Sử thuyết họ Hùng/Bài 22

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

17. Hùng triều thứ 17: Hùng Triệu[sửa]

Vua khai sáng – Cảnh Triệu Lang

Danh hiệu khác trong sử Việt:Cảnh Thiều, Triệu Đào hay Thao

Danh hiệu khác trong sử Hoa: Nam Việt Vũ, Triệu Đà hay Triệu Tha

Quốc hiệu: Nam Việt

Niên đại: năm 179 – 111 trước CN

Lã Hậu trước khi mất đã sắp sẵn cho 1 cuộc soán đoạt to lớn: chuyển ngôi đế từ họ Lý sanh họ Lữ, mặc dù trước khi mất Hiếu Cao Tổ đã tổ chức cuộc “giết ngựa trắng ăn thề”: Ai không phải họ Lý không được phong Vương. Nhưng khi thực sự nắm quyền, Lữ hậu đã phong hàng loạt tước vương cho con cháu nhà họ Lữ và bố trí vào những địa vị then chốt nơi triều chính, nắm giữ những vùng trọng yếu của đất nước như: Lã Lộc, Lã Sản nắm trọn đại quân ở kinh đô, Khi Lã Hậu mất, họ Lữ định ra tay làm chính biến lật đổ ngôi vua của họ Lý nhưng các trung thần nhà Lý đã nhanh tay hơn 1 bước, kết quả Lữ Lộc, Lữ sản đều thiệt mạng. Quyền hành ở kinh đô vẫn thuộc về họ Lý, con lớn của Lý Bôn là Lý Hằng được tôn làm vua. Nhưng ở đất Đào, nước Nam Việt ra đời đối đầu với chính quyền trung ương của họ Lý. Đất nước trở thành Lưỡng triều: họ Hiếu làm một chủ phương, Lữ gia làm tể tướng nước mới lập trên đất Lĩnh nam tức đất Đào hay Thao thời nhà Hạ danh xưng là Nam việt, lịch sử Việt Nam và Trung Hoa gọi vua Nam Việt là Triệu Đào hay triệu Thao viết sai thành Triệu Đà còn gọi là Triệu Tha...; Lữ gia hoặc nghĩa là ‘nhà họ Lữ’ hoặc là tên riêng của một người cháu Lữ hậu đã được bà phong vương, cổ sử Việt Nam gọi là tể tướng Lữ gia, rất có thể họ Lữ đã tôn người họ Lý con của Lý Bôn và Lữ hậu lên làm vua Nam Việt còn mình chỉ nắm chức tể tướng?

Về Lữ gia và nước Nam Việt, còn có nhiều điều không giống nhau trong sử Việt Nam và sử Trung Hoa. Theo chính sử Trung Hoa thì Triệu Đà là quan úy huyện Long Xuyên được sự giúp đỡ của Nhâm Ngao đã chiếm đất Quảng Đông của nhà “Tần” lập nước Nam Việt, sau đó dùng tiền tài bổng lộc mua chuộc những người cầm đầu các vùng đất chung quanh như Mân Việt và tây Âu Lạc để hình thành 1 đế chế không thua kém gì phương bắc (nay). Sử Việt Nam dựa trên Hán sử nên cũng chép tương tự chỉ khác là Triệu Đà xâm lăng chiếm nước và giết An Dương Vương ở núi Mộ Dạ thuộc Nghệ An. Huyền sử Việt thì nói: An Dương Vương không chết mà cầm sừng văn tê 7 tấc theo thần Kim Qui đi ra biển. Về lãnh thổ ban đầu khi thành lập nước Nam Việt cũng không thống nhất, chính sử xác định là Quảng Đông ngày nay, kinh đô ở Phiên Ngung (Quảng Châu) nhưng nhiều sử liệu khác của Trung Hoa lại ghi: “Đà chiếm Lâm Ấp và tượng Quận làm cõi riêng của mình”. Theo chính sử … thì Lâm Ấp và Tượng Quận thuộc miền Trung Việt Nam hiện nay, Lâm Ấp sau chính là nước Chiêm Thành? Vậy nước Nam Việt ở đâu và Triệu Đà hay Úy Đà là ai? Ở đây ta đặt ra 1 sử thuyết dựa trên sự tổng hợp các dữ liệu của lịch sử Việt Nam và Trung Hoa. Triệu Đà không phải là tên mà là danh hiệu của Chúa đất Đào; Lâm Ấp là chữ viết sai của Nam Ấp chỉ vùng Quảng Tây; Tượng Quận nghĩa là đất phía tây trong nước Tây – Âu – Lạc của Cơ Xương khi xưa là Vân Nam ngày nay; Lâm Ấp cũng là đất Âu.

