Sử thuyết họ Hùng/Bài 14

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Sử thuyết họ HÙNG

6. Hùng triều thứ 6: Hùng Hy[sửa]

-H Hy.jpeg

Trung Hoa thời Nghiêu-Thuấn.

- Vua khai sáng: – Viêm Lang hay Viên lang

Danh hiệu khác trong Việt sử: Hùng anh vương – Đế Nghi

Danh hiệu khác trong Hoa sử: Nghiêu đế, Đường Nghiêu, Giao Thường

Quốc hiệu: Hồng bang

Niên đại (2879 năm trước CN)

Hùng Vũ – Đế Minh truyền ngôi vua cho con trưởng là Đế Nghi và phong cho Lộc Tục là “vương” phương Nam… đó là những thông tin của truyền thuyết lịch sử Việt Nam:

Âm ‘Hy’ trong Hùng Hy xuất phát từ âm gốc là số hai - 2 trấn phương Bắc của Hà thư.

Hai→ hải-hà-hạ-hè-hồ-hời-hoa-huy

Tương tự, âm ‘Lục’ là đất và số 6, cũng có cả 1 hệ biến âm:

Lục→ lộc-lạc-lịch-nác-nước

.Triều đại Hùng Hy – Viêm Lang có 2 vương được truyền thuyết lịch sử Việt Nam nói tới:

Đế Nghi – nối ngôi Đế Minh

Đế Lai – con của Đế Nghi, là cha của bà Âu Cơ.


Ta có âm Lửa→ -La-ly-lý-lê-lô-lai-lão


Trong Hoa ngữ số 2 còn gọi là ƠN hay ÔN và biến âm thành an,ân,yên,anh. .. tiếng Việt là ấm nên triều Hùng Hy còn được gọi là Hùng Anh vua khai sáng là Viêm lang, các từ: hy-hai, anh-ấm, viêm-nhiệt, ly –lai đều liên quan tới chữ LỬA chỉ vùng nhiệt đới-xích đạo tức phương bắc của Hà thư, đất ở đấy tên là đất Đào và khi trung tâm quốc gia ở đất Đào thì quốc hiệu nước ta là Hồng bang, tất cả các từ dùng cho triều Hùng Hy đều là các đặc tính của quẻ LY như: lửa,sáng, nóng bức, màu đỏ.v.v.; người Hời ngày nay là con cháu chính dòng Hùng Hy.; nước lập trên đất ấy thời xuân thu- chiến quốc là nước Yên, cổ sử trung hoa thường gọi con cháu Hùng Hy là người Di-lão, từ lão ta đã biết còn Di chỉ là biến âm của chữ nhị-nhì hay số 2 mà thôi, loài thú làm biểu tượng dân tộc là con HỔ, hổ cũng chỉ là biến âm của chữ hoả nghĩa là lửa đúng theo điểu thú văn mà ta đ̣ã từng nói đến.

xem hình

Đế Lai được biết đến là cha của Âu Cơ, trong truyền thuyết Âu Cơ – Sùng Lãm. Về niên đại thời Hùng Hy Vương – Viêm Lang có thể ước đoán là thời kỳ đầu của đợt biển tiến Holocen Trung vào khoảng sau 3.000 năm và trước 2.000 năm trước Công nguyên.

Truyền thuyết Việt nói Kinh dương vương không lên ngôi đế vì nhường cho anh....nhưng cổ sử Trung hoa lại nói khác: Sở dĩ đế Nghiêu có hiệu là Đường Nghiêu vì trước khi lên ngôi vua có tước hiệu là Đường vương hay vương đất Việt- thường, ta thấy Đường vương chỉ là cách gọi khác của Kinh dương vương mà thôi...,tên tộc của đế Nghi là Giao thường , Giao thường nghĩa là đất Giao chỉ phía nam ( khác với đất phía nam Giao chỉ còn gọi là đất Nam giao )

  Đế Nghi có công rất lớn khi cùng Thuấn đế mở mang bờ cõi về phương nam...chỉ một câu ngắn gọn. .. “mệnh hy Thúc trạch Nam giao...” so ra bằng hàng mấy trăm năm mồ hôi đổ và có thể là cả máu để tạo cho con cháu mảnh đất Nam giao. ..(ở đây phải thêm vào chữ “chỉ ” mới trọn nghĩa cho câu) tức đất lĩnh nam ngày nay.,ở đây là phương Nam xưa theo dịch lý ngược với hiện nay.

