Sử thuyết họ Hùng/Bài 20
Các cuộc khởi nghĩa chống Tần[sửa]
1. Khởi nghĩa làng Đại Trạch – Dạ Trạch Vương
Tần Thủy Hoàng huy động dân chúng vào những công trình to lớn vào bậc nhất thế giới lúc bấy giờ như xây Vạn Lý Trường Thành, xây cung A Phòng, và xây lăng mộ cho chính Tần Thủy Hoàng.
Chiến quốc kéo dài mấy trăm năm đáng lẽ khi thống nhất thiên hạ họ Triệu phải khoan sức cho dân để quốc lực hồi phục, ngược lại nhà Tần lại vắt kiệt những gì còn lại, khiến nhân dân không còn sức chịu đựng được nữa và họ vùng lên chống lại “sài lang”.
Đầu tiên là cuộc khởi nghĩa của Trần Thắng, ông quê ở Dương Thành tức Quảng Châu thuộc Quảng Đông ngày nay. Ông đã cùng Ngô Quảng khởi nghĩa ở làng Đại Trạch thuộc huyện Túc Tỉnh tỉnh An Huy ngày nay, khởi nghĩa nhanh chóng được nhân dân hưởng ứng và Trần Thắng xưng vương lấy quốc hiệu là Trương Sở có nghĩa là nước Sở mở rộng, chữ Sở chính là biến âm của thủy chỉ phương Nam. Sử Việt Nam chép ông là Dạ Trạch Vương Triệu Quang Phục (quan phục). Dạ Trạch và Đại Trạch là biến âm của nhau, triệu là biến âm của chữ ‘chậu’ tiếng Thái Lào (đã đề cập ở phần trước đây). Triệu Quang Phục nghĩa là ‘Chúa phục hưng phương Nam’ cận nghĩa của vương hiệu ‘Trương Sở Vương’.
Vùng đất trung tâm của đế quốc Tần là Quan Trung nghĩa là vùng trung tâm phía nam, thủ đô Tần là thành Hàm Dương nghĩa là thành phía đông của đất Hàm,, còn Hàm Đan là thành phía nam đất Hàm. Chữ Hàm có nghĩa là ‘mặn’ trong ngũ vị, hàm – mặn chỉ phương nước tức phương nam theo Dịch Lý.
Trần Thắng không phải là tên riêng mà là hiệu đặt theo nghĩa: ‘Trần’ là chữ ‘đông’ và chữ ‘A’ chỉ phương đông, thắng là thắng lợi; nghĩa là phương đông tất thắng lợi, vì nước tần vào thời điểm này được coi là phương tây. Lần lượt Ngô Quảng và sau đó Trần Thắng lần lượt hy sinh – cuộc khởi nghĩa chống ‘sài lang’ thất bại.
2. Cuộc khởi nghĩa của Hạng Lương – Hạng Vũ
Hạng Lương là con cháu của Hạng Yến đại tướng nước Sở, Hạng Yến đã tự sát khi Tần đánh bại Sở. Khi hay tin Trần Thắng khởi nghĩa Hạng Lương cùng cháu là Hạng Tịch khởi nghĩa ở quận Cối Kê, nơi thờ vua Hạ Vũ tức Tản Viên Sơn Thánh Quốc Chúa Đại Vương. Chính sử Trung Hoa chỉ định Cối Kê ở Giang Tô Trung Quốc hiện nay, nhưng trong mạch sử chúng ta đang nhiên cứu thì Cối Kê phải ở Phúc Kiến – Chiết Giang là đất Việt của Việt Vương câu Tiển xưa; sử ký Tư Mã Thiên viết: con thứ hai của vua Thành Khang được phong ở đất Cối Kê, ông và những người dân theo mình đã “cắt tóc ngắn, xâm mình khai phá đất”, và đất Cối Kê là nơi được dành riêng để thờ vua Đại Vũ, tổ nhà Hạ. Từ ‘Cối Kê’ không có nghĩa gì trong Trung Hoa ngữ nhưng trong Việt ngữ thì ý nghĩa lịch sử hiện ra rõ ràng: ‘cối’ biến âm của ‘cái’ có nghĩa là cả là đứng đầu. Cơ chính là cô từ mà người thủ lãnh, quân vương tự xưng mình. “Cối Kê” chính xác là ‘cái cô” tức vua cả hay vương đứng đầu đồng nghĩa với ‘tiên hoàng’ hay ‘thủy hoàng’.
