Khoa học hóa cách suy nghĩ, làm việc, học tập/Chương 3.2

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

 Mục lục - Lời mở đầu - Chương 1 - Chương 2 - Chương 3 - Chương 4

 

Phần: 1.1 - 1.2 - 1.3 - 1.4 - 1.5 - 1.6 - 1.7 - 2.1 - 2.2 - 2.3 - 2.4 - 2.5 - 3.1 - 3.2 - 3.3 - 3.4 - 3.5 - 3.6 - 4.1 - 4.2 - 4.3 - 4.4 - 4.5 - 4.6

GHI CHÉP

"Phần quan trọng nhất của thực nghiệm không phải là làm thí nghiệm mà là ghi chép, ghi chép định lượng rất chính xác, ghi bằng mực hẳn hoi.”

Không ai có thể tự tin vào trí nhớ của mình mà không cần ghi chép.

Khi một ý niệm được tay ta trực tiếp ghi trên giấy là hình ảnh của ý niệm này được đậm nét thêm ở trong óc. Có ghi chép bài, học bài càng chóng thuộc.

Nhà bác học nào cũng phải ghi chép.

Sử kể lại là tiến sỹ Lê Quý Đôn coi rất trọng việc ghi chép. Hàng ngày đi đến đâu, đọc sách gì, có điều gì đáng nhớ, ông đều ghi vào thẻ tre. Tối đến, ông xem lai một lượt, ghi chú thêm rồi sắp thẻ vào từng túi theo chuyên đề: địa lý, triết học, phong tục…phương pháp khoa học này giúp ông Lê có nhiều tác phẩm có gia trị về địa lý, phong tục, tập quán…, làm ông nổi tiếng là một bộ óc bách khoa của thời đại bấy giờ.

Hết sức ghi đầy đủ những kiến thức mới liên can tới vấn đề mình đang quan tâm. Lưu ý đánh dấu ngoài lề những kiến thức trái với nhận thức của mình để sau có thể kiểm tra.

Sau khi dự buổi thuyết trình, nên dành thì giờ để xem lại và nếu cần, thẩm tra lai các điều đã ghi chép.

Phải tập ghi nhanh để không lọt quá nhiều tin. Muốn ghi nhanh phải luyện một số lý hiệu ghi tắt. Thí dụ, quan điểm viết là Q/đ, vấn đề là v/đ…

Phải chú ý để ghi các ý chính của bài thuyết trình, lược giản những chi tiết không quan trọng.

Trong mệnh đề, lược bỏ những quán từ, liên từ…

Khi đọc tài liệu ta có thì giờ hơn khi đi dự thuyết trình, vì vậy có thể ghi chép chu đáo hơn. Phải suy nghĩ, cân nhắc, sắp xếp có hệ thống những số liệu, đánh dấu những số liệu quan trọng để khi cần tới thì tìm hiểu dễ dàng. Sau này, từng thời ký, phải xem lại những điều đã ghi để biết điều nào đã được xác minh, điều nào cần thẩm tra tiếp.

Chỉ bằng cách đó, ta mới có thể nhận kiến thức của mình một cách vững chắc. Người ta kể lại, Mác khi đọc sách, thường trích ghi vào sổ tay, đánh dấu những đoạn hay trong sách và thường đọc lại sổ ghi và đoạn đánh dấu tới khi thuộc lòng.

Lênin cũng vậy. Ông đọc thật nhiều tài liệu. Đọc xong, đều ghi những điều cần thiết vào sổ tay, sau đó luôn luôn bổ sung các điều mới vào sổ, rồi đọc đi đọc lại những điều ghi chép nhiều lần.

Trên trang giấy, Lênin thường chia hai cột, một cột ghi những ý niệm cần thiết, cột kia ghi ý kiến riêng của mình về từng ý niệm: đúng rất đúng, cần thẩm tra, cần thảo luận…

Tác phong này, kêt hợp với trí nhơ tốt, làm cho bất luận lúc nào Lênin cũng dẫn chững sự việc một cách chính xác, chứ không chỉ dựa vào ký ức đơn thuần.

Kết quả quan sát, thí nghiệm phải được ghi chép cẩn thận và trung thực trong sổ nhât ký nghiên cứu. Các số liệu này phần lớn do các dụng cụ thí nghiệm đo lường cung cấp, có đủ tính chất khách quan. Chúng được coi là số liệu gốc, không chỉ dùng cho bản thân người thí nghiệm, mà còn dùng tham khảo cho các người khác tiến hành thí nghiệm, mà còn dùng tham khảo cho các người khác tiến hành thí nghiệm tương tự sau này.

