Sử thuyết họ Hùng/Bài 27

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

== 4-SỰ PHÂN HÓA HẬU ĐƯỜNG ==[sửa]

Theo qui luật tự nhiên, không thể có triều đại nào thịnh mãi được. Cuối đời Đường do lãnh thổ đế quốc phình ra quá to lớn, các dân tộc Bắc và Tây Bắc Trung Hoa luôn phản kháng ách thống trị của triều Đường, chinh chiến tốn hao quá nhiều khiến cạn kiệt sức người sức của, khi dân không chịu nỗi nữa thì phải vùng lên. Cuối đời Đường có loạn Hoàng Sào do nông dân nổi lên chống triều Đường, loạn lạc khắp nơi, triều đình phải tăng thêm quyền hành cho các phiên trấn – đó là mầm mống của sự phân liệt ở thời sử Trung Hoa gọi là 5 đời 10 nước.

Trung Hoa có sự phân bố các sắc dân như sau:

a. Từ Hoàng Hà đổ lên phía Bắc (HN) là vùng đậm đặc dân Man, cạnh bờ Hoàng Hà về phía Đông là địa bàn của người Lu, sử Trung Hoa viết thành Liêu.

- - Cực Đông Bắc là đất của người Kim, Mãn.

- - Cực Tây Bắc là vùng của Hung Nô, như Mông Cổ, Đột Quyết V.v…

b. Nằm giữa Dương Tử và Hoàng Hà là vùng hỗn chủng, sự hỗn cư hỗn chủng ở đây có lịch sử rất lau dài, khởi đầu từ nhà Ân Thương đến gần 3.000 năm tranh chấp, giành giật 1 miền đất của 2 chủng: Hãn và Hoa hay giữa Mongoloit và Mongoloit phương Nam … Kết quả là sự hỗn hợp xãy ra, không thể phân biệt rạch ròi được nữa, đặc tính của vùng trái độn này là vua thuộc sắc tộc nào thì dân coi như thuộc sắc tộc đó … những dân thuần chủng hơn thường phải di cư mỗi khi có biến động, thay đổi triều đại.

c. Vùng bờ Nam sông Dương Tử gần như thuần Hoa: Đặc biệt vùng Tứ Xuyên có thêm dòng máu Khang Tạng khiến bức tranh sắc tộc càng thêm phức tạp. Cuối đời Đường một tướng của cuộc nông dân nỗi dậy Hoàng Sào là Chu Ôn quay sang hàng nhà Đường đổi lấy chức Tiết Độ Sứ, một chức quyền rất lớn hầu như là vương một cõi. Các vua cuối đời Đường tưởng có được cứu tinh nên đặt tên chữ cho Chu Ôn là Chu Toàn Trung. Chu Ôn trung tới nỗi đành phế Đường Ai Tông để tự mình làm vua, sử Trung Hoa gọi là triều Hậu Lương. Không có một triều nào là Hậu Lương cả, Lương là từ của dân Thái – Mường gọi thủ lãnh của họ: Lang → Lương → Long. Lang đồng nghĩa với Vương. Khi mới lên ngôi, tình hình đã không sáng sủa gì, giờ lại thêm chiến tranh với nước Tề (Từ) ở Sơn Đông (nước Tề đông ) khiến triều đình trung ương nhà Hậu Lương không còn kiểm soát được các địa phương nữa. Trong vùng đậm đặc sắc tộc Hoa, từ Tứ Xuyên qua vùng Nam Dương Tử ra đời hàng loạt quốc gia đó là:

10q.jpg

1. Tiền Thục ở Tứ Xuyên

2. Hậu Thục ở Tứ Xuyên

3. Ngô ở Giang Tây.

4. Ngô Việt ở Triết Giang.

5. Sở ở Hồ Nam.

6. Mân ở Phúc Kiến.

7. Đại Việt sau sử Trung quốc đổi thành Nam hải ở Quảng Đông – Quảng Tây.

