Khoa học hóa cách suy nghĩ, làm việc, học tập/Chương 4.5

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

 Mục lục - Lời mở đầu - Chương 1 - Chương 2 - Chương 3 - Chương 4

 

Phần: 1.1 - 1.2 - 1.3 - 1.4 - 1.5 - 1.6 - 1.7 - 2.1 - 2.2 - 2.3 - 2.4 - 2.5 - 3.1 - 3.2 - 3.3 - 3.4 - 3.5 - 3.6 - 4.1 - 4.2 - 4.3 - 4.4 - 4.5 - 4.6

NGHỊ LỰC KIÊN TRÌ

“Chỉ một số ít người trên trái đất này có thể hiểu được sự căng thẳng đầu óc ghê gớm và trước hết là sự lao động quên mình mà không có nó thì những sáng tạo của trí tuệ mở những con đường mới cho khoa học không thể nào thực hiện được…”


Nghiên cứu khoa học đòi hỏi nhiều nghị lực. Phải tập trung tất cả sức manhj tinh thần và thể chất cho khoa học nếu muốn thành công.

Thiên nhiên không dễ dàng vén màn bí ẩn cho người nghiên cứu. Phải tiến hành hàng ngàn quan sát, thí nghiệm. Rồi phải xử lý hàng vạn số liệu. Công việc này rõ ràng đòi hỏi một nghị lực rất lớn.

Bộ Tư bản là một trong hai công trình khoa học vĩ đại của thế kỷ XIX - công trình kia là của Đácuyn về nguồn gốc của loài vật - đã buộc Mác vượt qua khó khăn vật chất và tinh thần trong hơn 30 năm. Ông có nói một câu đại ý: không có con đường đế vương cho khoa học và chỉ ai không sợ leo trèo mệt nhọc trên con đường dốc hiểm trở - tuy có người dẫn đường rất giỏi - mới có may mắn tới được đỉnh cao sán lạn của khoa học.

Người ta kể lại, Pie và Mari Curi đặt kế hoạch lọc chất Radium từ quặng Pechblende để chứng minh cho giới khoa học là chất này có thật, Mari đã phải làm việc trong 45 thành liền, “tại phòng thí nghiệm”. Đây là một nhà chứa xe, thềm đất, nóc kính đã vỡ, khi mưa, để chảy nhỏ giọt.

Bà phải ngoà hàng yến quặng bằng tay, gạn quặng nóng chảy - mà hơi bốc lên làm họ sặc sụa và chảy nước mắt nước mũi - từ vại này sang vại khác.

Năm 1902, giới khoa học mới được thấy 10 gam radium nguyên chất lọc từ một tấn bã quặng. Phát minh ra radium, chất phóng xạ nguyên chất đầu tiên, gây một cuộc cách mạng thật sự trong khoa học.

Nghi lực phi thường của nữ bác học Mari Culi đã dẫn bà tới đỉnh cao sán lạn của khoa vật lý học.

Năm 14 tuổi, nhà toán học Pôngtriaghin gặp một tai nạn bị mù hai mắt. Nhưng cậu rất thích toán học nên kiên trì đền trường nghe giảng và về nhà tự học với sự giúp đỡ của mẹ. Học xong lớp 10, cậu vào học ở đại học tổng hợp. Sau khi tốt nghiệp, được giữ lại ở trường làm thầy giáo. Năm 30 tuổi, được bầu làm viện sỹ viện hàn lâm khoa học Liên Xô. Hiện nay là một trong những nhà toán học xuất sắc của thế giới.

Kèm với nghị lực là sự kiên trì. Kiên trì cần thiết cho mọi thành công. Không có việc gì thành công ngay một cách trọn vẹn.

Giải quyết một việc cũng tựa như người đi đường có nhằm một đích nhất định. Muốn tới đích, trên đường đi, ta phải kiên trì vượt các chướng ngại vật.

Thật là nguy hiểm nếu người ta chỉ muốn có kết quả quá nhanh, qua trực tiếp.