Có thể đoán định toàn cõi Nam Trung Hoa đều là lãnh thổ của nước Nam Việt kể cả đất Lạc tức Việt Nam ngày nay, chính vì điều này nên đầu đời Hiếu Vũ Đế đoàn đi sứ phương tây của Trương Khiên mới bị chặn lại ở Côn Minh, Vân nam không đến được Thiên Trúc. Ta có thể đoán nước Nam Việt tồn tại từ năm 179 trước Công Nguyên đến năm Lộ Bác Đức bắt được Kiến Đức – Triệu Dương Vương thu giang san Trung Hoa về 1 mối cho nhà Hiếu (Tây Hán).

Sử Việt Nam rất lúng túng khi có sách cho Triệu Đào, hay Triệu Vũ Vương là 1 trang sử chính thống của Việt Nam, các sách đời nay thì coi đó như 1 thời Việt Nam bị Triệu Đà đô hộ (Triệu Đà cũng là người Trung Hoa)

Về đất Chân Định quê hương Triệu Đà thì sử Trung Hoa xác định là đất của nhà “Hiếu” nhưng truyền thuyết Việt có tư liệu coi đó là 1 bộ trong 15 bộ của vua Hùng, như vậy là đất Trung Hoa hay đất Việt Nam? Ta đã giải mã: đất Chân Định hay Chân Đanh, Chân Đăng chỉ có nghĩa là đất Tây nam theo phương của Dịch Lý, là tỉnh Tứ Xuyên ngày nay chính là đất trung tâm của đế quốc Tần (hay chưn →chân) thời cổ xưa.

Chương nói về Triệu Đà và nước Nam Việt trong sử ký Tư Mã Thiên là giả mạo nhằm làm nhiễu loạn lịch sử phục vụ cho sự bẻ quặt lịch sử Trung Hoa chính thống. Đối chiếu các sự kiện ta tìm ra được các tác giả của việc giả mạo to lớn này đã lấy lịch sử các triều đại nhà Tần làm gốc rồi chế biến sửa đổi thành lịch sử nhà Triệu của Nam Việt.

Trước hết ta thấy cả 2 đều họ Triệu, và đều có 5 đời vua. ta có bảng đối chiếu như sau:


Tần (họ Triệu).............................Họ Triệu của Nam Việt



Chiêu Tương Vương...........................Triệu Vũ Vương-.ĐÀ


Hiếu Văn Vương..............................Triệu Văn Vương-HỒ


Trang Tương Vương...........................Triệu Minh Vương-ANH TỀ


Thủy Hoàng Đế – Triệu Chính.................Triệu Ai Đế – Triệu Hưng


Nhị Thế Hoàng Đế. ..........................Triệu Kiến Đức


Còn nếu lấy Tần Thủy Hoàng là Triệu Vũ Vương ta có sự trùng lắp cả 3 đời vua:


Tần (họ Triệu).................................Họ Triệu của Nam Việt


Triệu Vũ Tần Thủy Hoàng..........................Triệu Vũ – Triệu Đà


Triêu Hồ Hợi – Nhị Thế. .........................Triệu Hồ


Triệu Tử Anh. ...................................Triệu Anh Tề


Ta chú ý chi tiết: Triệu Chính là con ngoại hôn của Triệu Cơ và Lã Bất Vi. Bên họ Triệu thì Triệu Ai Đế là con của đôi gian phu dâm phụ Cù Thị và An Quốc Thiếu Quí. Sự nhiễu loạn lịch sử thực sự ghê gớm, ngàn năm sau vẫn chưa tìm ra được sự chân xác đích thực, con cháu bơ vơ không bờ không bến, một phần thì gọi giặc làm cha, phần còn lại thì cứ tổ tiên mình mà căm hờn. Do bụi thời gian quá dày, nếu tỉnh táo một chút ta nhìn ra ngay sự lừa bịp này dựa vào giọng điệu và thông tin mang trong nó.