Người La như ta đã biết chính là người Chàm hay Chăm còn gọi là Hời hiện vẫn còn giữ cả 2 tập tục cổ xưa của con cháu Hùng vương là nhuộm răng ̣đen và ăn trầu, ăn trầu là đặc điểm rất quan trọng để nhân diện dòng giống khi xét theo ý nghĩa của tập tục này mà ta đã nói đến ở phần trước khi bàn về sự tích trầu cau: đấy là qủe Ly và Hồng bang hay bàng và chính là những dấu tích của cộng đồng người họ Hùng thuở ban sơ đã ghi trong sử sách.

Lưu ý: Lịch sử nước ta có 2 thời kỳ khác biệt hẳn nhưng lại trộn lẫn nhiều chi tiết đôi khi người đọc không hiểu nổi:

- Thời dựng nước truyền thuyết lấy Hà thư làm chuẩn trong đó số 2 trấn phương Bắc (xích đạo) , số 6 trấn phương Nam. Do tính chất các dịch tượng nên:

-số 2 gắn liền với các thông tin:

qủe Ly, đất Đào, Hồng bang, triều Hùng Hy

-số 6 gắn liền với:

Quẻ khảm hay Cóng, đấ́t Việt thường hay Đường, Nam bang, Kinh dương vương.

-qua thời Vương quốc cổ sử dùng Lạc đồ làm chuẩn số 2 chuyển về góc đông –bắc xưa theo dịch lý còn số 6 chuyển về góc đông –nam.

xem hình

Nhưng các biểu thị của số 2 và 6 vẫn giữ nguyên nên ta có tới 2 đất Đào, 2 Hồng bang, 2 đất Việt thường hay Đường và 2 Kinh dương vương.

Khi gặp các thông tin trên phải cẩn thận xem thuộc thời kỳ nào như:

- Hồng bang 1 là tên nước thời lập quốc khi trung tâm quốc gia ở đất Đào, triều Hùng Hy.

-Hồng bang 2 là quốc hiệu thời triều Hạ vương hay Hải lang- Linh lang, còn gọi là nước THAO.

- An dương vương xây thành ở đất Việt thường thì đó là Việt thường 1 ở bắc Việt ngày nay.

- nước Việt thường cống chim trĩ cho nhà Chu là Việt thường 2 ở vùng Trường giang.

Nếu không phân định được thì có những tình tiết lịch sử đầy mâu thuẫn khiến ta không tài nào hiểu nổi. - Kinh Thư thiên Nghiêu điển còn lưu 1 dấu vết rất quan trọng để xác định về mặt địa lý lãnh thổ Trung hoa thời tối cổ : vua Nghiêu sai Hy Trọng đến đóng ở Ngung Di . gọi là Dương cốc , để định mùa xuân...; Ngung di là gốc cổ của tên thành Phiên ngung tức Quảng châu ngày nay và Dương cốc cũng chính là từ mẹ đẻ ra tên Dương thành nay vẫn còn tồn tại , đây là 2 chỉ dẫn đích xác cực kỳ qúy hiếm và khó có thể phủ nhận của cổ thư Trung hoa.


7. Hùng triều thứ 7- Hùng Thuấn[sửa]

Vua khai sáng: Lâm lang.

Danh hiệu khác trong Việt sử: Hùng Quốc Vương –Hùng Lạc vương-Nam triều thánh tổ ngọc hoàng thượng đế-Nam bang triệu tổ.

Danh hiệu khác trong Hoa sử: Thuấn đế- Ngu thuấn

Quốc hiệu là: Nam bang, Lạc quốc, Bách Việt đại liên bang

Niên đại: hơn 2200 trước CN

Phương Nam (Nam của Dịch Lý là phương ngược với Nam của thời nay), các mã tin Dịch Lý của phương Nam là: màu đen, hành Thủy, phương 1 / 6 của Hà Thư.