Kiên trì càng rất cần cho lao động khoa học. Muốn nghiên cứu thành công, phải hiểu biết, tìm tòi nhiều. Sự hiểu biết cặn kẽ, sự chuyên cần và sự kiên trì sẽ giúp ta xoá bỏ được những định kiến sai lầm, bảo toàn được chân lý tìm thấy.

Niutơn, khi trả lời câu hỏi nhờ đâu ông đi tới được định luật vạn vật hấp dẫn, đã nói: Đó là do tôi thường xuyên chăm chú theo dõi đối tượng nghiên cứu của mình và kiên tâm chờ đợi, từ khi sự việc bắt đầu tới khi sự việc được sáng tỏ dần và trở thành hoàn toàn rõ ràng.

Paxtơ có nói với thanh niên về công trình của mình: Chẳng có thiên tài đặc biệt nào đâu, chỉ có lao động cần cù, kiên trì cố gắng, người ta mới có thể đạt được những cái gì đẹp đẽ và cao cả. Đấy là tất cả bí quyết mà tôi đã tìm thấy trong những kết quả nghiên cứu của mình.

Nhà hoá học Mendêliép cũng có một câu đầy ý nghĩa: Tôi có phát minh không phải nhờ thiên tài mà do làm việc cả đời không nghỉ.

Ngành khoa học nào cũng cần tới sự kiên trì. Một tư tưởng nào cũng là sản phẩm của một lao động kiên trì chứ không phải là một sự thích thú lập luận phô trương. Tư tưởng phải là một cái gì cao hơn dục vọng và bản năng. Không co lao động tận tâm, không thể vươn tới tầm cao của tư tưởng.

Có ngành khoa học còn cho kiêm trì là một điều kiện tiên quyết để tránh để thành công. Muốn chọn một giống lúa mới, phải cần tới hàng chục năm lao động và chờ đợi, phải tiến hành hàng triệu kiểm tra.

Đối với nhà khoa học chọn giống, người ta thường đặt ba yêu cầu: giành cả đời người, ở nguyên một chỗ và phải sống lâu.

Có kiên trì trong khoa học mới giữ vững được tuổi được tuổi trẻ sáng tạo suốt cả đời. Tuổi trẻ sáng tạo không tuỳ thuộc tuổi trẻ vật chất. Có người chỉ khoảng 30 tuổi đã mất tuổi trẻ sáng tạo, mà có người giữ được nó tới lúc cuối đời.

Điều cơ bản là duy trì được tò mò tìm hiểu của tuổi thơ và không cho phép được nghỉ ngơi trên những thành tích quá khứ.

Nhà bác học Mari Culi được giải thưởng Nôben về vật lý học năm 1903, lúc bà 35 tuổi, tới năm 1911, lại được giải thưởng Nôben về hoá học (trong lịch sử, ít ai có thể được giải Nôben 2 lần), và hai tháng trước khi chết - bà mất tháng 7- 1934 - bà còn tới phòng thí nghiệm làm việc, còn sửa bản thảo của một công trình khoa học, còn phụ đạo cho học trò.

Nhà vi khuẩn học Vinagratxki, năm 97 tuổi, trong ba tháng cuối cùng của cuộc đời, vẫn tiếp tục chữa bạn thảo của công trình nghiên cưu.

Kiên trì là luôn giữ vững nhiệt tình trong nghiên cứu, không nản lòng vì thất bại, không nôn nóng về kết quả nghiên cứu và là chịu đựng gian khổ về tinh thần và vật chất vì sự nghiệp khoa học.

Người nghiên cứu nào cũng phải luôn giữ vững nhiệt tình trong lao động khoa học.

Sự hiểu biết là vĩnh viễn và vô cùng, cũng như sự vô cùng tận của thiên nhiên. Kiến thức cũng tựa như một khối tròn và khôi tròn càng lớn thì càng có nhiều điểm tiếp xúc với vô tận. Vì vậy, không có kết luận khoa học nào đã kết thúc. Mỗi kết quả khoa học chỉ là thanh tựu có tính chất quá độ và đều đặt ra những vấn đề mới cần giải quyết. Cuộc chiến đấu lâu dài với thiên nhiên nhằm tích luỹ kiến thức sẽ không bao giờ chấm dứt.

