Sử thuyết họ Hùng/Bài 24
C. Lịch sử họ HÙNG cổ và trung đại
a. VONG QUỐC SỬ.[sửa]
1. Thời nô lệ Hãn Quốc (25 – 220)
Cuộc nổi loạn núi Lục Lâm mà lịch sử chỉ đích xác là “Lục Lâm thảo khấu” đắc thời nên trở thành cuộc phục hưng của các dân Man hay Mông.
Hãn quốc được tạo lập, Đại Hãn đầu tiên là Lưu Huyền, thủ đô là Tây An ngày nay. Phàn Sùng và quân Xích Mi tôn Lý Bôn Tử lên ngôi vua, Hán sử không nói đến đế hiệu của vì vua con cháu Lý Bôn này, quân Xích Mi có kỷ luật nghiêm nhặt rất được dân chúng ủng hộ đã mau chóng phát triển và sau cùng tấn công Tây An giết chết Đại Hãn Lưu Manh.
Lưu Tú một tướng lãnh của Tây Khả Hãn đang cai trị vùng bắc Hoàng Hà nay là Sơn Tây, Hà Bắc tuyên bố lập Đông hãn quốc và lên ngôi hoàng đế. Triều Đông Hãn là kế thừa chính thống của triều Tây Hãn đã diệt vong. Quang Vũ là tên hoàng đế khai quốc của Đông Hãn, thực ra danh vị này do Hán sử đặt cho ông ta. Quang là chữ viết sai của Quan là từ nom, nhìn Việt ngữ dịch sang hán ngữ; danh hiệu Quan vũ chỉ nghĩa là Chúa phương Nam của người Man – Mông – Mãn – Minh. Lưu Tú biến âm tiếng Việt là “Lu Tối”; Đông Hãn kế tiếp Tây Hãn. Quan vũ tự nhận là cháu 5 đời của Hiếu Cảnh đế..., nhưng không có gì che mắt được thiên hạ dân gian có câu. ..mập mờ đánh lận con đen... bia miệng ngàn năm vẫn còn trơ trơ và sự bịp bợm không còn gì che đậy được nữa.
Ở một phần trước của thiên khảo luận này đã nói đến 2 “tiền quốc” của người Lu hay Liêu.
- Đông bắc Hoàng Hà (hiện nay) là nơi sinh tụ của dân quan Liêu ngày nay là 2 tỉnh Sơn Tây-Hà Bắc.
- Đông nam Hoàng Hà thuộc dân Từ Lu hay Tào Lao, nay là tỉnh Sơn Đông – Giang Tô, xưa gọi là bọn Hoài Di Từ Nhung.
Phàn Sùng và chúa “Lý Bôn Tử” đã sai lầm chết người khi đóng đô ở Tây An tức thành đô của Lưu Manh nước Tây Hãn, lập tức họ bị dân Man triệt đường lương thực, quẫn bách phò Chúa chạy sang Cam Túc đất “truyền thống” của Hung Nô, Kết quả là thầy trò ôm cái bụng đói meo chạy về hướng đông lọt đúng vào cái bẫy Lưu Tối đã giăng sẵn, không còn cách nào khác ngoài việc xin hàng, Lưu Tú giở trò nhân nghĩa dẫn họ về Lạc Dương cấp đất để thầy trò sinh sống, chỉ vài tháng sau Phàn Sùng bị “làm thịt” vì tội mưu phản.
Phải thừa nhận Lưu Tối, Quan Vũ là đại trí, đại dũng nhưng cũng đại lưu manh … chính ông ta là người đã xô dân họ HÙNG vào màn đêm tăm tối của kiếp nô lệ.
Chính sử Trung hoa cố gắng đánh lừa thiên hạ nhập nhèm gọi triều Hiếu của Lý Bôn là nhà Tây Hán để Tây hán chuyển sang Đông Hán là sự tiếp nối bình thường hợp lẽ...cũng là Hán cả chỉ phân ra Tiền và Hậu mà thôi....thực tế: đây là sự sang trang của lịch sử; Trung hoa từ một quốc gia độc lập biến thành nô lệ các đại hãn man phương.
2.
Kẻ
sĩ
Nhiếp
Chính.
