Khoa học hóa cách suy nghĩ, làm việc, học tập/Chương 3.5

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

 Mục lục - Lời mở đầu - Chương 1 - Chương 2 - Chương 3 - Chương 4

 

Phần: 1.1 - 1.2 - 1.3 - 1.4 - 1.5 - 1.6 - 1.7 - 2.1 - 2.2 - 2.3 - 2.4 - 2.5 - 3.1 - 3.2 - 3.3 - 3.4 - 3.5 - 3.6 - 4.1 - 4.2 - 4.3 - 4.4 - 4.5 - 4.6

LÀM BÀI, VIẾT BÁO CÁO

“Người viết càng dễ dàng, người đọc càng khó khăn”

Làm bài, viết báo cáo là một hình thức thông tin. Hình thức thông tin này, ở mức đơn giản là làm bài tập, bài thi, ở mức phúc tạp là viết báo cáo khoa học luận văn tốt nghiệp.

Viết một cách khoa học là viết thế nào để truyền tin một cách ngắn gọn, đầy đủ và chính xác.

Làm bài là một cách trả lời về một vấn đề khoa học, qua đó người học cung cấp thông tin cho người thầy để chứng tỏ mình hiểu biết và nắm được vấn đề. Làm bài một cách khoa học là hiểu được ý đồ của người cần tin (tức ông thầy) và cung cấp tin thoả mãn yêu cầu. Khi cầm bút viết bài, ta phải nghĩ ngay ai sẽ đọc và người đọc cần biết điều gì? Có như vậy, nội dung bài viết sẽ không thừa, không thiếu.

Làm bài nên dùng sơ đồ, mỗi khi có thể, để biểu diễn cấu trúc hoặc chức năng của sự vật và hiện tượng.

Thí dụ, trong sinh học, nếu biểu diễn qua trình sinh tổng hợp Protein trong tế bào hay chuỗi xoắn kép của axit nucleic băng sơ đồ, người đọc dễ nhận thức hơn.

Bài viết phải rõ ràng, sạch sẽ, tránh viết tắt. Điều này thể hiện một đầu óc minh bạch và tính thận trọng người đọc.

Đặc biệt, cách viết tắt chỉ dùng cho riêng mình và chỉ để riêng mình đọc.

Viết báo cáo là cách thông tin phức tạp hơn, vì đây là phải trình bày một hệ thống kiến thức sắp xếp thế nào để thể hiện tính lôgic của quá trình sưu tầm kiến thức.

Trước hết phải đặt vấn đề, rồi tới phương pháp để giải quyết vấn đề, tới các sự kiện thu nhận được qua quan sát và thực nghiệm, sau hết tới các kết luận rút ra từ các sự kiện này, tức các kiến thức khoa học mới.

Có nhiều kiểu báo cáo, như báo cáo tình hình, báo cáo công tác, báo cáo khoa học, báo cáo thực tập…Tựu trung, có thể chia hai loại: Báo cáo hình chính nhằm mục đích là thông tin về công việc đã làm và kết quả đạt được và báo cáo khoa học là thôn báo về quá trình và kêt quả của việc giải quyết một vấn đề khoa học.

Thí dụ, mỗi đoàn công tác điều tra cơ bản, sau đợt khảo sát đều có hai loại báo cáo: Báo cáo hành chính nêu tổ chức của đoàn, thời gian và địa điểm điều tra, kết quả sơ bộ điều tra, và báo cáo khoa học gồm các số liêu khoa học thu được tại hiện trường và những kết luận khoa học rút từ các số liệu đó.

Nội dung báo cáo hành chính phải đáp ứng yêu cầu của người quản lý muốn biết qúa trình và kết quả sơ bộ hoạt động của đoàn. Nội dung của báo cáo khoa học phải đáp ứng yêu cầu của các đồng nghiệp trong ngành, nếu cần, có thể lặp lại quan sát hoặc thí nghiệm để kiểm tra kết luận của tác giả.

Viết bài hay báo cáo phải lưu tâm đặc biệt tới các con số. Có thể nói, con số là linh hồn của mọi báo cáo. Báo cáo chỉ có giá trị khi nó thể hiện rõ tính định lượng với các con số chính xác. Các báo cáo cũng phải sử dụng hình vẽ, ảnh, bảng để sáp xếp có hệ thống các đại lượng. Báo cáo thiếu con số giảm mất hai phần ba giá trị.

Viết bài hay báo cáo cũng còn phải lưu ý tới tư liệu trích dẫn. Báo cáo đều phải sử dụng các tư liệu có liên quan, tư liệu trước đây, hiện nay, trong nước và ngoài nước.