Dân tộc học xác định … cắt tóc ngắn và xâm mình là tập tính của người Việt chính gốc, dân Đài Loan ngày nay vẫn còn ăn trầu y như người Việt; trong lịch sử Việt vẫn mơ màng nói tới … có sự liên quan nào đó giữa người Việt và con dân của Việt Vương Câu Tiễn …, ở thiên khảo luận này ta thấy là sự liên quan rõ ràng chứ không phải mơ màng nữa. Đất Đào 2, nước Thao tức Hồng Bàng 2 tức nhà Hạ là cái gốc của nước Việt thời Chiến quốc: con dân Hồng bang từ đất Đào tức là Việt Nam với Quảng Đông ngày nay mở nước theo 2 hướng: hướng nam (Dịch Lý) tiến về bờ Trường Giang làm nên Việt Thường Thị; hướng thứ 2 do con cháu Thành Khang tiến về hướng đông lập nên nước Việt, như thế rõ ràng nhiều cành 1 gốc. Không hiểu thực hư ra sao, hay tại sao lại có việc đó nhưng sử sách Trung Hoa còn ghi rõ vào đời Trịnh Thành Công, anh hùng kháng Thanh của dân Trung Hoa thì ấn truyền quốc của nhà Tây Chu là bảo vật vô gía còn cất giữ tại Đài Loan.
Hạng Lương nghe theo mưu thần Phạm Tăng lập cháu Sở Hoài Vương lên làm vương quân Sở, sau Hạng Lương tử trận từ đấy quyền hành và công trạng thực sự thuộc về Lỗ Công Hạng Tịch và Bái Công Lý Bôn (Lưu Bang)
3.
Cuộc
khởi
nghĩa
của
Lý
Bôn
(Lưu
Bang)
Lý Bôn người Phong Châu (đất Phong) khởi binh ở núi Muang Đãng, ban đầu lực lượng chỉ có khoảng vài trăm người. Ở Huyện Bái có 2 viên chức là Tiêu Hà và Tào Tham biết ông là người nghĩa khí nên ngầm cấu kết với ông. Khi Trần Thắng nổi lên và chiếm được Huyện Trần thì Tào Tham và dân đất Bái giết quan huyện và đến núi Muang Đãng mời Lý Bôn về đứng đầu Huyện Bái từ đó gọi ông là Bái Công. Ở những trang trước ta đã xác định đất Phong hay Phong Châu chính là miền tây bắc Việt Nam ngày nay; núi Muang Đãng nơi Lưu bang khởi nghĩa chắc chắn là miền đất của 2 sắc tộc Thái – Mường, Mường → Muang, sự ký âm này hoàn toàn giống với ký âm tiếng Anh hiện nay. Lý Bôn người đất Phong rất có thể ông tổ triều Hiếu (tây hán) là người 'tiền' Mường, Địa danh có chữ Muang rất nhiều ở Việt Nam, Lào, Thái và Bắc Miến Điện, hy vọng các nhà nghiên cứu sau này xác định được núi Muang Đãng trên bản đồ. Đất Phong là miền tây bắc Việt Nam còn đất Bái rất có thể là phần lớn miền bắc Việt Nam hiện nay. Điều này được Tiến sĩ Phạm Sư Mạnh, thế kỷ 14 xác nhận trong 1 câu thơ của ông khi đi sứ Trung Quốc.