8. Kinh Nam hay Nam Bình ở Hồ Bắc.

9. Nam Đường ở An Huy – Giang Tô.

- 10. Nước Đại Lý ở Vân Nam. Các sách sử Trung Hoa không chép vào Thập Quốc

Trên đất Việt thời cuối đời Đường là 1 vùng tự trị, không lập quốc nhưng cũng không phụ thuộc vào nước nào, dưới sự lãnh đạo của Khúc Thừa Dụ kế đến Khúc Hạo đã có qui củ của quốc gia nhưng không tuyên bố lập quốc, đặc biệt vẫn trung thành với Chu Ôn hay triều Lang. Nhưng vua nhà Hậu Lương là Chu Ôn lại phong cho Lý ẩn ( Lưu Ẩn )kiêm chức “Tĩnh Hải quân tiết độ, An Nam đô hộ” năm 909 tức là kiêm nhiệm quản lý Tĩnh Hải quân lúc đó đang trong tay họ Khúc người Việt cai quản. . Năm 930 ( có sách ghi là 923) Lý Ẩn tiến đánh Khúc thừa Mỹ sáp nhập đất An nam vào vào nước Đại Hưng .

-

5. Họ Hùng – Tam Quốc[sửa]

- Khi Chu Ôn lập triều Lang sử Trung Hoa gọi là Hậu Lương, thì tình hình miền Hoa trung đã đầy dẫy mầm mống phân lập do sự chia rẽ, phân biệt chủng tộc, người ‘Từ Lu’ do Lý Khắc Dụng cầm đầu lập nên nước Hậu Đường, Lý Khắc Dụng là họ tên vua nhà Đường ban cho 1 tướng người Man, với họ Lý ông ta cho là mình thừa kế chính thức ngôi nhà Đường Trung Hoa nên lấy lại quốc hiệu Đường, tộc Khiết Đan thống nhất vùng Bắc Hoàng Hà giúp nước Hậu Tấn của Thạch Kính Đường đáng bại Hậu Đường; Khiết Đan là tên Trung Hoa gọi các dân tộc Bắc Hoàng Hà thời ấy, Khiết Đan cũng chỉ có nghĩa là phía Nam, Khiết là thuần nhất, Đan biến âm của Đơn đồng nghĩa với số 1, mã tin Dịch Lý chỉ phương nước, phương màu đen.

- Hậu Tấn phân rã đẻ ra nước Hậu Hán hay Hậu Hãn của Lưu Trí Viễn ở Hoa Trung. Thạch Kính Đường nhận là vua con đối với vua cha là người Khiết Đan ở Bắc Hoàng Hà; Khiết Đan sau đổi lại tên là Liêu, Lu .

- Vua Khiết Đan Gia Luật Đức Quang vào Trung Nguyên tuyên bố lập nước Đại Liêu nhưng chỉ sau một thời gian chịu không nổi sự “nổi loạn” bất phục của dân chúng đành phải rút chạy về phương Bắc. Chớp thời cơ, Lưu Trí Viễn chiếm và lập quốc ở Hoa Trung tự xưng là Đại Hãn.

- Sau cùng vùng Hoa Trung lại rơi vào tay một viên tướng người Trung Hoa đó là Quách Vu hay vua Quách (Vua → Vu). Quách Vu tuyên lập nhà Chu của Trung Hoa, sử gọi là Hậu Chu để phân biệt với các triều Chu khác. Chu Thái Tổ mất, con nuôi là Sài Vinh Chu Thế Tông lên ngôi đem quân Bắc phạt, chỉ vài trận là đã tràn qua bờ Bắc Hoàng Hà của “Đại Lu”. Đang lúc chiến trận thì vua thăng hà, con mới 7 tuổi lên ngôi là Chu Cung Đế, quyền hành nằm trong tay Triệu Khuông Dận và lần đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, có 1 vị vua do tướng sĩ bầu lên, đó chính là Thái Tổ nhà Tống.

- Triệu Khuông Dận lên ngôi đặt quốc hiệu là Tống, và ông ta đảo ngược chiến lược của Sài Vinh Chu Thế Tông, để yên mặt Bắc, tổng tấn công xuống phương Nam để thống nhất cõi Trung Hoa , về cơ bản ông đã thu phục được hầu hết các nước miền Nam, chỉ còn lại Đại Lý và phần đất của Việt nam ngày nay

- Vào cuối Thiên niên kỷ thứ nhất sau Công Nguyên, họ Hùng chia thành 3 nước độc lập:

- - Đại Việt

- - Đại Lý

- - Đại Tống.