Nguyễn Hồng Sinh đã viết trong “Kinh Dịch Huyền diệu và Ứng nghiệm”: danh hiệu Hùng Thuấn Vương còn trong ‘Hùng Vương Thập Bát Chi Thế Truyền’ và các tư liệu khác thì ghi là Hùng Quốc Vương.

Trong Việt ngữ chữ Nước có 2 nghĩa:

- nước là loại chất lỏng nền tảng cấu tạo nên mọi sinh vật.,dịch lý dùng chỉ phương nam đối nghịch với phương lửa ở hướng xích đạo.

-nước là Quốc gia

Theo Hà thư: phương nước cũng là phương nam như ngôn ngữ ta dùng ngày nay, Nam bang cũng là Nước bang hay Lạc quốc.; lạc là biến âm của: nước-nác-lạc.(nước vật chất).

Hùng quốc vương là chữ dịch lầm của từ Hùng Lạc tức Hùng nước; người dịch đã lẫn lộn nghĩa này sang nghĩa kia.

Như vậy từ “Nước” xưa là tên riêng của nước ta khi trung tâm quốc gia chuyển về phương nam, quốc gia Nước cũng là Nam bang hay Lạc quốc. Ban đầu là 1 danh từ riêng về sau người Việt đã biến nước thành danh từ chung đồng nghĩa với quốc gia, như vậy “Hùng quốc vương “hay“Hùng Lạc Vương” nghĩa là vương của quốc gia Nước dòng họ Hùng. , ở Việt nam chỉ thấy có ông Nguyễn Trãi nói đến nước Hùng Lạc này.

Ta tìm hiểu chữ ‘thuần’ để xác định danh hiệu của vị vua này. Theo Hà Thư thì phương Nam (hướng Bắc hiện nay) được biểu tượng bằng cặp số 1 / 6, số 1 này cho ta từ ‘thuần khiết’ hay ‘duy nhất’, như thế vua Nam bang phải là Hùng Thuần không phải là Thuấn như sách sử đã chép.. Hùng Thuần Vương còn được gọi là Lâm Lang; lâm là biến âm của nam, phương Nam; nam → lam → lâm; Lâm Lang nghĩa là chúa đất phương Nam.

Chính sử Trung Hoa chép: “Kế vị Đế Nghiêu là Đế Thuấn, Đế Thuấn còn được Đế Nghiêu gã 2 công chúa là Nga Hoàng và Nữ Anh làm vợ. Tư liệu của Nguyễn Hồng Sinh nêu tên vợ của Hy Thúc hay Hy Hòa là Nữ Hoàng Anh, kết hợp 2 tư liệu này cho ta kết luận Đế Thuấn hay Thuần (Hùng Thuần Vương) chính là Hy Thúc người đã vâng mệnh vua Nghiêu “trạch Nam Giao” tức mở mang bờ cõi quốc gia về phương Nam (Dịch Lý). Nhưng tại sao lại là Ngu –Thuấn? chỉ có dịch học mới mở được chữ Ngu này: trong dịch học có cặp đối: con- thằng, cong- thẳng, cong vòng – ngay thẳng, từ kép ngay thẳng biến âm ra:

-Thẳng→thàng→đàng→đường.

-Ngay→ngây→ngô→ngu.

Ta có 2 hình tròn và vuông là biểu tượng của dịch lý, tròn tượng trưng cho trời, vuông tượng trưng cho đất, tròn là nét cong vuông là nét thẳng, luôn luôn tròn hoặc ở trên hoặc ở phương xích đạo tức phương bắc, vuông ở dưới hoặc phương nam (xưa- theo dịch lý); từ Ngu trong hiệu của Lâm lang là biến âm của Ngay trong ngay thẳng chỉ phương Nam.

Đất giao nam hay đất Đường hợp với đất mới khai phá là Nam giao (chỉ) thành đất LẠC hay LỤC= số 6 phương nam của Hà thư.

