Sử thuyết họ Hùng/Bài 23

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

18. Hùng triều thứ 18: Hùng Duệ.[sửa]

Vua khai sáng: – Huệ (Duệ) Lang

Danh hiệu khác trong sử Việt:

Danh hiệu khác trong sử Hoa: Vương Mãng, Châu hoàng đế.

Niên đại: năm 8 – 23 sau công nguyên.

Lịch sử Trung Hoa không có vì vua nào họ Vương Tên Mãng, Vương Mãng thực đúng là Vương Mãn có ý nghĩa là vì vua cuối cùng, chính sử Trung Hoa đã viết thế nhưng không hiểu vì sao, và thời nào đã bẻ quặt thành Vương Mãng khiến mất hết ý nghĩa lịch sử, dân Trung Hoa không hiểu nổi trang sử bi thương số 1 trong lịch sử của dân tộc mình.

Vương Mãn là ngoại thích của triều Hiếu, một hiền tài, chính nhân quân tử, học cao hiểu rộng có chí lớn nhưng đánh giá sai thời thế, chỉ 1 vì vua thôi thì không đủ sức xoay chuyển tình hình cả xã hội. Ý tưởng tốt nhưng thực thi bởi 1 guồng máy tồi tệ thì kết quả sẽ ngược lại, chính dân chúng đối tượng mà Vương Mãn muốn cho có cuộc sống tốt đẹp hơn lại trở thành nạn nhân của lũ tham quan ô lại, lợi dụng “phục cổ cái chế’ chính sách của Vương Mãn để hà hiếp bóc lột dân chúng đến tận xương tận tủy. Vương Mãn thất bại vì quá nóng vội, phục cổ cái chế khi chưa xây dựng được bộ máy để thực thi công công việc, dù là đại nhân, đại trí, đại dũng ông cũng thất bại thảm hại vì không biết chữ “thời”. Mệnh lệnh cải cách của Vương Mãn có tác động vô cùng to lớn, ảnh hưởng đến mọi ngóc ngách của đời sống xã hội, ông thay đổi từ những vấn đề mang tính nhân văn như qui chế các nô tì, “vương hóa” ruộng đất, nghĩa là tất cả các ruộng đất trong thiên hạ đều là vương điền, hiểu theo nghĩa hiện đại là công hữu hóa, sở dĩ Vương Mãn phải quyết định việc này vì hầu hết ruộng đất trong cả nước thực tế nằm trong tay bọn vương công, quan lại; phục cổ cái chế cũng đảo lộn cả những vấn đề thuộc lãnh vực kinh tế, thương mãi, tài chính, tiền tệ … Tóm lại là đảo lộn tất cả.

Khi xã hội đang rã rời, quốc lực tàn tạ gần đến số không, thì ngoại xâm đến như 1 sự tất yếu: nào Hung Nô, nào Hồi Hột ở Tây Vực, nào Khang Tạng, dân chúng đã khổ lại càng khổ hơn, quan lại mặc sức hà hiếp bóc lột lấy cớ huy động quốc lực để chống ngoại xâm. Lúc này dân chúng đúng thực là “trên răng dưới khố”. Tình hình bi đát như trên lại bị châm ngòi bởi thiên tai, đói kém do mất mùa, có nơi chết đói cả làng, cả tổng … như thế sự bùng nổ cách mạng là tất yếu. Chính sử Trung Hoa cố ý nhập nhèm ở chương này.

Có 2 cuộc khởi nghĩa với 2 chí hướng hoàn toàn khác biệt của 2 thành phần dân tộc khác biệt:

1. Cuộc khởi nghĩa của Phàn Sùng: Phàn Sùng người Hoa, thủ lãnh tôn giáo, chính xác là Đạo giáo, một tôn giáo có gốc là đạo Mẫu phát triển trên cơ sở học thuyết: Hoàng Đế – Lão Tử nên còn gọi tắt là đạo Hoàng Lão, tôn giáo duy nhất của Trung Hoa. Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa là khôi phục lại họ Lý của Trung Hoa. Phàn Sùng chỉ là thủ lãnh cách mạng không gây dựng đế nghiệp cho mình mà tìm kiếm cho được con cháu của Lý Bôn để tôn vương, sau cùng tìm được 1 đứa bé chăn bò 15 tuổi là con cháu chính dòng Lý Bôn tên là “Lưu Bồn Tử” ai đó cố tình nhập nhèm. .. chính xác là “Lý Bôn Tử” nghĩa là con cháu của Lý Bôn, là danh hiệu chứ không phải là tên riêng. Vì quân của Phàn Sùng đều nhuộm lông mi đỏ nên được gọi là quân Xích Mi.