Vương Mãn nhà Tân (Chu) tuẫn quốc nhưng toàn cõi lĩnh nam không cúi đầu khuất phục, các Châu, Quận trở thành các vùng tự trị, ở Giao Chỉ Sỹ Nhiếp lãnh đạo nhân dân tự trị. Sỹ Nhiếp không phải là tên là họ, Sỹ Nhiếp nghĩa là ‘kẻ có học tạm nắm quyền’. Sử Việt trước kia rất trọng Sỹ Nhiếp, thời kỳ này coi như 1 chương của lịch sử, gọi là kỷ Sỹ Vương, các sử gia rất lúng túng khi thì coi như 1 thời kỳ độc lập của nước Việt, khi thì coi như là 1 thời trong chuỗi ngày nô lệ.
Về mặt văn hóa cũng có nhiều điều không bình thường, trước đây sử học thường cho là: người Việt nhiễm văn hoá “Trung Hoa” từ thời này, Sỹ Nhiệp đã đem Tứ Thư, Ngũ Kinh, phong hóa Khổng Giáo truyền vào nước Việt, nhiều tư liệu cũng cho là chữ Nôm, thứ chữ riêng của người Việt đã có gốc từ thời này. Nương theo cái đà ấy các sử gia “đế quốc” phịa thêm: Sỹ Nhiếp đã dạy chữ Hán cho dân Việt, giúp đỡ để đôi nam nữ thành vợ thành chồng theo lễ nghi Trung Hoa, thậm chí dạy cho dân Việt cách cày bừa, trồng trọt.
Với ý nghĩa chữ Sỹ Nhiếp là ‘kẻ có học tạm cầm quyền’… cho ta rõ là chủ quyền của quốc gia đã mất ở thủ đô, ở các địa phương kẻ sỹ nhiếp quyền để lãnh đạo nhân dân tự trị và tự lực, đấy cũng là lý do cho điều sử Việt Nam viết: ‘các quan lại, đại thần, danh sĩ nhà “Hiếu” rút về Giao Chỉ đều được Sỹ Nhiếp đón tiếp, đối đãi tử tế. Giao Chỉ giờ thành đất cực nam Trung Hoa, nơi tinh hoa Trung Hoa đổ về vì các miền đất khác đều bị khả Hãn man tộc lần lượt chiếm đóng.
Sau cùng việc đến cũng phải đến, năm 39 Quan Vũ vua Đông Hãn sai Mã Diện (Viện) nghĩa là Mặt ngựa thống nhất quân thủy bộ tổng tấn công Giao Chỉ. Cuộc tổng tấn công này sử Việt lầm lẫn biến thành cuộc chiến chống lại cuộc khởi nghĩa 2 bà Trưng. …
Khi Mã Diện chiếm Giao Chỉ năm 43 thì ở đây dân Việt: - Vẫn còn dùng trống đồng để tế lễ tổ tiên.
Vẫn còn dùng luật Việt mà Mã Diện đã tâu về triều đình là khác luật Hán 10 điều.
Hai điều trên chứng tỏ trước khi Mã Diện kéo quân đến thì sinh hoạt của dân chúng vẫn thuần “Việt” nghĩa là không nô lệ người Hán. Năm 43 (Quí Mão) Giao Chỉ thất thủ, Hãn Quốc Đông hoàn tất việc chinh phục Trung Hoa. Thành tích của Mã diện ở Giao Chỉ thì rất nhiều nhưng nổi tiếng nhất là truyền tích:
Mã Vương ra lệnh thu tất cả trống đồng ở Giao Chỉ đúc thành 1 con ngựa dâng lên Quan Vũ vua Đông Hãn, và ra lệnh chôn một trụ đồng trên đó khắc hàng chữ: ‘đồng trụ chiết Giao Chỉ diệt’, đến nay câu trên vẫn được dịch: trụ đồng gãy thì Giao Chỉ mất nước. Thực sự thì Mã Vương đâu có tốt đến thế, trụ đồng mà gãy thì phải đến cả trăm năm. Ta giải mã đoạn sử trên: trống đồng là đặc trưng văn hóa nước Văn Lang tức triều Chu của Trung Hoa, do công dụng tế tự tổ tiên, trống đồng trở thành linh khí nối thông quá khứ với hiện tai, tạo nên dòng linh lực vô tận tuôn đổ từ quá khứ ngàn đời nuôi sống tâm linh con cháu Trung Hoa. Việc nấu chảy trống đồng được mô tả là: trụ đồng của nền văn minh tâm linh Trung Hoa đã gãy. Câu này còn chỉ rõ 1 điều ít ai để ý: trống đồng bị nấu chảy đúc thành con ngựa là có ý nói: nền văn minh Văn Lang đã bị Quan vũ và Mã diện phù phép biến ra văn minh dân Man tức dân lấy ngựa làm gốc, ăn ngủ trên lưng ngựa, sống chết trên mình ngựa, tóm lại là nền văn minh lang thang du thủ du thực với ngựa, tạm gọi là văn hóa- văn minh. ..Ngựa.