- Đại Tống chia làm 2 miền theo sông Dương Tử, miền Nam Dương Tử là miền thuần dòng Hoa, Bắc Dương Tử là vùng hỗn chủng.

- Dưới thời vua Cao tông từ năm 1141 Tống quốc chỉ còn là 1 chư hầu của nước Kim , vua Tống chịu sự thụ phong và phải gọi vua Kim là ‘ chú ’ như thế về thực chất từ mốc thời gian này Tống triều đã không còn là 1 triều đại của Trung hoa .

- Từ Thiên niên kỷ thứ 2 sau Công nguyên lịch sử họ Hùng đã tương đối chính xác, chúng ta không phải tìm hiểu thêm nữa.

-

6– nước Đại Việt +Đại Hưng .[sửa]

- Hoa sử : Lý ( Lưu ) Cung – Lý ( Lưụ )Yểm

-. Quốc hiệu  : Nước Đại Việt + Đại Hưng

- Niên đại : 917- 971

- Lương Vũ Đế Chu Ôn một mặt công nhận Khúc Thừa Dụ làm Tiết Độ Sứ Tĩnh Hải, mặt khác lại bổ nhiệm Lý Cung (Lưu Cung) làm Tiết Độ sứ Quảng Châu, sau gia phong là Nam Bình Vương kiêm luôn vùng Tĩnh Hải ý không công nhận họ Khúc nữa.

Năm 911 Lý Ẩn chết em là Lý Cung thay quyền Tiết độ sứ, Lý Cung còn có tên khác là Lý Nghiễm , Lý Nham .

- Năm 917 Lý Cung thành lập nước Đại Việt thủ đô ở thành Quảng châu ngày nay .

Năm 918 ( VNSL-947 )đổi quốc hiệu là Đại Hưng vì cho mình là người kế nghiệp của tổ phụ Lý Bôn Hùng Trịnh vương-Hưng đức lang , điều này được chứng thực bởi tên kinh đô nước Đại Việt rồi đổi là Đại Hưng mang tên Hưng vương phủ ; Hoa sử đã cố tình sửa chữ Hưng thành Hán y như trường hợp Hưng đế biến thành Hán đế tức Đại hãn ở thời Lý Bôn- Lưu Bang ,Triều đại Hiếu-Tây hán vậy .

-. Năm 930 ( VNSL-923 ? ) Lý Thái Tổ tiến đánh Khúc Thừa Mỹ sáp nhập An nam vào nước Đại Hưng .từ đây Nước Đại Hưng có 3 vùng địa lý tự nhiên vẫn gọi là Việt Đông Việt tây và Việt Nam nghĩa là : đất Việt phía đông , phía tây và phía nam nay là đất Qủang Đông Qủang tây và phía Bắc nước Việt , Chữ ‘Việt nam’ mới tìm thấy trên văn bia và sách vở thế kỷ 14-15 có lẽ mang ý nghĩa này ( là vùng phía nam nước Đại Việt + Đại Hưng) chứ không phải là quốc hiệu Việt nam thời nhà Nguyễn sau này .

- Lý Ẩn là Tiết độ phó sứ thời Việt Thường Hoa sử gọi là nhà Đường nên Lý ẩn và Lý Cung chắc chắn là người Bách Việt quốc hiệu Đại Việt cũng giúp khẳng định như thế .

- Nước Đại Hưng được 4 đời vua : Lý Cung ( tên khác là Lý Nghiễm –Lý Nham ), Lý Phần , Lý Thịnh và Lý Sưởng tồn tại từ năm 917 đến 971 thì bị nước Tống chiếm mất kinh đô và phần lãnh thổ Việt Tây và Việt Đông . Hoa sử coi như nước Đại Hưng đã chấm dứt tại Đây nhưng Việt sử có cái nhìn khác hơn .

