải rèn luyện trung thực trí tuệ.

Trung thực trí tuệ trước hết là không gian dối trong công tác khoa học. Điều này thường hay xẩy ra đối với các người nghiên cứu hám danh lợi, sốt ruột vì thành tích. Họ không rõ là sự thiếu trung thực trí tuệ thường dẫn tới thất bại ngay trên đoạn đường khoa học đầu tiên.

Vào cuối tháng 4- 1974, báo chí hàng tuần ở Mỹ xôn xao về sự kiện Summéclin mà người ta gọi là vụ “Oatơghết khoa học”.

Sau khi được thông báo là tiến sỹ Summéclin, một nhà giải phẫu học trẻ tuổi, đã thành công trong việc ghép da động vật khác dòng, một việc chưa ai làm được từ trước tới giời - vì một dòng động vật thuần chủng rất khó tiếp nhận mảnh da ghép của dòng khác - một viện nghiên cứu sinh học ở Nữu ước mời anh đến làm ở viện, tiếp tục công việc đó. Nhưng lần này, rất nhiều thí nghiệm không có hiệu quả. Một tiểu ban kiểm tra của viện được thành lập để tìm nguyên nhân của sự thành công trước kia và sự thất bại hiện tại. Summéclin hốt hoảng - có lẽ anh ta đã báo cáo “láo” về kết quả thí nghiệm trước đây - rình lúc ban đêm, quét thuốc nhuộm nên chuột thí nghiệm với hy vọng cứu vãn tình thế. Nhưng việc gian lận bị phát hiện và nhà khoa học thiếu trung thực này đã buộc phải thôi việc. Chắc chắn anh ta sẽ phải giấu tên, đổi chỗ ở và làm nghề khác.

Trung thực trí tuệ là không để ý đồ cá nhân xuyên tạc sự kiện khoa học. Điều này thấy ở đôi nhà nghiên cứu đã có đóng góp cho khoa học nhưng chủ quan tự mãn, không tôn trọng đúng mức sự kiện khoa học.

Người ta kể chuyện: Có nhà khoa học làm thí nghiệm về kích thích tố tăng lượng sữa bò. Khi nào cộng tác viên báo cáo về lượng sữa của bò thí nghiệm tăng so với bò đối chứng, ông rất vui. Còn nếu được nghe báo cáo về lượng sữa không tăng hoặc không giảm đi thì ông cáu gắt, nghi ngờ thao tác đo lường, nghi ngờ sự chăm sóc ăn uống của người giúp việc. Sau vài lần, anh này rút kinh nghiệm, muốn yêu thân, toàn báo cáo về bò thí nghiệm cho nhiều sữa hơn bò đối chứng. Cuộc thực nghiệm khoa học đã phá sản từ đầu do tình thiếu chung thực của cả hai thầy trò, sự kiện khoa học đã không được tôn trọng.

Hiện nay không ít người quản lý khoa học cũng giống như nhà nghiên cứu nói trên, muốn nghe báo cáo phù hợp với định kiến có sẵn của mình, đã tạo một số môn đồ báo cáo sai, đi tới nhận định sai lầm về thực tế. Nếu nhà quản lý này lại dùng biện pháp quyền uy hoặc biện pháp hành chính để hạn chế tư do trong thảo luận, thì tai hại gây ra cho sự nghiệp khoa học càng lớn, sai lầm sẽ kéo dài và hường công việc triển khai chệch đường. Trung thực trí tuệ là không bao giời phát triển hàm hồ không dựa trên sự kiện.

Nghiên cứu khoa học thực chất là phát triển sự kiện rồi tìm mối liên hệ giữa các sự kiện. Và thảo luận khoa học thực chất cũng là thảo luận trên sự kiện. Tinh thần khoa học chủ yếu coi sự kiện như nguồn gốc, qui tắc, biện pháp kiểm tra mọi kiến thức. Nhà khoa học chân chính là người rất coi trọng sự kiện. Coi trọng sự kiện khoa học là coi trọng mọi tư liệu khoa học dù nhỏ đã có trong lĩnh vực nghiên cứu.

Khi viết bộ Tư bản, Mác đã trích dẫn xuất xứ của rất nhiều tư liệu tham khảo một cách đầy đủ, tỉ mỉ. Có người nhận xét rằng công việc đó có thể hiện tính quá ư thận trọng không? Mác trả lời, đại ý, người nghiên cứu phải có sứ mệnh giúp cho lịch sử đánh giá đúng đắn sự đóng góp dù nhỏ nhất của mọi người cho khoa học.

Trung thực trí tuệ là có tinh thần trách nhiệm cá nhân về công việc của mình và đánh giá đùng đắn sự đóng góp của những người khác. Kiểm tra lại mọi sự kiện, mọi số liệu là một đặc điểm của Lênin. Khi làm tờ báo Tia Lửa, Lênin đã tự mình sửa chữa lấy bản in thử của cả tờ báo, không phải vì thiếu người chữa mà vì lo lắng, không muốn để sót một lỗi nào. Trong báo cáo khoa học, tác giả trung thực phải nêu rõ ràng sự đóng góp của từng người cho công trình: người gợi ý đề tái, người giúp đỡ kỹ thuật, người giúp đỡ phương tiện, người giúp đọc bản thảo, v.v.. để người đọc có thể hình dung được trách nhiệm cá nhân của tác giả trong công trình.