Diệt quốc Trung Hoa, tráo đổi văn minh Trung Hoa chính là Quan Vũ, kẻ thực hiện chính là Mã Diện (Viện). Quan Vũ – Lu tối là Cao Tằng Tổ của Càn Long đế quốc Mãn Thanh sau này, kẻ đã diệt chủng Trung Hoa về văn hóa trong đợt đại hồng thủy “Tứ khố toàn thư”. Ta lưu ý; Đông Hãn sau khi chiếm Giao Chỉ đã hụt hơi không thể tiến xa hơn được, nên thiên hạ của Trung Hoa cũng còn 3 nước thoát ách chiếm đóng đó là phần đất thuộc các nước: Lỗ, Yên, Tề cũ sau lập thành các nước sử Hán gọi là Phù nam hay Bồ Nam , Đốn Tốn và Hoàn vương hay Lâm ấp.
3. Cuộc khởi nghĩa của Trưng Trắc –Trưng nhị (5 tháng 2 năm 184, Giáp Tý)
Đạo Giáo thời phục hưng do Trương Thiên Sư còn gọi là Trương Đạo Lăng lập nên, Lăng là biến âm của Lang vậy Trương Đạo Lang tương đương với chữ ‘giáo hoàng’ ngày nay. Đông Hãn đến đời Linh Đế thì trở nên cực kỳ hủ bại, vua chỉ biết ăn chơi hưởng lạc, quan chỉ lo bóc lột dân, triều đình công khai rao bán quan chức, hoạn quan lộng hành nơi cung cấm, khống chế cả triều chính – bản chất của một triều đình đế quốc đã lộ rõ.
Dân Trung Hoa đã bắt đầu nổi dậy, đáng kể là cuộc khởi nghĩa của Hứa Sinh ở Cối Kê đất tổ của Việt Vương Câu Tiễn xưa, Hứa Sinh lên ngôi xưng là Dương Minh Hoàng Đế, năm 174 quân khởi nghĩa bị đánh bại.
Ở quận Cự Lộc có 3 anh em Trương Giác, Trương Lương, Trương Bảo (chữ Giác – Lương – Bảo chỉ có nghĩa là Thứ 1, Thứ 2, Thứ 3). Trương Giác tinh thông y thuật, tự coi là truyền nhân của Trương Đạo Lang đã lập nên Thái Bình Giáo vừa giúp dân cứu đời, sau 10 năm hoạt động Thái Bình Giáo đã truyền ra khắp nước, Hán Linh Đế và bọn tham quan ô lại vẫn vùi đầu ăn chơi. Đệ tử Thái Bình Giáo được tổ chức chặt chẽ thành 36 phương, ước hẹn vào ngày 5-3-Giáp tý 184 sẽ đồng loạt khởi nghĩa phục quốc. Nhưng có kẻ phản bội, kế hoạch bị lộ, Trương Giác quyết định khởi nghĩa sớm 1 tháng tức 6-2-Giáp tý 184. Trương Giác xưng là Thiên Công Tướng Quân, Trương Lương là Nhân Công Tướng Quân và Trương Bảo là Địa Công Tướng Quân, vì quân khởi nghĩa dùng khăn vàng quấn lên đầu làm ám hiệu nên được gọi là Quân khăn vàng. Hãn quân do Hà Tiến và Tào Tháo chỉ huy đã đàn áp đẩm máu quân khởi nghĩa, sau 9 tháng chiến đấu ngoan cường không may thủ lãnh Trương Giác bị bệnh đột ngột từ trần, các em Trương Lương, cũng lần lượt hy sinh. Quân chủ lực khăn vàng bị đánh bại nhưng những cánh quân lẻ tẻ tiếp tục kháng chiến đến cả chục năm sau, Hãn quân vẫn chưa tiêu diệt hẳn được. Thực là 1 trang sử bi hùng, được sử Việt Nam lưu giữ dưới truyền tích khởi nghĩa của 2 bà Trưng: Trương Giác là bà Trưng Trắc, Trương Lương là Trưng Nhị.