Những nhà khoa học chân chính phải không ngừng tiến hoá và không ngừng tìm tòi kiến thức.

Vì vây, nhà khoa học nào cũng phải lớn lên trong suốt đời mình bằng cách khắc phục bản thân mình. Có lao động kiên trì mới liên tục lớn lên, liên tục tiến hoá như thế.

Theo lời nhà toán học Laurentiép, muốn trở thành bác học, trước hết phải rèn cho mình khả năng làm việc thật nhiều. Trong hoạt động sáng tạo, cái chính nhât là làm việc liên tục kiên trì hàng tháng, hàng năm, thậm chí hàng chục năm, phấn đấu để giành mục tiêu đã định. Phải tìm tòi không mệt mỏi các con đường để giải quyết vấn đề, đối với nhà toán học thì thử đi thử lại hàng ngàn con đường để tìm lấy con đường gần nhất, còn đối với nhà khoa học thực nghiệm, thì thử đi thử lại hàng ngàn kiểu phối hợp khác nhau, cơ cấu khác nhau.

Trong một bức thư gửi cho bạn, nhà toán học Gausơ đã viết: Có thể là bạn hiểu được tâm trạng của tôi về cái định lý toán học tôi đã cố chững minh mà không được… Trong suốt 4 năm, ít có tuần nào tôi không suy nghĩ về cách giải bài toán đó, nhưng tất cả đều vô hiệu. Cuối cùng, ngày gần đây, tôi mới đạt được kết quả.

Đây là tâm sự của một “thần đồng” về toán ở thế kỷ trước. Khi lên 7 tuổi, Gausơ đã làm được phép tính cộng 100 con số đầu tiên với một tốc độ rất nhanh.

Nhà vật lý học Êđixơn, người có nhiều phát minh nhất ở đầu thế kỷ XX (khoảng 1100 phát minh), đã phải thực hiện tới 8000 thí nghiệm mới tìm ra sợi tóc của bóng đèn thông dụng hiện nay, và đã làm tới 50000 thí nghiệm để thay thế ắc quy chì bằng ắc quy kiềm, gọn nhẹ hơn.

Ông phải thường xuyên làm việc trong phòng thí nghiệm 18 -20 giờ mỗi ngày.

Ông thường nói: Trong mỗi phát minh khoa học, chỉ có một phần trăm là nhờ thiên tài, còn 99 phần trăm là lao động, lao động cực nhọc.

Kiên trì còn là không lản lòng vì thất bại.

Trong quá trình tìm tòi cái mới, không sao tránh được thất bại. Nhưng nhà khoa học chân chính không bao giờ nản lòng. Chính thất bại đó giúp ta kiểm tra được con đường đang đi, phương hướng đang phát triển.

Phân tích thí nghiệm thất bại nhiều khi còn dẫn tới phát minh quan trọng.

Từ lâu, nhà sinh học Cơritxian đờ Đuvơ nghiên cứu các vấn đề xoay quanh bệnh đái tháo đường. Một hôm khi chiết xuất men của tế bào gan chuột để làm thí nghiệm, ông nhận thấy men này lúc có lúc không trong dịch chiết. Đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân của thí nghiệm thất bại, ông phát hiện ra là chất men được chứa trong một túi nhỏ của tế bào mà ông đặt tên là Lysosom.

Tuỳ theo Lysosm vỡ hay lành mà nước chiết có chứa men hay không.

Sau khi tập trung toàn viện để nghiên cứu Lysosom về mặt, ông tìm thấy chức năng của vật thể này trong sự tiêu hoá nội bào, điều mà khoa học chưa biết. Phát minh của Đờ Đuvơ đã mở đường cho sự phát triển của các nghành sinh học tế bào và vi sinh vật học hiện đại, và đã dành cho ông giải thưởng Nôben 1974 về sinh lý học.

Kiên trì là không nôn nóng về kết quả nghiên cứu.

Trên con đường khoa học, nếu nóng vội thường đi tới kết luận quá sớm không đủ cơ sở để thuyết phục. Hiện nay, những vấn đề “dễ ăn” trong khoa học đều đã được giải quyết từ hàng thế kỷ. Còn lại là những vấn đề “hóc búa” đòi hỏi nhiều công sức.