Đất Nam giao về sau sử Trung hoa gọi là đất Lâm (Nam→lam→lâm) có vị trí rất đặc biệt nằm giữa 4 vùng đất chính nên trong lịch sử đã nhiều lần bị tách ghép:

- ghép với đất Đường hay Việt thường thành “Đường lâm” quê của Ngô Quyền.

- ghép với đất Tượng ở phía tây thành “Tượng lâm”.

- ghép với Qúy châu thành ra “Quế lâm”.(Quý→Quế)

- ghép với Quảng đông thành “Nam hải” (Nam=Lâm)

Trong ý nghĩa đất Nam giao (chỉ) ban đầu chỉ là phần đất tây nam quảng tây về sau mở rộng thành cả vùng lĩnh nam.

Thủ đô của Nam bang thời Hùng Lạc hay Thuấn đế là Bồ bản; từ Bản ở đây là danh từ chung chính là chữ bản trong bản làng, Bồ bản đồng nghĩa với làng Cả hay Đô ấp tất cả đều có nghĩa là thủ đô hay kinh đô.

Quá tr̀inh mở nước hàng ngàn năm được tóm gọn trong bài thơ 4 câu chưa rõ tác giả:

Văn hiến thiên niên quốc

Xa thư vạn lý đồ

Hồng bàng khai tịch hậu

Nam phục nhất Đường Ngu

Xin lược dịch:

Quốc gia văn hiến ngàn năm

Sách sử chở đầy xe,địa đồ vuông vạn dặm

Sau thời Hồng bàng lập ngôi đế

Rộng mở nam cương là triều Đường Nghiêu-Ngu Thuấn.

Trong bài thơ này đặc biệt câu: Nam phục nhất Đường Ngu. ..nhiều bậc khoa bảng ̣đành chịu không hiểu nổi....không lẽ các vua Đường Nhiêu Ngu Thuấn lại đi mở nước về hướng nam cho người Việt. ..? Riêng chúng ta trong sử thuyết họ Hùng này thì hiểu rất rõ ý nghía câu thơ đó.

Đền Hùng là chốn linh thiêng bậc nhất của người Việt tương truyền ngôi mộ ở đấy là mộ thật của Hùng vương thứ sáu; qua thiên khảo luận này có thể xác định đấy là mộ của HÙNG LẠC VƯƠNG, người đời đã lầm từ Lục là số 6 với từ LẠC là nác hay nước nên cho là mộ của Hùng vương thứ sáu, chính câu “ Nam bang triệu tổ” đã giúp ta khẳng ̣định; triệu là biến âm của âm gốc là “Chậu” tiếng Thái Lào nghĩa là ông hoàng hay vương, đồng nghĩa với Chủ- chúa trong Việt ngữ., ‘Triệu tổ Nam bang’ nghĩa là vua tổ của nước Nam cùng một ý nghĩa với đạo hiệu: NAM TRIỀU THÁNH TỔ NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ của Hùng Thuần vương trong Hùng phả.

Thời Hùng Lạc có bộ lạc thuộc tộc Mun bất phục bị Thuấn đế đuổi ra khỏi cõi Nam giao đày đến miền Tam nguy từ đó gọi là Tam miêu, đất Tam nguy nay là đông Qúy châu và tỉnh Hồ bắc Trung quốc.

Hán thư có 1 đoạn nói về Lạc Quốc như sau: “ … con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là My Nương, quan văn gọi là Lạc Hầu, quan võ gọi là Lạc Tướng, trăm quan gọi là Bồ Chính, dân khẩn ruộng lạc theo nước triều lên xuống …” Do Hán văn không có dấu chấm, phẩy nên nhiều người vẫn hiểu không đúng đoạn văn này, nay ta thử nhìn theo hướng khác: không có ai là Quan lang cả, giữa Quan và Lang phải có dấu phẩy, chính xác phải hiểu là: con trai vua gọi là Quân, là Lang; Quân và Lang là 2 từ thuộc 2 ngữ hệ nhưng cùng 1 nghĩa; tương tự con gái vua gọi là Mẹ, là Nương chứ không phải là Mỵ Nương. Lạc Hầu là quan văn của quốc gia “Nước”. Còn câu “dân khẩn ruộng lạc …” nghĩa là ruộng nước, nhưng đây là nước vật chất, 2 từ đồng âm nhưng dị nghĩa.