Do quan điểm văn hóa nên 2 dòng sử Việt – Hoa có sự khác biệt:
Trung quốc với truyền thống trọng nam khinh nữ qúa đậm nét nên các sử gia đã không dám thể hiện một sự thực lịch sử: cầm đầu cuộc nổi dậy phục quốc là 2 hoặc cũng có thể là 3 vị nữ vương; còn ở Việt nam hình ảnh các nữ vương cưỡi voi xông pha trận mạc đã trở thành hào khí dân tộc từ ngàn xưa đến tận ngày nay.
Sử Việt đã lầm lẫn cuộc đàn áp quân khăn vàng của Hà Tiến và Tào Tháo năm 184 với cuộc tấn công diệt quốc Giao Chỉ của Mã Vương năm 39. Ngày nay ở Việt Nam hằng năm vẫn làm lễ kỷ niệm hai bà Trưng vào ngày 6 tháng 2 âm lịch nhưng lại cho là ngày 2 bà Trưng tuẫn quốc ở Hắc Giang – thực ra đó chính là ngày khởi nghĩa của quân khăn vàng; so sánh các sự kiện của 2 cuộc khởi nghĩa ta thấy hai yếu tố chính là tên thủ lãnh và ngày tháng đều trùng hợp chứng tỏ đó chỉ là 1 sự kiện được thể hiện bởi 2 dòng sử khác nhau mà thôi.
Cuộc khởi nghĩa của 2 bà Trưng được dân gian lưu truyền: 2 bà khởi binh để rửa hận cho nước, trả thù cho chồng có vẻ... không bình thường; vì tên chồng của Trưng Trắc bị giặc Hán giết là THI SÁCH rất xa lạ với người Việt; rất có thể đây là lối dùng chữ để ám chỉ: Thi là Kinh Thi, là văn chương Trung Hoa, Sách là Kinh Thư là lịch sử Trung Hoa, 2 quốc bảo này truyền từ đời Chu đã bị quân xâm lược Đông Hán hủy hoại, Thi Sách (Thư) bị giết hại, cũng có nghĩa là kinh Thi –Kinh Thư bị chà đạp đồng nghĩa với sự vong quốc, con dân họ HÙNG quằn quại trong kiếp nô lệ giặc Hãn phương Man.
- 2 nhà khoa bảng Việt nam là : - Nguyễn Thực đi xứ trung Hoa cuối thế kỷ 16 và Ngô thì Nhậm năm 1793 đ̣ã tận mắt thấy và ngậm ngùi với những vần thơ nói đến đền thờ 2 bà Trưng ở Hồ nam .
- Gần đây bác sĩ Trần đại sỹ đã làm việc 1 thời gian dài và đã khảo sát rất công phu tường tận về đạo thờ vua Trưng ở khắp các tỉnh miền nam trung quốc .
- Những tư liệu mới này gợi lên nhiều điều băn khoăn suy nghĩ về cuộc khởi nghĩa của quân ‘Khăn vàng’.
- Theo chính sử Trung quốc thì dưới thời Đông Hán ngoài cuộc khởi nghĩa ‘hoàng cân ‘ hay ‘khăn vàng ‘ thì không có cuộc khởi nghĩa nào khác có quy mô toàn quốc cả , chỉ lẻ tẻ ở địa phương như Cối kê có cuộc khởi nghĩa của Hứa Sinh , Giao chỉ có khởi nghĩa của Trưng thị ...
- Vậy tại sao lại có đền thờ ‘ vua Bà’ khắp Hoa nam ? đúng theo Hán sử những đền thờ ấy phải thờ anh em Trương Giác thủ lãnh của cuộc khởi nghĩa Hoàng cân mới hợp lẽ ..?...điều bất thường này dẫn ta đến những gỉa thuyết :
- phải chăng 2 nhân vật Trương Giác thủ lãnh Hoàng cân và Trưng Trắc mà sử Tàu nói đã nổi dậy ở Giao chỉ là một ; chi tiết quân khởi nghĩa theo 2 bà Trưng đã chiếm được 65 thành trì càng củng cố lập luận này .