2. Cuộc nổi loạn núi Lục Lâm: Lơi dụng quốc lực Trung Hoa suy tàn, người Mongoloit hay các dân tộc bắc Trung Hoa (hiện nay) nổi dậy lập quốc của họ. Nòng cốt lãnh đạo cuộc nổi loạn này là quí tộc người “Lu” hay Liêu, tức giống Man làm chủ lưu vực Hoàng Hà trước đây.

Lãnh địa của Hưng Đế Lý Bôn trước đây là miền đất Hãm hay Hiểm tức vùng núi non hiểm trở Tây Bắc Trung Hoa, trong đó có đất Hán tức là đất của dân gọi vua là Hãn, dân chúng sinh sống trên đất khởi nghiệp nhà Hiếu có 3 thành phần rõ rệt: Hoa tộc – Tạng tộc – và người Man phương Bắc (hiện nay) do công trạng của họ trong công cuộc xây đựng đế nghiệp họ Lý, nên nhà Hiếu coi tất cả là con dân của vương triều, thậm chí hoàng tộc họ Lý còn kết thân với thủ lãnh sắc dân Hãn qua các cuộc hôn nhân “chính trị”. Sử Trung Hoa nhập nhèm họ Lý Trung Hoa và họ Lu (Liêu) của dân man thành một và viết thành họ Lưu, Lý Bôn biến ra Lưu bang, Hưng Đế trở thành Hán Đế hay Đại Hãn; chính sử Trung Hoa cũng hé lộ … các thủ lãnh dân Hung Nô đều mang họ Lưu là họ của hoàng tộc Trung Hoa …sự việc đó chính là cái đuôi của thời kỳ lịch sử đặc biệt này. Sử chép: Vương Mãn cấm người họ Lưu làm quan, ta hiểu ý nghĩa sâu xa là Vương Mãn phân biệt chủng tộc … Rạch ròi giữa người cai trị và dân bị thống trị, không có chuyện thủ lãnh dân bị trị lại là quí tộc Trung Hoa … Đế hiệu của Vương Mãn là Chu Hoàng Đế nói lên rất rõ ý nghĩa này;

Đặt tên triều đại là ‘Tân’ danh hiệu vị lang cuối cùng nhà Đông chu, chính mình cũng xưng là Châu hòang đế đủ soi rõ tâm can của Vương mãng. Triều Chu là triều đại dài nhất Trung Hoa cả ngàn năm tạo dựng quốc thống Trung Hoa, bản sắc Trung Hoa và văn minh Trung Hoa. Vương Mãn với đế hiệu Chu Hoàng Đế rõ rệt là muốn nối tiếp quốc thống nhà Chu, quốc thống của “Văn Lang” hay Văn Vương.