-

7 -Nước Đại Việt mới ra đời trên đất Việt nam .[sửa]

Trước áp lực ngày một tăng của quân nhà Tống , khoảng Năm 968-971 Khi thấy nhà nước Đại Hưng đã gần suy vong thì trên vùng đất Việt nam của nước Đại Hưng nhà sư Vạn Hạnh và ông Đào Cam Mộc tôn Lý Công Uẩn 3 lên làm vua , Lý công Uẩn 3 lên ngôi ở thành Hoa Lư lấy lại tên nước cũ là Đại Việt tiếp nối truyền thống họ HÙNG từ qúa khứ ngàn năm .

- Minh văn trên qủa chuông cổ còn giữ được ở Hà nội ghi rõ niên đại và nơi đúc là: Giao Chỉ huyện, Hạ Từ Liêm thôn, thời Càn Hòa lục niên Mậu Thân tuế, tứ nguyệt, nhị thập cửu nhật (thôn Hạ Từ Liêm, huyện Giao Chỉ, ngày 29/4 năm Mậu Thân, niên hiệu Càn Hòa thứ sáu). Tìm hiểu trong sử liệu các triều đại Việt Nam thì không có niên hiệu Càn Hòa mà niên hiệu Càn Hòa là thuộc về thời vua nước Nam Hán ( Nam Hưng )Lưu Thịnh ( Lý Thịnh ), đóng đô ở Quảng Châu , thông tin này chứng tỏ 2 điều ở thời điểm năm 948 :

- Không có triều Ngô của Ngô quyền vì niên đại vẫn dùng niên hiệu của vua nước Đại Hưng .

- Tên huyện Giao chỉ chứng tỏ thành Đại La không phải là Kinh đô vào thời ấy .

- Với những viên gạch ‘Đại Việt quốc quân thành chuyên’ lẫn với gạch ‘Giang tây quân’ ở di tích kinh đô Thăng long đã chỉ ra không có nước Đại cồ Việt của Đinh bộ Lĩnh trên đất bắc Việt và thành ) Đại La đã được xây dựng trước năm 1010 rất lâu có thể trong khoảng thời gian từ 923 đến 947 là thời quốc hiệu Đại Việt ( niên đại theo VNSL ) đô ở Quảng châu .

- Đền thờ 2 vua Đinh Hoàn và Lê Hoàn ( hoàng ? ) ở Hoa Lư Ninh Bình giúp xác định đấy chính là quốc đô đầu nơi Lý công Uẩn 3 xưng vương dựng nên triều đại mới  ; lập đền thờ các tiên triều là sự khẳng định việc nối tiếp quốc thống .


- Sử Việt chép Thái Tổ thấy La Thành có nhiều ưu điểm theo phong thuỷ là đất đế vương nên đã quyết định chuyển đô từ Hoa Lư về La Thành, nhân chuyện thấy rồng bay lên đã đặt tên quốc đô mới của nước Đại Việt là Thăng Long thành ,. và Thái Tổ đã xây dựng Thăng Long thành 1 kinh đô bề thế hoành tráng. Thái Tổ chỉ ở ngôi 19 năm như thế việc dời đô chỉ có thể xảy ra trong khoảng thời gian từ năm 968 đến 987.

- Trong thời nhà Lý cha con Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao làm phản chiếm đất Quảng Nguyên lập nước Nam thiên sau đổi thành Đại Lịch quốc. Thái Tông thân chinh đánh dẹp bắt được nhưng tha cho còn phong là Quảng Nguyên Mục ,Gia phong tước Thái Bảo, sử Việt Nam gọi là giặc Nùng. . Đất Nùng nghĩa là đất phía nam không phải chỉ có Cao Bằng mà là cả 1 phần vùng Quảng Tây – Quảng Đông, tức vùng cư trú của người Thái ở Hoa nam . Thực thế nếu chỉ vùng Cao Bằng thì Nùng Trí Cao làm sao đủ nhân lực, vật lực để đánh lấy 2 tỉnh Quảng Đông, Quảng tây của Trung Hoa được.

- Sử Trung hoa còn ghi Nùng trí cao đánh Ba thục ở Tứ Xuyên (…?) ngày nay làm triều đình Tống rung rinh phải điều đội quân tinh nhuệ nhất của Bình tây đại nguyên soái Địch Thanh về.....chống cự rồi ...lỡ đà nuốt luôn mảnh đất của họ Nùng...

