Khoa học hóa cách suy nghĩ, làm việc, học tập/Chương 4.1

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

 Mục lục - Lời mở đầu - Chương 1 - Chương 2 - Chương 3 - Chương 4

 

Phần: 1.1 - 1.2 - 1.3 - 1.4 - 1.5 - 1.6 - 1.7 - 2.1 - 2.2 - 2.3 - 2.4 - 2.5 - 3.1 - 3.2 - 3.3 - 3.4 - 3.5 - 3.6 - 4.1 - 4.2 - 4.3 - 4.4 - 4.5 - 4.6

ÓC QUAN SÁT

"Muốn trở thành bác học, phải biết nhìn mọi cái xảy ra trước mắt. Đây là điều rất khó. Muốn học nhìn sự vật gì, phải tập luyện lâu dài”.

Khoa học là một bộ phận sản xuất của hoạt động con người, lý thú hơn cả và đồng thời cũng khó khăn hơn cả.

Phát minh khoa học thành hình do trực giác gần như trong tiềm thức, nhưng phải được chuẩn bị bằng một quá trình lâu dài về quan sát và thí nghiệm.

Hoạt động đầu tiên của người nghiên cứu là quan sát hiện tượng.

Muốn quan sát đúng đắn, người nghiên cứu phải nhạy cảm, tức có giác quan nhạy bén để nhận biết ngay hiện tượng vì nhiều hiện tượng tự nhiên rất tế nhị hoặc tiếp diễn quá nhanh.

Vì thế, điều kiện đầu tiên của nhà khoa học thực nghiệm là mắt phải tinh, mũi tai phải thính. Người điếc rõ ràng không thể nghiên cứu được âm nhạc.

Tính nhạy cảm cũng chưa đủ, còn phải có óc quan sát. Có óc quan sát tức là biết tập trung chú ý và có khả năng nhận thức rõ ràng các sự kiện và ý nghĩa của chúng, trong này có những sự kiện dường như vô nghĩa đối với con người bình thường.

Người ta kể rằng Galilê lúc nhỏ đi lễ nhà thờ, chú ý chạm phải chùm đèn làm đèn đu đưa. Anh lưu ý thấy thời gian dao động không thay đổi, căn cứ vào mạch đập ở tay của anh (lúc này chưa có phát minh ra đồng hồ).

Về nhà, anh tiếp tục làm thí nghiệm, lấy chỉ buộc vào mọi thứ, chìa khoá, lọ mực, hòn đá,…và đo thời gian dao động, anh rút được mấy kết luận:

1. Các vật nặng nhẹ khác nhau sẽ lắc cùng nhịp nếu các chỉ dài bằng nhau.

2. Số lần dao động trong thời gian nhất định sẽ tuỳ thuộc vào độ dài của chỉ.

3. Biên độ của dao động giảm dần nhưng thời gian của dao động hình như không đổi.

Từ bao đời, đã nhiều người đi lễ nhà thờ Pisơ ở nước Ý cũng chỉ coi hiện tượng đu đưa của chùm đèn là bình thường. Phải đợi tới Galilê với óc quan sát đặc biệt, mới nhìn thấy “cái đặc biệt” trong hiện tượng bình thường đó.

Ai cũng có thể nhìn, nghe, sờ mó, nhưng quả ít người có óc quan sát. Những người này nhìn loáng thoáng theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa hoặc trái lại chỉ nhìn hiện tượng vơi định kiến có sẵn.

Với cách nhìn như vậy, họ dễ dàng bỏ qua nhiều sự kiện tưởng như “bình thường”, tựa như bao người đi lễ nhà thờ trước thời Galilê, hoặc đi tới “ngộ nhận” hiện tượng, dễ đi tới biện luận sai lầm như trong thí dụ sau.

Trong lịch sử sinh học, đã có một thời khởi xướng một học thuyết về phát sinh tế bào vẫn có thể thành hình từ chất sống không phải tế bào.

Tác giả này đã dựa trên luận điểm của Enghen “chất sống bắt nguồn từ chất không không sống”, để suy diễn: nếu chất sống bắt nguồn từ chất không sống”, để suy diễn: Nếu chất sống có thể phát sinh từ chất không sống, tế bào cũng có thể phát sinh từ chất không sống, tế bào cũng có thể phát sinh từ chất không sống, tế bào cũng có thể phát sinh từ chất sống phi tế bào.

Nhưng tác giả không nghĩ tới sự kiện là chất sống đã nảy sinh từ chất không sống trong những điều kiện rất đặc biệt của trái đất trước kia hiện nay không còn. Sự hình thành tế bào từ chất sống không phải tế bào chắc cũng không thoát ly được điều kiện lịch sử đó.

Để minh chứng cho giả thiết, tác giả đã căn cứ vào quan sát sự phát triển của trứng gà, thấy trong lòng đỏ trứng đang phân hoá thành hình những vật thể đỏ trứng đang phân hoá có thành hình những vật thể hình cầu, có cái có nhân giống như tế bào. Và cũng dựa vào thí nghiệm nghiền thuỷ tức để phá huỷ cấu trúc tế bào của nó, trong nước thuỷ tức sẽ thấy thành hình vật thể giống tề bào.

Sau này, khoa học có kiểm tra lại thì thấy “các tế bào” đó chỉ là những hình giả tạo do thuốc nhuộm tiêu bản gây nên. Toàn bộ học thuyết đã phá sản.

Có óc quan sát còn là biết tập trung chú ý ta mới có thể phát hiện được nhiều chi tiết thú vị bất ngờ.

Trong một bài thực tập về mổ ếch, một sinh viên đã phát hiện ra nhiều đôi đốm trắng ở hai bên cột sống con vật. Đặc điểm này không thấy ở hình vẽ mẫu và cũng không thấy thầy giáo nói tới. Sau khi tìm hiểu, anh ta biết thêm là đây là những khối dự trữ can xi của ếch.

Trong một cuộc du lãm sinh học, có sinh viên quan sát cách thở bằng thầm miệng của ếch. Trong sách giáo khao, chỉ nêu động tác thở là hạ thềm miệng để hút ôxy và nâng thềm miệng để tống ôxy vào phổi. Anh quan sát kỹ, thì thấy động tác nâng hạ thềm miệng tiếp diễn rất nhanh tới chục lần để tích ôxy trong miệng, tới khi có khối ôxy đáng kể trong đó, mới có động tác nâng mạnh thềm miệng để đẩy ôxy qua thanh quản. Anh đã phát hiện chi tiết của động tác thở của ếch không nêu trong bài giảng. Kiến thức này không có cả trong sách giáo khoa.

Tính nhạy cảm bẩm sinh, nhưng óc quan sát đòi hỏi rèn luyện. Thầy giáo khoa học có tác dụng quan trọng trong việc rèn luyện này. Phải gợi ý cho sinh viên tìm tòi thêm trong các buổi thực tập. Phải giúp đỡ sinh viên tập nhận thức ý nghĩa của hiện tượng thông thường trong các quan sát, thí nghiệm.

Nhà sinh lý học Paplốp đã nói với các môn đồ: Trong khi nghiên cứu, thí nghiệm, quan sát, các bạn không nên bao giờ nhìn sự kiện một cách hời hợt. Đừng biến mình thành người lưu trữ sự kiện. Hãy đi sâu vào bí mật về nguồn gốc của chúng. Hãy kiên nhẫn tìm ra quy luật chi phối chúng.

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.