Sử thuyết họ Hùng/Bài 11

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

- B - 18 Hùng triều.

- * DÃ SỬ*

-

1 – Hùng triều thứ 1 -. Hùng Dương – Tổ phụ phương Đông[sửa]


Vua khai sáng:

           Danh hiệu khác trong Việt sử: Động đình quân – Vua Cả Phục hy
           Danh hiệu khác trong Hoa sử:   Thái Cao thị –Bào Hy
           Là thủ lãnh của tộc MY-ĐÔNG; (khoảng 20.000 – 17.000 trước CN).

- Dương là phương mặt trời mọc, nghĩa là đi lên, ngược với phương thụt (ký âm sai thành Thục), giống như trong đánh bài: dương (ngữa lên, đưa lên), thiệp (úp xuống). Dương biến âm thành ‘dâng’ (như nước dâng lên, dâng cúng…). Hùng Dương Vương là thủy tổ vì buổi bình minh mang ý nghĩa sự khởi đầu, sự khai sinh ra dân tộc.

- Đây là thời Cổ sử Trung hoa gọi là thời Thái cao Bào hy hay Phục Hy, chữ Hy chính xác là Y, Bào -Y hay Phục- Y, chỉ là ký âm từ bao- áo của Việt ngữ, phục hy nếu viết lại là y- phục sẽ dễ dàng nhận ra chỉ là áo quần hay vật che thân nói chung. Đây là 1 bước trên đường văn minh của con người; loài vật có bộ lông tự nhiên che phủ, còn loài người phải sáng tạo ra cách bảo vệ và điều hoà thân nhiệt bằng quần áo, có lẽ ban đầu chỉ là dây và lá cây, sau là da thú. .., tiến thêm 1 bước là dùng các cây có sợi. . Giải quyết cái che thân là thành tựu khoa học kỹ thuật đầu tiên của loài người nên dã sử Việt gọi là Dương coi như là lúc mặt trời văn minh mới mọc.

- Truyền thuyết lập quốc người Việt gọi vị tổ phụ phương đông là ĐỘNG ĐÌNH QUÂN vua vùng Động đình hồ. Mới đây các nhà nghiên cứu Việt nam đã sưu tập được trong truyền thuyết dân gian tên 4 vì vua đầu của họ HÙNG là: VUA CẢ- THÁI CAO, THÁI VIÊM (ĐẾ VIÊM), THÁI KHANG VÀ THÁI TIẾT;THÁI CAO chỉ là tên chữ nho của VUA CẢ mà thôi, ta thấy đế hiệu này trùng khớp với THÁI CAO- BÀO HY của cổ sử Trung hoa, theo 1 trật tự hợp lý thì THÁI CAO chỉ là tên khác của ĐỘNG ĐÌNH QUÂN cả 2 đều mang tính biểu thị cho phương đông; chính xác phải gọi là phương động là tính chất của can BÍNH- BẤN tượng số (8) trong thập can, còn Thái cao hay Vua cả chỉ sự khởi đầu của các vua hay buổi bình minh của dân tộc.phương đông cũng là phương của màu xanh và tình thương,sách Lã thị xuân thu chép vua dựa vào mộc đức mà cai trị, số ứng là số 8 là số chỉ phương đông trong Hà thư, động vật tiêu biểu là loài có vảy tức loài rồng –rắn, kỷ cuả ngài gọi là mạnh xuân kỷ.

- Động đình hồ ở đâu? phần lớn những nhà nghiên cứu sử đều bị mê hoặc bởi đầm Vân mộng ở Hồ nam và xác định đấy là Động đình hồ của cổ thư, trong sách cổ của Trung hoa nói nhiều đến Chấn trạch hay Lôi trạch cả 2 đều có nghĩa là cái hồ ở phương đông ta thấy đầm Vân mộng không đủ các yếu tố theo chỉ định của ngôn ngữ vì nó nằm ở khoảng giữa đất Trung hoa..;Đình hồ nghĩa là cái hồ lớn có thể hiểu là biển nên động đình hồ phải dịch sang Việt ngữ là Biển đông mới đúng, Động đình quân là vua vùng biển đông, căn cứ vào năng lực con người vào thời đại ấy thì biển đông chỉ có thể gom vào vùng vịnh bắc bộ ngày nay là hợp lý, truyền thuyết Việt nam nói Linh lang một vì vua được thờ rất nhiều đã hoá tức chết ở hồ Tây và hồn suôi về Động đình hồ, điều này kiện chứng thêm cho sự chỉ định trên vì đầm Vân mộng ở quá xa và không có lý do để hồn Linh Lang suôi về chốn ấy.

- Sách Lã Thị Xuân Thu của Lã Bất Vi đã trích ở trên cho ta biết:

- Thời Thái Cao ứng với số 8 – mùa xuân, Hành Mộc, thần tương ứng là Mộc Thần Câu Mang chính là dùng mã tin của Dịch Lý. Sự tương ứng các vì tổ phụ và các con số của Hà Thư, người xưa đã kết cấu thời khởi thủy của dân tộc theo 2 ý chỉ định của Hà Thư. Các số 6, 7, 8, 9 vừa chỉ 4 phương vừa chỉ 4 mùa, như thế ta có 4 địa phương của 4 thủy tổ đồng thời cũng có thứ tự thời gian 4 thủy tổ tiếp nối nhau; Thái Cao – Bào Hy hay Hùng Dương Vương là thủy tổ đầu tiên và ở phương Đông.