Dấu vết vật chất lưu tồn trong lòng đất đã khai quật được từ núi rừng bắc Việt nam tới tận bờ Châu giang và gọi là văn minh của người Tày cổ chính là chứng tích thời Hùng Thuần hay Hùng Lạc này.

8. Hùng triều thứ: 8- Hùng Việt[sửa]

Vua khai sáng: – Tuấn Lang

Danh hiệu khác trong Việt sử: Tản Viên, Sơn tinh, Tản Viên sơn thánh quốc chúa đại vương, Nguyễn Tuấn.

Danh hiệu khác trong Hoa sử: Đại vũ, Hạ vũ

Niên đại: 2200 trước CN

Truyền thuyết về Sơn Tinh thì nhiều vô vàn, nhưng rõ nhất là truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh, tổng kết ta có thông tin: Sơn Tinh là người đã chiến thắng Thủy Tinh, ý nói đã thành công trong việc trấn áp cơn hồng thủy khủng khiếp, tái tạo lại quốc gia, được Hùng Vương gả con gái và truyền ngôi, Sơn Tinh Tản Viên lên ngôi cũng lấy hiệu là Hùng Vương, đối chiếu với sử liệu Trung Hoa ta nhận ra Sơn Tinh và ông Hạ Vũ là 1, cũng trị thủy gian lao vất vả, cũng tận tâm tận lực đến 3 lần đi qua nhà nghe tiếng con khóc mà không có thời giờ bước vào nhà. Ngày nay, Sơn Tinh vẫn được dân chúng chung quanh núi Ba Vì thờ với tên hiệu đầy đủ là: Tản Viên Sơn Thánh Quốc Chúa Đại Vương. Trong dân gian, Sơn Tinh còn có rất nhiều tên khác: Sơn Tinh – Tản Viên – Cao Sơn – Quí Minh – Nguyễn Tuấn V. v… với các ‘thần tích’ khác nhau đôi chút. Danh hiệu Tản Viên là rõ nhất về ý nghĩa nối dòng Hùng, dòng Tản Viên tiếp nối dòng Hiên Viên, hay Hiền Vương chuyển tiếp sang Tuấn Vương như thế rất rõ ràng trong việc liên tục quốc thống Họ Hùng: Đế Minh → Đế Nghi → Đế Lai → dòng Tản Viên – Hạ Vũ.

vương quyền nay chuyển sang con cháu Lộc Tục ở phương Nam hay cõi Nam Giao…chỉ ” Nguyễn Hồng Sinh công bố trong “Kinh Dịch Huyền diệu và Ứng nghiệm” một thông tin cũng rất hay: “Kinh Dương Vương ở đây là Hùng Lạc Lâm lang được tôn là ‘Nam Triều Thánh Tổ Ngọc Hoàng Thượng Đế’ và vợ được tôn là ‘Đệ Nhị Thượng Ngàn Thánh Mẫu’.

Hùng Vũ Vương – Hiên Viên được tôn là “Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế’

Hùng Việt Vương – Tản Viên được tôn là “Tản viên sơn thánh quốc chúa đại vương” là sự tiếp nối hợp lẽ dòng Hùng.

Truyền thuyết Sơn tinh Thuỷ tinh viết:. ..nước càng dâng lên thì núi càng vượt cao hơn nữa...ta chợt hiểu về ý nghĩa chữ Việt trong danh hiệu Hùng Việt, Việt là ký âm của từ Vượt của Việt ngữ, Vượt lũ. ..đợt biển tiến Holosen, một thảm họa khủng khiếp mà cha ông ta đã kiên cường vượt qua sau cùng đã chiến thắng tai trời ách nước tất cả những thông tin về thời bi tráng ấy được cô lắng vào 1 nhân vật đó là Hùng Việt – Tuấn lang; từ Tuấn là ký âm bằng chữ Nho sai làm mất ý nghĩa chữ Tản trong Tản viên, Tản là tán đồng âm với Tốn là 1 quẻ của bát quái nghĩa là gió, Hoa ngữ là phong chỉ phương tây đối lập với phương động - quẻ Chấn, Tản viên hay Tản vương đồng nghĩa với Tốn lang (không phải Tuấn) nghĩa là vương của đất Phong hay tây vương, Truyền thuyết Việt nói vua Hùng đóng đô ở Phong châu chính là chữ Phong này,đất Phong hay phong kinh của nhà Chu khi mới dựng nước cũng cùng một nghĩa, 2000 năm sau nhà Đường lập Phong châu đô hộ phủ cũng chính là chữ phong này.