Số liệu là cơ sở của những biện luận và kết luận khoa học. Vì vậy, số liệu đầy đủ sẽ dẫn tới kết luận rõ ràng, còn số liệu linh tinh, thiếu sót sẽ dẫn tới kết luận mơ hồ hoặc không thể dẫn tới kết luận. Trân trọng các số liệu là bộ phận không tách rời của một thí nghiệm đúng đắn.

Người nghiên cứu nào cũng phải đặt một giả thuyết rồi tiến hành thực nghiệm để kiểm tra giả thuyết. Và người nào cũng có tâm lý muốn số liệu thu được chứng minh giả thuyết là đúng. Sau khi làm một số thí nghiệm, thấy kết quả là dương, tức phù hợp với giả thuyết, ta rất lác quan. Nhưng sau một số thí nghiệm khác, kết quả lại là âm, ta phải bình tĩnh để kiểm tra lại điều kiện thí nghiệm. Nếu kết quả vẫn là âm, hoặc khi âm khi dương, nhà nghiên cứu vẫn phải ghi đầy đủ kết quả vào sổ và suy nghĩ về giả thuyết đã đặt để điều chỉnh hay thay thế nó. Tính khách quan của khoa học không cho phép bất cứ ai xuyên tạc số liệu của mình, do bất cứ nguyên nhân gì.

Phải lưu ý đặc biệt tới con số, tức mặt định lượng của sự vật và hiện tượng. Ta không chỉ bằng lòng với yếu tố khí tượng như trời ấm, trời lạnh, trời nóng,… mà cần ghi nhiệt độ cụ thể, hoặc không bằng lòng với cách ước lượng mật độ quần thể sinh vật, nhóm này đông hơn nhóm kia, mà phải có số lượng cá thể từng nhóm, có tỷ số của mật độ hai nhóm… chỉ con số mới có giá trị thuyết minh cao nhất về sự vật và hiện tượng.

Ghi chép con số phải thật cẩn thận rõ ràng và ghi bằng mực. Các con số là dấu ấn của hiện tượng đã qua, không chỉ phục vụ cho thế hệ nghiên cứu bây giờ mà còn giúp ích cho các thế hệ khoa học tiếp theo. Có ghi bằng mực, dấu ấn mới lưu truyền được lâu và khó bị sửa chữa.

Hiện nay, có người chưa thấy tầm quan trọng của ghi chép, quá tin vào trí nhớ của mình. Họ không rõ là các nhà bác học lớn tới đâu cũng phải ghi chép. Nhà vật lý học Êđixơn, trong việc thử nghiệm một dụng cụ đã ghi chép trên hàng vạn trang giấy. Sổ nhật ký của nhà vạn vât học Brehm, tác giả của các pho sách bách khoa về sinh vật nổi tiếng trên thế giới, gồm hàng vạn trang viết chữ rất nhở.

Trái lại, cũng có người sinh lý ghi chép nhưng không đúng cách. Họ ghi lịa đặc cả trang giấy, thậm chí tới mức sau này chính bản thân cũng không đọc nổi những điều đã ghi. Cách ghi như vậy chỉ làm nhọc cơ thể và trí não một cách vô ích. Ngày xưa, một văn hào nào đó đã có câu nổi tiếng: khoa học mà không có ý thức chỉ là sự huỷ hoại tâm hồn. Ngày nay, ta cũng có thể nói: Ý thức mà không có khoa học chỉ là sự huỷ hoại thể xác. Người ghi chép không thông minh như trên, sẽ lạc vào cái rừng số liệu do chính mình trồng lên và ít khi ra thoát.

Trong thực hành của sinh viên, việc ghi chép số liệu còn cẩu thả, tuỳ tiện, lúc ghi lúc không. Thậm chí còn có hiện tượng điều chỉnh số liệu hoặc bịa số liệu để làm vừa lòng thầy giáo.

Rõ ràng việc xuyên tạc số liệu có hậu quả tai hại. Ông thấy cả tin dựa vào đó sẽ đi tới kết luận sai lầm trong khoa học, còn học trò thì sẽ đi tới kết luận sai lầm trong khoa học, còn học trò thì rẽ quen dần với tính dối trá, một tính xấu gây rối không nhỏ cho xã hội chúng ta.

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.