Người nghiên cứu chỉ có thể công bố kết quả phát minh của mình khi bản thân đã đưa ra hết các giả thuyết phủ định kết luận đó. Muốn như vậy, phải đợi hàng tháng, thậm chí hàng năm, để làm lại hàng trăm, hàng ngàn thí nghiệm kiểm tra nhằm tìm nguyên nhân của kết quả thí nghiệm trái ngược.

Năm 1831, Đácuyn bắt đầu thu thập số liệu khoa học. Tới năm 1842, tức sau 11 năm, ông mới thông báo 35 trang về học thuyết nguồn gốc loài vật, hai năm sau, công bố 230 trang. Và trong 10 năm tiếp theo, ông vẫn tiếp tục thu thập số liệu để kiểm tra học thuyết của mình.

Tới năm 1684, Niutơn đã giải quyết xong bài toán hấp dẫn và đưa bản thảo cho nhà thiên văn học Halây xem. Halây có khuyên nên công bố ngay, nhưng Niutơn không đồng ý vì cho rằng công trình chưa hoàn chỉnh.

Ông lao động thêm hai năm và tới năm 1687 mới công bố công trình “Những nguyên lý của triết học tự nhiên”, trong đó, không chỉ đưa ra định luật hâp dẫn vũ trụ với cơ sở khoa học của nó, mà còn cả toàn bộ lâu đài vật lý học của hai thế kỷ sau.

Nhà khoa học chân chính nhiều khi còn phải kiên trì chịu đựng gian khổ về tinh thần.

Trong lịch sử khoa học, những phát minh lớn thường không được đánh giá đúng mức bởi giới khoa học đương thời. Hoặc công trình bị lãng quên một cách lặng lẽ, hoặc nếu mâu thuẫn với chính kiến đương thời thì bị công kích kịch liệt.

Hiện nay, nhà di chuyền học Menden được coi là ông tổ của ngành di truyền học hiện đại và là một trong hơn 10 nhà bác học vĩ đại nhất của thế kỷ XIX.

Nhưng ít người biết là năm 1865 và 1869, ông đã phát minh ra định luật di truyền và thông báo cho giới khoa học, trong một công trình 73 trang. Nhưng chẳng ai để ý đến. Phải đợi tới 1900, tức 30 năm sau, người ta mới lưu tâm lặp lại thí nghiệm của ông và xác nhận công trình.

Gần đây, có thể lấy thêm thí dụ của nhà bác học Xioncôpxki, người sáng lập ra khoa học tên nửa. Trong không khí lãnh đạm và không hiểu của giới khoa học đương thời về phát minh khoa học của mình, ông vẫn kiên trì nghiên cứu thí nghiệm và viết báo cáo. Ông có ghi trong hồi ký: cả cuộc đời tôi đã dành cho suy tưởng, tính toán, thực hành và thi nghiệm.

Phải đợi tới ngày cuối của cuộc đời, người đương thời mới đánh giá nổi sự đóng góp của ông cho ngành khoa học vũ trụ với 600 công trình khoa học.

Hiện nay, tượng ông được đặt ở thủ đô Matxcơva và ở Kaluga, nơi ông sống và dạy học; tên ông được khắc ở đài kỷ niệm ngày phóng vệ tinh nhân tạo và được đặt cho một hòn núi lửa trên mặt trăng.

Khi có đồng nghiệp an ủi về phát minh khoa học bị công kích dữ dội, nhà vi trùng học Paxtơ đã nói: Một nhà khoa học phải no lắng về những điều người ta sẽ nói về anh ta trong một thế kỷ, chứ không phải những lời khen chê bây giờ.

Nhà di truyền học Lương Đình Của, bỏ mặc sự lãnh đạm thở ơ của một số đồng nghiệp, kiên trì nghiên cứu áp dụng phương pháp di truyền học hiện đại vào công tác chọn giống. Sau nhiều năm, ông đã tạo cho nông nghiệp một số giống ngũ cốc và rau có giá trị thịnh hành.