Bọn cường hào họ Lu tập hợp lực lượng chiếm giữ núi Lục Lâm ở Hồ Bắc, ban đầu chỉ là bọn cướp núi, dân Trung Hoa gọi là bọn “Lục Lâm thảo khấu” khinh thường là ‘giặc cỏ’. Trong cơn khốn quẫn cùng cực của Trung Hoa bọn giặc cỏ làm nên sự nghiệp: lập nên Hãn quốc đầu tiên, sử Trung Hoa nhập nhèm không gọi là nước Hán, nhưng quân đội thì quên nên vẫn gọi là Hãn quân....; Ở một bài trước ta đã nói: đế hiệu cũng là quốc hiệu “Tây Hãn” chính xác phải được dùng để xác định thời này, thời Đại Hãn Lưu Huyền lập Tây Hãn Quốc. Lưu chỉ họ Lu hay người Liêu, Huyền là huyền phương, phương màu đen; mã tin Dịch Lý chỉ phương nam, phương nước ngược lại với phương hỏa hay xích đạo. Huyền = Đen = Mun. Lưu Huyền → Lưu Mun → Lưu Manh chỉ với từ dân gian diễu cợt ‘Lưu Manh’ cũng đủ khẳng định không phải là vua Trung Hoa, Tây Hán hay Tây Hãn không phải là 1 triều đại của Trung Hoa đó là tên quốc gia đã xâm chiếm và thống trị Trung Hoa mở đầu cho đế quốc Hãn (viết sai thành Hán). Từ Hãn đã trở thành nổi ám ảnh kinh hoàng của dân Việt-Hoa, trong kho tàng từ ngữ của họ vẽ nên hình ảnh ghê rợn với những chữ: hung-hãn.

Phải chăng khi lịch sử sang trang cũng là lúc đất trời đảo lộn, Nam biến ra bắc, bắc lộn ngược thành nam...để Chim lặn dưới nước ngược lại cá bay trên trời...

Con số 18 định mệnh của người Việt đã nói lên rất rõ danh hiệu Hùng Vương thứ 18 là Vương Mãn – nghĩa là vua cuối cùng; chữ mãn này nghĩa là đã tràn đầy rồi không thể chứa thêm được nữa, ta thường dùng chỉ sự hết hạn như: mãn hạn, mãn phần …;Ngày đau thương của dân Việt-Hoa là vào 1 ngày năm thứ 23 sau CN khi cùng đường Chu Hoàng Đế ngồi trên long ngai đọc kinh sám hối chờ Lưu Tú, một tướng lãnh của Hãn Quốc tới chặt đầu. Ngày mà đầu của Chu Hoàng Đế lìa khỏi cổ cũng là ngày mà dân Việt-Hoa bắt đầu ngàn năm nô lệ – vong quốc. Sự vong quốc trong thực tế (bỏ qua thời nước Thục, Ngô ngắn ngủi) của dân Trung Hoa đã chấm dứt với thời phục hưng của triều Bắc Chu – Vũ Văn Giác, tức vua: Văn Giác. Nhưng sự vong quốc trong tâm thức thì kéo dài tới tận hôm nay vì chính sử Trung Hoa vẫn nhận các triều Lưu Huyền, Đông Hán, Ngụy, Tấn Nguyên, Thanh là các triều đại Trung Hoa và người Trung Hoa vẫn hãnh diện với “Hán tộc” của mình, vui vẻ làm con dân Đại Hãn …!!!? vẫn gọi những kẻ đã diệt quốc Trung Hoa là tiền nhân …!!!? Nước Trung Hoa ngày nay thực chất là một hợp chủng quốc đây là chuyện đương nhiên do lịch sử để lại nhưng oái oăm ở chỗ người Hoa không có trong số các tộc người làm thành hợp chủng quốc Trung hoa…; Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng có chữ Hoa nào đâu…? phần dân chính gốc Trung Hoa biến thành các sắc tộc thiểu số ở Hoa nam và số khác lập thành các quốc gia Đông Nam Á ngày nay nhưng vì đã hoàn toàn mất sự liên thông với quá khứ nên không nhận mình là ‘Trung hoa’ thậm chí không biết mình là Trung hoa và tệ hơn nữa là: từ “Trung Hoa” đã trở thành một nỗi ám ảnh đè nặng trong tâm trí họ.

18 Hùng triều là Lịch sử có thật, có gì đau buồn hơn nếu phải làm kẻ thất tộc, thực may mắn cho dân họ HÙNG tiền nhân đã để lại cho chúng ta một qúa khứ rõ ràng và đầy đủ từ khai thiên lập địa đến khi vong quốc, dù trải qua biết bao đắng cay gian khổ cộng lại có đến gần ngàn năm làm thân nô lệ nhưng… sử còn là ta còn …, nhắc chuyện đã qua là để lo việc sắp đến, đấy chính là trách nhiệm phải mang của sử học.

Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.