- quy luật phát triển sự vật theo dịch lý gồm 2 chuỗi chẵn và lẻ :
- - chuỗi số chẵn : 1 – 2 – 4 – 8....64 ( thái cực – lưỡng nghi – tứ tượng và 64 quẻ trùng )
- - nếu thêm vào chuỗi trên 1 phần tử ở trung tâm gọi là nhân ta có chuỗi phát triển theo số lẻ 1 – 3 – 5 – 9....65 (thái cực – tam tài – ngũ hành và 65....thành trì ( ? ) )
- Con số 65 trong dịch học có nghĩa là tất cả hay toàn thể , ở đây nó diễn tả sự thành công to lớn của nghĩa quân theo 2 bà Trưng đã chiếm lại được và làm chủ trọn vẹn lãnh thổ quốc gia , chiếu theo sự phân bố những đền thờ vua Bà hiện nay đã biết thì ta không thể nào nói khác hơn ...là : đất nước của người họ HÙNG thời đầu công nguyên ít ra cũng là toàn cõi Hoa nam ngày nay.
-
Còn
1
điểm
nữa
rất
quan
trọng
là
như
sử
Trung
Hoa
đã
ghi :
‘toàn
quốc
nổi
dậy
chống
vua
quan
nhà
Đông
Hán’
....còn
cổ
sử
Việt
thì
ghi
dứt
khoát
rõ
ràng
là
‘
hai
bà
Trưng
khởi
nghĩa
để
rửa
hận
cho
nước
trả
thù
cho
chồng’
...
như
vậy
nhà
đông
Hán
không
thể
nào
là
1
triều
đại
của
Trung
Hoa
,
tính
chất
của
cuộc
nổi
dậy
này
là
1
cuộc
khởi
nghĩa
phục
quốc
chứ
không
phải
chỉ
để
chống
lũ
bạo
quân
-
tham
quan
như
sử
Trung
quốc
đã
cố
tình
ghi
chép
.
Mục lục[sửa]
- Tản mạn về ngôn ngữ Việt Hoa
- Cổ sử Trung-Hoa và những dấu?
- Những điều không thể
- Cây cầu Hoa-Hán
- Trống đồng
- Trống đồng (tiếp theo)
- Dịch lý và thời lập quốc
- Đường dẫn
- Truyền thuyết và thơ sử
- Thần thoại Trung hoa
- Thần thoại họ Hùng
- Hùng triều thứ 1-Hùng Dương
- Hùng triều thứ 2-Hùng Hiển, thứ 3-Hùng Nghị và thứ 4-Hùng Diệp
- Hùng triều thứ 5-Hùng Vũ vương
- Hùng triều thứ 6-Hùng Hy,thứ 7-Hùng Thuấn và thứ 8-Hùng Việt
- Hùng triều thứ 9- Hùng Hoa
- Hùng triều thứ 10-Hùng Huy và thứ 11-Hùng Vỹ
- Hùng triều thứ 12 - Hùng Chiêu
- Hùng triều thứ 13-Hùng Ninh và 14-Hùng Tạo
- Hùng triều thứ 15-Hùng Định
- Khởi nghĩa chống Tần
- Hùng triều thứ 16-Hùng trịnh
- Hùng triều thứ 17-Hùng triệu
- Hùng triều thứ 18- Hùng Duệ
- Vong quốc sử
- Lưỡng triều kháng Ngụy
- thời phục hưng
- hậu Đường và nước Đại Viêt
- phụ chương thay lời kết
- chú ý
Bản quyền[sửa]
- Nguyễn Quang Nhật
- http://nguyenquangnhat.page.TL
Bài liên quan
Liên kết đến đây
- Sử thuyết họ Hùng/Bài 1
- Sử thuyết họ Hùng/Bài 2
- Sử thuyết họ Hùng/Bài 3
- Sử thuyết họ Hùng/Bài 4
- Sử thuyết họ Hùng
- Sử thuyết họ Hùng/Bài 5
- Sử thuyết họ Hùng/Bài 6
- Sử thuyết họ Hùng/Bài 7
- Sử thuyết họ Hùng/Bài 8
- Sử thuyết họ Hùng/Bài 9
- Xem thêm liên kết đến trang này.