Nhiều nhà khoa học còn chịu đựng gian khổ về vật chất vì sự nghiệp khoa học.

Nhà khoa học Béctơlô, người đã đóng góp cho hoá học những phát minh nổi tiếng của thế kỷ XIX, lưng còng vì đau cột sống, cả ngày làm việc trong phòng thí nghiệm lạnh lẽo và ẩm thấp - bản chất và tính chính xác của công trình nghiên cứu không cho phép sưởi ấm căn phòng - và ông dành cả tối và thưởng thức thâu đêm để tính toán.

Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, thành phố Lêningrat (Liên Xô) bị phong toả suốt 900 ngày. Các nhà thực vật học của viện nghiên cứu đã săn sàng nhận khẩu phầm hàng ngày là 30 hạt đậu nảy mần, bên cạnh họ là kho 15000 tấn lúa mỳ giống. Sưu tập giống lúa này do nhà di truyền học Vaviốp đã vượt năm châu bốn biển, xây dưng trong nhiều năm.

Các nhà thực vật học của viện sẵn sàng chết chứ không muốn động đến cái gia tài khoa học quý giá kia của tổ quốc.

Một nhược điểm của tuổi thanh niên là nôn nóng, dễ nản và có nhiệt tình “lửa rơm”. Nhược điểm này có thể chấp nhận phần nào trong các ngành hoạt động khác khoa học. Những muốn đi vào con đường khoa học, chúng ta phải cương quyết khác phục no. Sự nghiệp khoa học không phải chỉ đòi hỏi quả tim mà đòi hỏi bộ não, chủ yếu là bộ não.

Phải rèn luyện nghị lực từ lúc còn trẻ.

Khi ta đã kiểm tra được mọi hành động, chương trình phải được thực hiện không chậm trễ. Do suy nghĩ, ta sẽ nhìn rõ vấn đề, đặt vấn đặt vấn đề rõ ràng và có những ý niệm minh bạch.

Từ đấy, sẽ khởi động một tình cảm, một xúc động biểu hiện ở khí thế nhiệt tình, một tình cảm mãnh liệt muốn thành công. Chính lòng ham muốn cực độ sẽ thúc đẩy chúng ta hành động ngay, lòng ham muốn sẽ dẫn tới chỗ quyết tâm hoàn thành.

Khi đã có quyết tâm, ta sẽ không bị ảnh hưởng bởi người này hay sự vật kia.

Rèn luyện nghị lực phải bắt đầu bằng những việc hàng ngày bình thường nhất. Đã làm việc gì là làm cho chu đáo tỉ mỉ, kể cả những việc mình không thích lắm. Đã bắt đầu việc gì phải vượt mọi kho khăn làm tới cùng, không bao giờ bỏ dở.

Đã đặt kế hoạch làm việc, học tập, phải cố thực hiện đúng thời gian quy định.

Người ta kể lại, trong kháng chiến lần thứ nhất, trên đường đi thăm một đơn vị bộ đội, Bác Hồ gặp một con suối nước dâng to chảy cuồn cuộn. Vài người khuyên Bác trở lui, hoãn cuộc đi thăm tới ngày khác. Bác cương quyết chống gậy qua suối, không muốn để lỡ kế hoạch đã định.

Cùng với nghị lực, phải rèn luyện tính kiên trì vì nghị lực và kiên trì là cơ sở của mọi thành công.

Người thiếu kiên trì luôn luôn muốn thay đổi công việc vì cảm thấy không thích hợp. Thật ra đối với loại người này thì công việc mới nào cũng sẽ không thích hợp. Lòng ham thích công việc. Nếu công việc chưa thích hợp lắm, ta cứ kiên trì, sau một thời gian mới có thể đánh giá đúng đắn.

Đối với công việc không thích hợp, ta vẫn phải kiên trì, cố gắng sẽ lớn hơn. Và nghị lực do sự cố gắng này cũng được rèn luyện thêm một bước.

Không có lao động nào là chán nếu ta tìm được nguồn hứng thú trong nó. Muốn có nguồn hứng thú ban đầu, phải lao động có kết quả.

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.