“Lũng Lại tranh nghênh sứ Bái qua”
Sứ Bái là Phạm Sư Mạnh và nước Bái chính là huyện Bái nơi khởi nghĩa của dân chúng và Lưu Bang năm xưa nay là lưu vực sông Hồng nà núi rừng Việt bắc hiện nay
Bái Công và Trương Lương gặp nhau ở Lưu Thành, hai người quyết định đi theo Hạng Lương; ‘Lưu Thành’ là viết sai ‘La Thành’ tức Hà Nội hiện nay. Cùng vào thời này sử Trung Hoa cho biết quí tộc các chư hầu nhà Chu cũng nổi lên lập lại “quốc” của mình, cũng Tống, Tề, Yên V.v… nhưng theo Hãn sử những nước này lại ở lưu vực Hoàng Hà thế là các nước của người Trung Hoa bỗng chốc biến thành các của người Liêu (Lu), thực không hiểu nỗi, rối rắm cả ngàn năm sau vẫn còn rối rắm.
Bái Công vào kinh đô của Tần và ở đây ông tỏ rõ là người nhân đức, dân Tần rất kính phục … nhưng đến khi Hạng Tịch kéo quân vào thì mọi việc đảo ngược, đốt và giết, kinh đô của Tần cháy đến 3 tháng lửa vẫn chưa tắt hẳn. Cũng từ đấy phát sinh mâu thuẫn giữa Lỗ Công và Bái Công đưa đến cuộc Hán Sở tranh hùng về sau.
SỬ Việt Nam lầm lẫn lớn khi chép Lý Bôn còn có tên là Lý Bí, thực ra đây là 2 vua của 2 triều đại cách nhau hàng trăm năm, Lý bôn chính là Lưu Bang trong Hoa sử còn Lý Bí là Lưu Bị của nước Thục thời tam quốc.
4.
Hưng
Suy
tranh
hùng
(Hán
–
Sở)
Cặp từ Hán – Sở nếu vận dụng các qui tắc Dịch Lý ta có thể tìm ra gốc nghĩa:
Hán – Sở = Hên – Xui = Hơn – Thua = Hưng – Suy.
Từng cặp là các mã tin đối lập và sự biến âm cho ta biết chúng chỉ là 1 nhưng khác nhau do âm phát ra mà thôi. Điều này chỉ cho ta: không có ai là Hán Vương và Sở Vương, đây chỉ là tên do sử gia đặt để chép về thời đại ấy, có thể khẳng định thời này chưa có tên riêng, các sử gia phải đặt tên cho đất, cho người thường là dựa vào 4 phương, tám hướng và các mã tin Dịch Lý mà tạo ra 1 danh xưng dùng phân biệt nhân vật này với nhân vật khác, cũng chính vì việc này mà đời sau khó có thể nhận định chính xác về lịch sử vì có quá nhiều điều trùng nhau, cùng là tên đất phương nam nhưng mỗi thời kỳ lịch sử lại chỉ 1 nơi khác nếu không cẩn thận, xem xét thấu đáo sẽ sa vào trận đồ bát quái không lối ra. Việc định danh do đời sau đặt nên dĩ nhiên: Lý Bôn hay Bái Công là Hán Vương hay Hên, Hơn, Hưng Vương vì ông ta là người thắng trận; ngược lại Lỗ Công là người chiến bại nên có tên với ý nghĩa là Sở Vương, hay Xui, Thua, Suy Vương.