Nước Đại Nam của Nùng Trí Cao chính là 1 phần của đất lưỡng Quảng Trung Hoa ngày nay , Như thế nước Đại Việt của Lý Công Uẩn 2 đến thời Nùng Trí Cao nổi dậy thì chia làm 2, nước Đại Việt của nhà Lý 2 và Đại Lịch rồi sau là Đại Nam của Nùng Trí Cao; sau Đại Nam bị Tống diệt như thế Đại Việt đã bị triều Tống chiếm mất phần đất Quảng chỉ còn lại Giao Chỉ mà thôi. Theo sử Việt Nam thì phần đất Đại Việt mất về tay Tống triều là 8 châu: Hoành, Quí, Cung, Tầm, Đằng, Ngô, Khang, Đoan, chính Nhân việc đàm phán trao đổi đất giữa nhà Lý Đại Việt và Tống triều, dân gian có 2 câu thơ:

“Nhân Tham Giao Chỉ Tượng

Khước Thất Quảng Nguyên Kim”

Ý nói nhà Tống mê cống phẩm là ngà voi Giao Chỉ, đã trả lại vùng đất có mỏ kim loại thuộc Quảng Nguyên cho Đại Việt, chữ Kim trên chưa chắc đã là vàng vì người Trung Hoa chia kim loại làm 2: quí kim như vàng bạc V.v…, còn lại là ác kim. Thông tin quan trọng trong 2 câu thơ trên là cặp đối : Giao Chỉ và Quảng Nguyên – Quảng Nguyên không thể nào là mảnh đất nhỏ như sử Việt Nam mô tả, mà chính là 1 phần đất Lưỡng Quảng hiện nay như thế mới tương xứng hoàn chỉnh vế đối .

Nùng Trí Cao sau khi thất quốc chạy đến nước Đại Lý bị người Đại Lý giết và trả đầu cho quân Tống . Người ta đã tìm được 1 quả chuông ở văn chỉ thôn Nhật Tảo, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

-. Bài minh văn ( đã trích ở phần trên )gây không ít Thắc mắc ...

Đại Việt sử ký toàn thư chép :

“Kỷ Hợi ( 939 )năm thứ nhất ( Tấn , Thiên Phúc năm thứ 4.). Mùa xuân vua ( Ngô Quyền) mới xưng vương , lập Dương thị làm hoàng hậu , đặt trăm quan , chế định triều nghi, phẩm phục “

- Đã có hoàng hậu thì Ngô quyền phải là hoàng đế chứ sao chỉ xưng vương ?

- Đã đặt trăm quan chế định triều nghi , phẩm phục ̣...mà lại không có niên hiệu ...thì ‘chiếu , chế , văn thư ‘ của vua và triều đình ghi mốc thời gian ra sao ?

- với 1 vương quốc ‘Niên hiệu’ khẳng định sự tồn tại của triều đại trong lịch sử vì vậy kể từ những năm đầu công nguyên không thể có vương triều với đủ triều nghi mà lại không có niên hiệu .

- Đại Việt sử ký toàn thư thì ghi niên đại triều Ngô theo niên hiệu của vua Tàu bắc triều (Tấn , Thiên Phúc năm thứ 4) còn dân thì phải ‘mượn ’ niên hiệu của vua ‘nước địch’ (Nam hán – 10 năm trước bị Ngô Quyền đánh cho tan tác trên sông Bạch đằng ) để xài đỡ ...thật là kỳ cục ngộ nghĩnh . Những điều này phản ánh sự vô cùng lúng túng của sử gia khi xử lý những thông tin của thời kỳ lịch sử này ...thực ra :

- Không có triều Ngô của Ngô quyền ở năm Kỷ hợi 939 chỉ có Ngô vương Quyền hay Ngô tôn Quyền vua nước Ngô hay đông Ngô ở thời sử Trung quốc gọi là Tam quốc , sử thuyết họ HÙNG gọi là thời giặc ‘GIẢ’ (Ngụy-Tào Tháo).