Chính nghĩa Ngô Việt xuân thu nói: "Vũ đi khắp thiên hạ, trở về ĐẠI VIỆT, lên núi Mao để họp quần thần bốn phương, phong người có công, phong tước người có đức, chết rồi táng ở đây. Vũ là vua Hạ vũ , 2 chữ ‘Đại Việt’ ở đây đã khẳng định sự liên quan giữa danh hiệu Hạ vũ và Hùng Việt vương- Tuấn lang ,núi Mao thực ra là Mưu , mưu-mẹo chỉ phương tây như đã xác định trong bài ‘thập nhị địa chi Việt’ cũng chính là núi Tản , tản biến âm của Tốn , quẻ Tốn là phong –gió trấn hướng tây trong Tiên thiên bát quái .(nhìn trong không gian 3 chiều)

Tóm lại Tốn lang là vương của đất Phong tức đất phía tây của quốc gia tương tự như:

Viêm lang là vương phương bức (bắc).

Lâm lang là vương phương nam hay cõi Nam giao.

Sau cùng kế nghiệp Tốn lang là Lung lang hay Linh lang nghĩa là vương phương đông hay động mà ta sẽ kể đến ở chương sau; như thế đất nước đã trọn đủ 4 cõi.

Kinh Dương Vương có nghĩa là vua hay Chúa phương Nam hay phương Nước ngược với Viêm phương (phương Dịch Lý) nên trong lịch sử có nhiều Kinh dương vương như Lâm lang, Tuấn lang.v.v. trong truyền thuyết Đạo Giáo Trung Hoa do không hiểu chữ ‘Hùng’ nghĩa là gì nên thời gian tiếp nối người ta “bịa” ra điều rất ngộ nghĩnh … sự kiện ông Vũ được truyền ngôi và trở thành Hùng Vương … biến ra: ông Vũ hoá thành con gấu … theo Hán ngữ ‘Hùng’ là con gấu; vợ của ông Vũ sợ quá chết hóa ra hòn đá núi, chữ đá núi này chắc chắn có “gốc” là chữ “Đồ Sơn”, tên vợ ông Vũ là “Đồ Sơn Thị”. ‘Đồ’ là biến âm của từ đá, sơn là núi, qua 5, 7 lần dịch và sao chép …. từ Đồ Sơn biến ra ‘Đá núi’ thì cũng không lạ lắm.

Vua Vũ đã có lần hội chư hầu ở Côi kê..., hầu hết các sách sử đều chép như thế chỉ riêng có ông Trần trọng Kim trong Việt nam sử lược viết vua Vũ hội chư hầu ở Đồ sơn; xét kỹ ta thấy ông Trần trọng Kim đúng vì lúc vua Vũ hội chư hầu làm gì đã có đất Cối kê, cả hai ba trăm năm sau khi vua Vũ chết thì Thành vương thời nhà Hạ trung hưng mới phong cho con thứ đất ấy làm chốn riêng thờ vua tổ, sử còn chép rõ..: vua tôi cắt tóc ngắn, xâm mình lội nước lao động cật lực khai phá đất mới...., vì là đất dành riêng thờ vua Vũ hay Hùng Việt nên sau này lập quốc vẫn gọi là nước Việt.

Khi hình thành nên tộc Kinh-Lạc dòng máu người họ HÙNG đã là sự hòa huyết của 3 thị tộc gốc: người dòng CẢ của phương bắc, người CỬU_LÊ của phương tây, người MUN hay MIÊU của phương nước hay nam xưa tức phương bắc ngày nay.