Sử Trung Hoa không nói tới nhưng chắc Lỗ Công đã lên ngôi vua, nên sau Hạng Tịch mới có thêm danh hiệu mới là Hạng Vũ. Hành động thực tế của ông cũng chỉ rõ như thế: ông ta tự ý, tự quyền phân đất, phong vương cho những người có công trong việc lật đổ vương triều Tần. Các sử gia cho ông ta là lạm quyền, tự phong không chính thống nên chỉ gọi ông là ‘Tây Sở Bá Vương’ nghĩa là trùm miền đông Sở, chữ ‘Tây’ là ký âm sai của chữ Từ, chữ ‘từ’ dịch chữ Thương của Việt ngữ, 1 mã tin Dịch Lý chỉ phương đông. Vì sẵn hiềm khích Hạng Vũ phong cho Lý Bôn, Bái Công miền đất xa xôi hiểm trở nhất là Xuyên Thục và đất Hãm tức là Nam Thiểm tây bắc Hồ Bắc hiện nay. Ở đấy dân chủ yếu là người Khang, Tạng và người Man gọi vua là Hãn, viết sai thành chữ Hán.
Bái Công – Hưng Vương (Hán Vương) phong Tiêu Hà là tể tướng, Hàn Tín làm đại tướng từ tháng 8 năm 206 trước CN bắt đầu cuộc chinh phục lập đế của mình, cuộc chinh phục kết thúc khi Lỗ Công Từ Sở Bá Vương tự sát ở Ô Giang năm 202 trước CN. Lịch sử Trung Hoa chép triều đại của Lý Bôn khởi đầu từ năm 206 trước CN tức năm ông xưng là Hưng Vương ở đất Nam Trịnh và cũng Chính vì điểm này ông có tên là Hùng Trịnh Vương trong Hùng Vương Thập Bát Chi Thế Truyền.
Cuộc
Hán
–Sở
tranh
hùng
được
sử
Việt
thể
hiện
thành
cuộc
chiến
giữa
Lý
phật
tử
tức
Lý
Bôn
và
Triệu
Việt
vương,
cuộc
chiến
kết
thúc
với
việc
tự
sát
của
Triệu
Việt
vương
ở
Ô
giang.
Mục lục[sửa]
- Tản mạn về ngôn ngữ Việt Hoa
- Cổ sử Trung-Hoa và những dấu?
- Những điều không thể
- Cây cầu Hoa-Hán
- Trống đồng
- Trống đồng (tiếp theo)
- Dịch lý và thời lập quốc
- Đường dẫn
- Truyền thuyết và thơ sử
- Thần thoại Trung hoa
- Thần thoại họ Hùng
- Hùng triều thứ 1-Hùng Dương
- Hùng triều thứ 2-Hùng Hiển, thứ 3-Hùng Nghị và thứ 4-Hùng Diệp
- Hùng triều thứ 5-Hùng Vũ vương
- Hùng triều thứ 6-Hùng Hy,thứ 7-Hùng Thuấn và thứ 8-Hùng Việt
- Hùng triều thứ 9- Hùng Hoa
- Hùng triều thứ 10-Hùng Huy và thứ 11-Hùng Vỹ
- Hùng triều thứ 12 - Hùng Chiêu
- Hùng triều thứ 13-Hùng Ninh và 14-Hùng Tạo
- Hùng triều thứ 15-Hùng Định
- Khởi nghĩa chống Tần
- Hùng triều thứ 16-Hùng trịnh
- Hùng triều thứ 17-Hùng triệu
- Hùng triều thứ 18- Hùng Duệ
- Vong quốc sử
- Lưỡng triều kháng Ngụy
- thời phục hưng
- hậu Đường và nước Đại Viêt
- phụ chương thay lời kết
- chú ý
Bản quyền[sửa]
- Nguyễn Quang Nhật
- http://nguyenquangnhat.page.TL
Bài liên quan
Liên kết đến đây
- Sử thuyết họ Hùng/Bài 1
- Sử thuyết họ Hùng/Bài 2
- Sử thuyết họ Hùng/Bài 3
- Sử thuyết họ Hùng/Bài 4
- Sử thuyết họ Hùng
- Sử thuyết họ Hùng/Bài 5
- Sử thuyết họ Hùng/Bài 6
- Sử thuyết họ Hùng/Bài 7
- Sử thuyết họ Hùng/Bài 8
- Sử thuyết họ Hùng/Bài 9
- Xem thêm liên kết đến trang này.