- Không hề có nước NAM HÁN trong lịch sử , chỉ có nước ĐẠI VIỆT sau đổi là Đại Hưng do anh em LÝ (lưu) ẨN và LÝ (lưu) CUNG hay YỂM lập ở Quảng Đông- Quảng Tây và đất Việt ngày nay,

- Cha con Nùng tồn Phúc - Nùng trí cao nổi loạn chiếm 1 phần đất lưỡng Quảng của Đại Việt dựng lên nước Đại Lịch rồi ...Thiên nam...Đại nam... đã bị sáp nhập vào nước Tàu , dân ở đấy bị Hán hoá và cũng như những người Bách việt khác ở Hoa nam đã quên mất cội nguồn .

- Bài minh văn trên qủa chuông cổ này cho thấy còn nhiều điều trong lịch sử Việt phải xem lại ; chỉ có các sử gia đôi khi mắt kèm nhèm có thể sai chứ nhân dân không bao giờ sai lầm .Phải đặc biệt lưu ý đến yếu tố thời gian , thời điểm lịch sử ...

thí dụ như diễn biến cuộc biến loạn Nùng trí Cao ....năm 1052 xưng Là Nhân Huệ hoàng đế tổ chức triều chính đặt quốc hiệu là Đại nam sau thất bại trong nỗ lực ngoại giao ..., tiến công chiếm Quảng đông- Quảng tây Trung quốc , bình định vùng chiếm đóng và chuẩn bị nhân tài vật lực và tiến công Ba Thục ....chống trả đánh bại các cuộc phản công của quân binh nhà Tống....sau cùng thất trận trước danh tướng Địch Thanh phải trốn chạy vào tháng 10 năm 1053...tức là tất cả những việc long trời lở đất như thế chỉ xảy ra chóng vanh trong thời gian chỉ có 1 năm ...? không cần đầu óc thông thái gì ta cũng biết trong thực tế diễn biến sự việc không thể nào xảy ra như thế được trừ khi Nùng trí Cao là thánh là thần . Các vua triều Lý của Đại Việt vẫn coi vùng Lưỡng Quảng là đất phía Nam (xưa) của nước mình và đã nỗ lực tái chiếm gây nên cuộc chiến Việt – Tống kéo dài mấy mươi năm. Lần phản công lớn nhất do Lý Thường Kiệt chỉ huy đã chiếm lại được 3 châu: châu Ung (Nam Ninh), châu Khâm và châu Liêm thuộc Quảng Đông năm 1075. Cuộc chiến kéo dài tới năm 1078, hai bên nghị hòa Đại Việt đành chịu mất Quảng Nguyên về tay Tống quốc – Từ đấy biên giới ổn định không còn cuộc chiến Việt – Tống nào nữa về sau, triều Tống công hận người cầm đầu Đại Việt là ‘An Nam Quốc Vương’, có nghĩa là công nhận Đại Việt là 1 nước độc lập với Tống Quốc.

- Lịch sử Việt nam từ năm 923 đến 1225 là thời kỳ còn rất nhiều điều chưa sáng tỏ , với lịch sử Trung quốc thì chỉ có 1 triều Lý ( nước Đường tức Việt thường )của Lý Uyên còn sử Việt nam ngoài triều Lý 1 có thêm triều Lý 2 của Lý công Uẩn , diễn biến và các sự kiện lịch sử của 2 triều Lý đã bị chép lồng vào nhau khiến rắm rối vô cùng , Chắc phải còn rất lâu và tốn nhiều công sức lắm mới có thể có 1 lịch sử Lý triều đầy đủ và rõ ràng trong sử Việt .

Từ mốc năm 1225 đến ngày nay lịch sử Việt đã sáng tỏ nên nằm ngoài ‘Sử thuyết’ mọi việc được bàn giao cho ‘chính sử’. Sau thời thịnh trị Đại Đường là chuỗi ngày đen tối bi thảm của dòng giống Hùng , Đaị lý và Đại Tống bị Mông cổ diệt quốc nên Đại Việt là mảnh đất duy nhất của dòng giống không bị đồng hoá bởi 2 dòng văn hóa Hán-Ấn , trên phần đất ấy mạch sống của dòng Hùng vẫn liên tục từ thuở Hùng Vũ vương dựng nước đến hôm nay, tinh lực 5000-6000 năm của họ Hùng tích tụ ở nơi này nên ở đấy đất không còn là đất....mà hóa thành cõi linh thiêng ... .


Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này