Truyền thuyết Việt nói: KINH DƯƠNG VƯƠNG kết hôn cùng LONG _NỮ con ĐỘNG ĐÌNH QUÂN; thế là người họ Hùng đã đi hết đoạn đường mà tạo hóa sắp đặt để hòa thêm dòng máu thứ 4 vào huyết thống của mình dòng máu của LONG tộc ở phương ĐÔNG, diễn biến này được Truyền thuyết lịch sử Trung hoa viết: Vua ĐẠI VŨ lấy vợ là ĐỒ SƠN THỊ, Đồ sơn thị là người con gái ở ĐỒ_SƠN; phải chăng là bãi biển Đồ sơn ở Hải phòng bắc Việt hiện nay? cổ thư trung hoa có nói đến việc họ KINH XUYÊN và ĐỘNG ĐÌNH đời đời là thông gia..

Hùng Việt Vương – Tuấn Lang vẫn giữ quốc hiệu là Nam bang hay Lạc quốc.

Ta nên chú ý về những từ đồng âm dị nghĩa nếu không sẽ không thể hiểu khi đọc lịch sử Trung Hoa vì trong cổ sử chứa rất nhiều Dịch tượng. Thí dụ: cũng là từ Mun hay Man, khi dùng chỉ người Mông Cổ hay Mãn thì có nghĩa là người phương Nam (phương của Dịch Lý), vì phương Nam trong Ngũ Sắc là phương màu Đen là Huyền Thiên. Còn khi dùng để chỉ định sự vật theo màu sắc thật, thì ý nghĩa khác hẳn như gọi người Khmer là người Miên, người Miến Điện là Môn ý nói họ có màu da đen. Mun → Môn → Miên.

Núi thờ Tản Viên Sơn thánh là Núi Ba Vì, truyền tích của Việt Nam theo các tư liệu dân gian mới tìm được thì vua Hùng có 3 người con: Nguyễn Nghi Nhân, Nguyễn Minh Khiết và Nguyễn Long Cảnh.

Trong bối cảnh cổ sử đó nhiều người cho là:

Nguyễn Nghi Nhân là đế Nghi, Nguyễn Minh Khiết là đế Minh như thế thì không ổn, gây ra sự lộn xộn rối rắm vô cùng, Nguyễn Minh Khiết là vua Hùng lại trở thành con vua Hùng …, đế Nghi là con cả vua Hùng lại trở thành anh em sinh đôi của đế Minh tức vua Hùng. ..thực không hiểu nổi. Ta có thể hiểu theo cách nhìn mới hợp lý hơn: Nghi Nhân, Minh Khiết, Long Cảnh là 3 cộng động người đã tái lập quốc gia họ Hùng sau cơn hồng thủy Holocene, 2.000 năm trước Công Nguyên. Nghi Nhân là cộng đồng người Lửa là con cháu đế Nghi, Hùng Hy Vương ở An Ấp do ông Cao Giao lãnh đạo. Minh Khiết là cộng đồng người Kinh ở Lạc Ấp, do ông Vũ hay Sơn Tinh (cũng có tên là Cao Sơn, Quí Minh Lãnh đạo). Long Cảnh là cộng đồng người ở nơi sau này là Lương Ấp, là con cháu của Long Nữ – Đồ Sơn Thị là vợ ông Vũ hay Tản Viên. Như thế trong cơn nguy nan do giặc nước gây ra, 3 cộng đồng đã đồng sinh đồng tử vượt thắng thiên tai và Tản Viên được thờ cùng với 2 thủ lãnh dân đất Đào và dân Lương Ấp thành ta có Núi Ba Vì.