Trung thực trí tuệ là công khai nhận cái đúng của đồng nghiệp và cái sai của mình. Hồi cuối thế kỷ XIX, tại một hội nghị sinh học, nhà sinh lý học Pôn Be thông báo về nguyên nhân chết của một số động vật thí nghiệm về bệnh than là do siêu vi khuẩn. Nhưng sau khi nhà vi trùng học Paxtơ làm thí nghiệm xác minh tác nhân làm chết là một thứ phẩy khuẩn, Pôn Be đề nghị Paxtơ làm lai thí nghiệm trước mặt ông. Sau đó, tại hội nghị sinh học lần sau, Pôn Be đã công khai nhận sai lầm của mình. Gần đây, nhà khoa học Sêmiônốp, một giả thưởng Nôben, có lần đang trình bầy một báo cáo khoa học thì một thanh niên đứng lên phát biểu ý kiến cho rằng chứng minh của ông là sai. Lúc đó, vài nhà khoa học vội gạt ý kiến của anh thanh niên. Nhưng Sêmiônốp đã bình tĩnh mời anh lên bảng chứng minh. Cuối cùng, ông công nhận sự chứng minh này hoàn toàn đúng. Nhà khoa học, theo lời ông, phải luôn nhớ rằng cả cấp bậc, tuổi tác lẫn công lao trong khoa học không có ý nghĩa gì trong giao tiếp khoa học với học trò của mình, dù người đó con trẻ tuổi bao nhiêu đi nữa. Dưới ánh sáng của ngọn đuốc chân lý, chỉ có sự kiện khoa học là quan trọng mà thôi.

Trung thực trí tuệ là không dấu dốt. Dốt không phải là điều xấu và càng học càng thấy mình dốt là lẽ đương nhiên. Khi khoa học mới thành hình, các nhà triết học cổ Hi Lạp, cổ La Mã… có thể thâu tóm tất cả kiến thức loài người đã có lúc bấy giờ. Nhưng hiện nay với sự phát triển và phân hoá nhanh chóng của các nghành khoa học, không nhà bác học nào có thể tự cho mình biết hêt. Nếu ta giỏi trong lĩnh vực này đương nhiên phải dốt trong lĩnh vực khác. Và ngay trong lĩnh vực của mình nếu không tiếp tục nghiên cứu thì trong thời gian ngắn cũng sẽ lạc hậu với thời sự trong ngành. Vì vậy, nhà khoa học chân chính nào cũng phải đánh giá đúng đắn vộn hiểu biết của mình để học hỏi thêm. Sách gối đầu giường của Lênin là những tác phẩm của Mác và Enghen. Khi giải quyết những vấn đề quan trọng phức tạp, Lênin thường nói với người xung quanh: Phải bàn bạc với Mác cái đã. Nhà khoa học chân chính luôn luôn tìm hiểu, không lưu ý tới người khác đánh giá sự hiểu biết của mình. Chỉ có nhà khoc học giả hiệu mới không lo lắng xem mình tìm hiểu được gì mà chỉ lo người khác đánh giá sự hiểu biết của mình (S.Bớtlơ).

Hiện nay, không thiếu hiện tượng không trung thực trong giới khoa học. Khi tiến hành một đề tái khoa học, còn tình trạng không đi sưu tầm hết các tư liệu có liên quan, và trong báo cáo khoa học, không nêu đầy đủ xuất xứ của tư liệu. Thậm chí trong báo cáo, quên nhắc cả những người đi trước, đã gợi ý cho mình đề tài, đã đọc trước bản thảo và cho ý kiến sửa chữa. Có trường hợp, tệ hại hơn, là chép tư liệu của người khác (chưa công bố) rồi vội vàng công bố làm tư liệu của mình. Ngoài ra, không ít người nhận định về sự việc, con người dựa trên cảm tính chủ quan, đi tới chỗ “yêu nên tôt, ghét nên sấu” nên nhận định sai lầm. Và không ít người còn giấu dốt, không biết cứ làm ra vẻ mình biết … Một số người khi biết mình sai cũng không giám công khai nhận sai lầm.

Các thái độ trên hoàn toàn xa lạ với tinh thần khoa học. Ông cha ta đã có lời khuyên rất hay về tính trung thực này: “Nói có sách, mách có chứng”, “Biết thì thưa thớt, không biết thì dựa cột mà nghe”.

Muốn rèn luyện tính trung thực trí tuệ thì phải xoá bỏ tính tự cao tự đại, phải có tinh thần tự phê bình nghiêm khắc, phải tập thói quen phân biệt điều ta biết một cách một cách chắc chắn tuyệt đối, điều ta biết một cách tương đối, điều ta tưởng biết, điều ta cho là có thể đúng, điều ta cho là có khả năng đúng, điều ta tin và tại sao ta lại tin…

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.