Khoa học hóa cách suy nghĩ, làm việc, học tập/Lời mở đầu

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

 Mục lục - Lời mở đầu - Chương 1 - Chương 2 - Chương 3 - Chương 4

 

Phần: 1.1 - 1.2 - 1.3 - 1.4 - 1.5 - 1.6 - 1.7 - 2.1 - 2.2 - 2.3 - 2.4 - 2.5 - 3.1 - 3.2 - 3.3 - 3.4 - 3.5 - 3.6 - 4.1 - 4.2 - 4.3 - 4.4 - 4.5 - 4.6

LỜI MỞ ĐẦU

Khoa học là linh hồn sự phồn vinh của các quốc gia, là nguồn sống dồi dào của mọi tiến bộ. Chính những phát minh khoa học và ứng dụng của nó đã dẫn dắt chúng ta đi (Paxtơ)

Trong quá trình tìm cách giải thích các hiện tượng tự nhiên, trí tuệ loài người đã trải qua ba trạng thể thần học, siêu hình và khoa học (Auguste Comte).

Trạng thể thần học giải thích hiện tượng tự nhiên là do quyền lực của thần thánh. Thí dụ, trước kia người ta cho rằng lên miền núi bị sốt rét là do một loại (ma thiêng) của núi rừng gây ra. Ở miền núi có rất nhiều loại ma gây bệnh. Vì vậy, nếu ốm, chỉ cần có thầy mo cũng lễ là khỏi.

Tất nhiên với cách giải thích này, người ta không thể hiểu được tại sao người bệnh vẫn chết, mặc dù có thể hiểu được tại sao người bệnh vẫn chết, mặc dù có cũng lễ.

Trạng thể siêu hình giải thích hiện tượng tự nhiên bằng các lực siêu hình.

Đã có thời người ta tin rằng bệnh sốt rét là do nước độc gây ra. Lên miền núi, cứ tắm nước suối, uống nước suối mãi sẽ bị sốt rét. Do đó bệnh có tên là “sốt rét ngã nước”, cách giải thích này ngụ ý là trong nước suối có một “chất”, một “lực” gì đó có thể sinh bệnh.

Với cách giải thích này, người ta cũng đành bó tay trước bệnh sốt rét vì không hiểu biết gì về cái “lực siêu hình” kia.

Trạng thể khoa học giải thích hiện tượng này bằng hiện tượng khác. Thí dụ, hiện nay người ta biết rằng bệnh sốt rét là do vi trùng Plasmedium xâm nhập cơ thể gây ra. Và trùng này lại do muỗi Anopheles truyền cho người.


Với cách giải thích này, ta có thể phòng sốt rét bằng cách phòng muỗi đốt và chữa sốt rét bằng cách uống Quinacin để diệt trùng Plasmodium.


Khoa học không có mục đích đi tìm nguyên nhân tới cùng của hiện tượng, tức đạt tới chân lí tuyệt đối. Nó chỉ tự hạn chế trong việc quan sát các hiện tượng, biện luận về hiện tưởng và tìm mối liên hệ không đổi giữa các hiện tượng.

Mặc dù mục đích của khoa học chỉ khiêm tốn như trên, khối lượng kiến thức do khoa học mang cho nhân loại đã có giá trị lí luận và thực tiễn không nhỏ. Chính chúng đã xây dựng nên nền văn minh phát triển không ngừng của loài người.

Khoa học còn tạo cho con người – và đây là điều quí nhất- một tư duy khoa học bao gồm tinh thần khoa học (còn gọi là trí tuệ khoa học) và phương pháp luận khoa học, trong này có phong cách khoa học.

Tinh thần khoa học và phong cách khoa học được hình thành qua công tác nghiên cứu và chính nhờ đó mà các nhà khoa học của bao thế hệ đã và đang đóng góp có kết quả cho sự nghiệp khoa học.

Nhưng sản phẩm quý báu này của khoa học cũng giúp ích cho mỗi người chúng ta đặt kết quả tốt trong lao động và học tập của mình.


Tập sách gồm 4 chương như sau:

  1. Tinh thần khoa học.
  2. Phong cách khoa học trong lao động.
  3. Phong cách khoa học trong học tập.
  4. Vài đức tính cần thiết cho công tác khoa học.

Tác giả hi vọng là các chương 1, 2, 3, sẽ giúp ích cho tất cả các bạn thanh niên đang lao động, học tập ở các ngành nghề khác nhau. Riêng chương 4 nhằm giúp thêm bạn nào muốn đi vào con đường khoa học.

Mong các bạn đọc quan tâm góp ý kiến về thiếu sót của tập sách. Tác giả xin thành thức cảm ơn.

Hà Nội, Xuân Canh Thân 1980


Lời giới thiệu LỜI MỞ ĐẦU Trang tiếp

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.