- Sách cổ Trung Hoa viết “Mẹ Bào Hy sống ở vùng đầm Hoa My, nhân đạp dấu chân người khổng lồ mà sinh ra ông, lớn lên có thánh đức và khi ở ngôi lấy Mộc Đức mà cai trị”: từ nơi ở là đầm Hoa My ta có thể rút ra các thông tin: Hoa chính là tộc Hoa sau này. My hay Mỵ theo cổ thư Trung Hoa là Họ của dân Việt và Sở, Động cũng là Đông (đã dẫn ở phần trước) Đình là to lớn. Động Đình Hồ là hồ lớn ở phương Đông như thể Đầm Hoa My và Động đình Hồ chỉ là một, nơi có nền văn hóa khảo cổ Soi Nhụ – Cái Bèo sau là Vịnh Hạ Long, vì chỉ ở đấy mới có thể liên quan tới dân nước Việt (Bắc Việt ngày nay) và dân Sở ở Hồ Nam Trung Hoa. Vòng cung – bờ biển Việt Nam, bờ biển Quảng Đông và đảo Hải Nam cho ta hình ảnh một cái hồ lớn ở phương Đông nước Việt. Thủy tổ phương Đông là Hùng Dương, Bào Hy Thái Cao Thị cũng là Động Đình Quân. Còn niên đại thời Hùng Dương – Bào Hy? Chữ Bào cho ta 2 nghĩa:

- Bào là cái bọc nơi thai nghén 100 trứng sau là 100 họ vì thế người Việt Nam thường gọi nhau là ‘đồng bào’.

- Bào biến âm là ‘Bầu’, bầu là khối tròn, tiếng Việt chỉ sự mang thai, người có bầu thì sinh con, còn Đế Bầu (Bào Hy) thì sinh ra dân tộc của mình.

‘Bầu’ còn có nghĩa đặc biệt khi liên kết với truyền thuyết quả bầu và cơn ‘hồng thủy’, truyền thuyết lưu truyền ở hầu hết các dân tộc sinh sống ở Đông nam Á, nhưng hoàn toàn vắng bóng ở cư dân Hoàng Hà. Tuy có điểm khác biệt, nhưng thống nhất trong ý: cơn hồng thủy tiêu diệt loài người, và loài người được tái sinh từ quả bầu, sau thành các dòng tộc chia nhau đi khắp 4 phương, về ý nghĩa cũng tương tự bọc 100 trứng nhưng ở đây ta có được một thông tin quan trọng xác định mốc thời gian mà câu chuyện tồn tại, đó là một cơn hồng thủy, nước dâng lên tràn núi lấp gò. Trong quá khứ ở Việt Nam khoa học ghi nhận có 2 đợt biển tiến:

- Đợt biển tiến Phlandrian cực đại vào khoảng 20.000 năm trước.

- Đợt biển tiến Holocene, trung điểm cực đại cách nay hơn 4.000 năm.

Đợt biển tiến Phladrian tức cơn đại hồng thủy xãy ra ở Thời Đá giữa chính là niên đại của thủy tổ phương Động Bào Hy. Ta có thể kết luận niên đại thời Hùng Dương Bào Hy cách ngày nay khoảng 20.000 năm.

- Cũng trong ý nghĩa “sự khởi đầu” như ban sớm, mùa xuân; Hùng Dương Vương – Bào Hy được coi là tổ của Dịch Lý hay rõ hơn là Dịch nút số (Hoàng Đế là tổ của Dịch Lý Vạch Quẻ). Ở Trung hoa trước đời Tống không ai biết gì về dịch học nút số, ngược lại ở Việt nam chỉ với câu “tam khoanh-tứ đốm” đủ xác định người Việt từ xa xưa rất rành về dịch học nút số, rành tới mức mà nó đã trở thành của dân gian, ai cũng biết cũng dùng.

- -Khoanh biến âm là khuyên hay khoẻn ngày nay là chiếc nhẫn đeo tay hay đôi vòng đeo tai ta có thể hình dung ra ngay được đó chính là hình ảnh của nút trắng trong các nút số của Hà lạc.O

- -Đốm trong việt ngữ thường đi đôi thành từ kép: “đốm đen” nghĩa rất rõ ràng chỉ các nút số đen cuả Hà lạc.●

- Tam và tứ là 2 số trấn phương đông và phương tây của Hà thư.

- Thành ngữ “đổi trắng thay đen” khiến ta còn phải suy nghĩ nhiều lắm, chắc chắn đây là 1 lời nhắn gửi của người xưa chỉ vẽ cho con cháu về hà thư-lạc đồ nhưng chúng ta vẫn phải tìm hiểu suy nghĩ thêm chưa vội kết luận về bất cứ điều gì.

- Thời kỳ này là thời Homo sapien sapien tức ‘người hiện đại’; dưới ánh sáng Dịch Lý đúng nghĩa là ‘người văn minh’ và dịch cũng chính là ‘văn’, như đã biết ở phần Dịch Lý, Thập can hay ‘chục con’ chính là 10 con số, là những dấu hiệu nguyên khởi của văn minh khi người ta dùng nó như là một thứ văn tự.

Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.