Dân tộc Việt tồn tại tới tận ngày nay, vẫn gọi tổ quốc mình là “Nước” và nhận định mình là người “Kinh” đủ thấy ấn tượng thời Hùng Việt Vương in đậm trong tâm thức con người đến chừng nào trên 4.000 năm qua bao cơn quốc nạn, sử sách bị tiêu hủy, bị tráo đổi nhưng “bia miệng vẫn còn trơ trơ”. bất chấp sự tàn độc và muôn vàn mưu ma chước qủy ta vẫn là ta thuở nào. Cổ sử Trung Hoa rất coi trọng ông Hạ Vũ thực ra không có ông Hạ Vũ, Hạ Vũ nghĩa là Vua Hạ Khi về già muốn truyền ngôi cho ông Cao giao nhưng ông đã chết trước, điều này cho thấy Hạ Vũ nhận vương quyền từ họ Cơ, họ của Hoàng Đế, nay muốn trao lại cho chính họ Cơ nhưng Cao Giao đã chết, nên ông Vũ muốn truyền ngôi lại cho ông Ích là con ông Cao Giao nối tiếp dòng Hùng Vũ (ông Hạ Vũ là con rể) theo đúng quan niệm đạo đức truyền thống. Nhưng sự việc đã diễn biến khác để sau đó có triều Hùng Hoa Vương kế tiếp.

Trong việc trị thủy của Hạ Vũ, cổ thư Trung Hoa có nói đến một điển hình “khai sơn phá thạch” đó là ông đã đục bạt cả một phần ngọn núi tên là Long Môn Sơn để khai thông dòng nước chảy ra biển. Hán Thư cũng có đoạn ngắn nhắc đến việc trị thủy: “Ở Giao Chỉ trước Công Nguyên, người Giao Chỉ đã đắp đê ngăn không cho nước sông Long Môn tràn bờ gây lụt lội…”

Để chỉ định chính xác Long Môn xưa, nay là con sông nào thì các nhà khoa học còn phải mất nhiều công sức, ở đây ta chỉ có thể liên kết 2 sự kiện: Núi Long Môn chắn dòng sông Long Môn là nơi Hạ Vũ đã “khai sơn phá thạch” khiến thông dòng nước chấm dứt cơn hồng thủy để ức đoán chính là vùng sông Đà núi Tản nơi có đền thờ Sơn tinh quốc chúa, với công trạng như thế đương nhiên ông Vũ trở thành thủ lĩnh của tổ quốc thời phục hưng, sử chép là ông được vua Hùng gả con gái và truyền ngôi, đô ấp của ngài là Khang địch, chữ địch là biến âm của chữ đoạt tên khác của quẻ Đoài cũng dùng chỉ phương tây trong hậu thiên bát quái, Khang hay khăng là phía tây theo Hà thư như vậy đô ấp Khang đoạt đồng nghĩa là Tây đô.

Hùng Việt-Tuấn lang đã theo lệnh đế Thuấn tiến đánh Tam miêu nhưng không thành công, sau vua không đánh nữa mà lo mở mang “văn đức” để giáo hoá thiên hạ, chúa Tam miêu đã đến chầu nghĩa là thần phục như xưa.

Thời Hùng Việt Vương, Hạ Vũ đã gây ấn tượng rất sâu sắc trong lòng người Việt không bao giờ phai mờ và người Việt coi ông là tổ trực tiếp của quốc gia – dòng giống mình, trong dòng chảy liên tục của lịch sử, triều Hùng Việt Vương – hay Tản Viên Quốc Chúa cũng là thời điểm đặc biệt: là bản lề giữa ngàn năm lập quốc, thời đúc kết các dòng tộc thành một dân tộc thống nhất để sau đó chuyển mình trở thành 1 vương quốc. Về mặt lịch sử cũng chấm dứt thời sơ sử đề bắt đầu thời lịch sử.

Dấu tích thời Hùng Việt -Tuấn lang lưu lại trong lòng đất đã được khảo cổ học Việt nam khám phá - khai quật và đặt tên là nền văn hoá Phùng nguyên, tuy còn đang tiếp tục nghiên cứu nhưng sơ bộ xác định các hiện vật thu được có nhiều nét tương đồng với các hiên vật cùng niên đại thuộc về nền văn minh tạm gọi là của người Tày cổ phân bố rộng từ núi rừng bắc Việt nam tới tận bờ Châu giang, như vậy là hoàn toàn trùng khớp với đất Nam giao...(chỉ) đúng với câu thơ Đường- Nghiêu Mở nước về phương nam ở trên.

Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.