Phải nêu rõ xuất xứ của tư liệu để người đọc báo cáo có thể thẩm tra dễ dàng nếu cần. Phải phân biệt rõ tư liệu lấy từ miệng người, tư liệu lấy từ bản thảo hay lấy từ thông báo, in rônêô hay in typô…

Muốn viết khoảng 20 trang về pháp chế lao động ở Anh, Mác đã tham khảo toàn bộ pho sách xanh gồm tất cả báo cáo của Uỷ ban điều tra và kiểm tra các nhà máy ở Anh và Iêclan. Mác không muốn cho những người sử dụng tài liệu của mình phải băn khoăn về tư liệu này hay tư liệu nọ, mà hoàn toàn có thể tin tưởng rằng đây là tất cả tư liệu loài người đã có trong lĩnh vực đó.

Viết bài hay báo cáo đều phải dùng câu văn ngắn gọn và các từ đúng đắn để đạt mục đích thông tin. Câu ngắn gọn giúp cách diễn đạt rõ ràng; từ đùng đắn, giúp cách truyền tin chính xác. Trong văn học, người ta nói văn là người, nhưng trong khoa học, văn là bộ não, là trí tuệ. Văn cầu kỳ rắm rối thể hiện tư duy phức tạp, không sáng sủa; văn nghèo nàn, thô thiển thể hiện tư duy đơn giản, mơ hồ. Người viết nên lưu ý là điều người đọc thường nhớ nhất trong bài viết là lời văn chứ không phải ý văn. Vì vậy, bài viết nào cũng phải đọc lại và viết lại nhiều lần. Muốn người đọc bài viết của ta dễ dàng, phải gia công nhiểu trong khi vết. Phương Tây đã có câu: Viết dễ dàng bao nhiêu, đọc khó khăn bấy nhiêu. Phương Đông cũng có câu: Văn hay là văn kho đọc chỉ thấy ý chứ không thấy lời, còn văn dở là văn chỉ thấy lời chư không thấy ý.

Viết là hoạt động tư duy gian khổ. Viết kho hơn nói. Tốc độ truyền tin chậm hơn. Viết chỉ được 50 từ một phút, còn nói đạt tới 150 từ một phút. Vì vậy khối lượng tin ít hơn. Khi nói với người khác, ta thấy ngay anh ta hiểu hay không qua cặp mắt hay qua câu hỏi đặt ra. Viết không có thế lợi đó, cho nên rèn luyện tốn công phu hơn. Nhưng lao động này lại được đền bù ở chỗ, viết để lại dấu ấn rộng rãi hơn và lâu bền hơn câu nói.

Hiện nay, bài viết hay báo cáo còn có một số nhược điểm sau:

Câu văn dài, rườm ra, thể hiện nhiều ý niệm lôn xộn, lặp đi lặp lại không có trật tự.

Từ dùng còn tuỳ tiện, thiếu chính xác, đôi lúc còn lỗi chính tả.

Toàn bộ báo cáo còn dài. Với cuộc cách mạng khoa học ngày càng nhiều, nên tạp chí khoa học nào cũng phải hạn chế số trang của bài viết. Bài viết càng ngắn càng có triển vọng ra mắt người đọc nhanh.

Một số báo cáo còn coi thường xuất xứ của tư liệu. Không ghi rõ ràng nguồn tư liệu nên việc thẩm tra khó khăn, thậm chí bỏ hẳn xuất xứ của tư liệu làm người đọc không thây đâu là tư liệu của bản thân tác giả, đâu là của người khác.

Có báo cáo không mang tên người viết nên người đọc muốn tìm hiểu chi tiết không biết hỏi au hoặc có tên người nhưng không có địa chỉ.

Nhiều báo cáo còn thiên về định tính, rất ít con số cụ thể. Trong kết luận, chỉ có nêu chung chung “cơ bản là tốt”, “nói chung là tốt”. Người đọc không thể nắm hiện tượng một cách chính xác, dễ hiểu sai về hiện tượng. Báo cáo định tính như vậy không đúng mà cũng chẳng bao giờ sai, không giúp gì cho việc cung cấp kiến thức mới.

Ngoài ra, nhiều cán bộ khoa học trẻ tuổi không biết các thể thức của từng loại báo cáo.

Mỗi loại báo cáo, báo cáo hành chính và báo cáo khoa học đều có thể thức nhận định. Thể thức này thường có ghi ở trang chót của mỗi tạp chí khoa học. Người cán bộ khoa học trẻ tuổi phải tìm hiểu thể thức qua trực tiếp với các đồng nghiệp có kinh nghiệm hoặc tự tìm trên các báo cáo của các nhà bác học cung ngành.

Muốn rèn luyện văn phong, phải đọc các tác phẩm văn học và cả tác phẩm khoa học.

Nhiều tác phẩm khoa học có lời văn khúc chiết, sáng sủa, ngắn gọn. Phải tập đọc nhiều các công trình khoa học, và học dần các cách diễn đạt tốt nhất về các sự kiện điển hình. Thí dụ, trong sinh học, tìm đọc cuốn “nguồn gốc loài vật” của Đácuyn, trong sinh lý học động vật, tìm đọc cuốn “nhập môn y học thực nghiệm” của Clốt Becna.

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.