Thứ 1: Đoạn sử hư cấu này chủ yếu miệt thị dân Giao Chỉ như: Triệu Đà xưng mình là Man Di Đại Trưởng Lão … Triệu Đà gọi dân Tây Âu Lạc là còn ở truồng.

Thứ 2: Chứa đựng sự hư cấu phi lý:

Như người Trung Hoa chỉ bán cho Nam Việt những trâu bò giống đực, không bán giống cái. Không bán cho Nam Việt những đồ kim khí … điền khí để làm ruộng. Tất cả chỉ muốn nói lên 1 điều: đất phương Nam (hiện nay) là đất mọi rợ … trong khi khảo cổ học ngày nay xác định thời Triệu Đà ở Giao Chỉ đã bước vào thời đồ sắt, còn xương trâu bò từ lâu đã tìm thấy trong các di chỉ khảo cổ, và chúng được xác định là giống vật bản địa tiêu biểu. Ngữ cảnh và giọng văn không phải của Tư Mã Thiên mà l mang dấu ấn của những bộ óc bã đậu biến chế ra.

Tại sao Hán sử không có dòng nào nói đến cuộc tấn công đất của thiên tử nhà Chu? có thực là vua Chu đã tự nguyện tự giác nộp đất cho Tần không. ..?

Qua dòng thơ sử sau sẽ rõ:

Quốc Tây cự chấn tráng Chân Đăng.

Làm gì có truyện Thiên tử tự nguyện nộp đất cho chư hầu. ..

Trong Hoa sử triều và quốc là một như Triều Đường cũng là nước đại Đường, triều Tống cũng là nước đại Tống. v.v., như vậy triều Chu cũng là nước Chu hay Chiêu, chiêu là phương tây ngược với mục là phương đông nên nước Chiêu cũng chính là quốc tây trong câu thơ trên. Cự chấn tráng Chân Đăng nghĩa là: chống cự mạnh mẽ làm rung động cả nước Chân đăng hùng mạnh, Nhà Chu thiên tử đã chiến đấu chống lại ai ngoài nước Tần vô đạo thóan nghịch? , như vậy rõ ràng Chân đăng là tên khác của nước Tần mà trước đến nay sử sách chưa bao giờ nói đến.

Sở dĩ như thế vì những trang sử nói về cuộc tấn công của họ Triệu nước Tần đánh nhà Chu đã bị bẻ quẹo thành cuộc đánh chiếm nước Âu –Lạc cuả Triệu Đà vua Nam Việt. ..tất cả nhằm giấu đi quận Tam xuyên mà Tư mã Thiên đã chép rành rành trong Sử ký...; vì chỉ với việc xác định được một quận này thôi cũng đã đủ chứng lý để viết lại lịch sử Việt nam và Trung hoa.

Ở bài trước chúng ta đã đề cập đến Úy Đà quận úy quận Tam xuyên hay Long xuyên...và Triệu Đào hay Triệu Thao... 2 ông Đà chẳng dính gì với nhau vì thuộc 2 giai đọan lịch sử khác nhau, nhưng khi đã vớ được cái phao.... ‘cùng tên là Đà’ lập tức các sử gia vốn chăn ngựa đã khai thác triệt để chế biến cho luôn cả dòng họ Triệu của Tần thành họ Triệu cuả Nam Việt cho chắc ăn như ta thấy ở trên. Vị quận úy sau cùng của Quận Tam xuyên là Lý Do con của thừa tướng Lý Tư đã tử trận dưới chân Ung thành trong cuộc khởi nghĩa của Lý Bôn hay Lưu Bang.

Khi nghe nói ông Lưu Bang tổ của triều Tây hãn là người Mường. ..có thể độc giả phì cười. ...nhưng xin bạn tìm đọc cuốn ‘Bách Việt tiên hiền chí’ sẽ thấy tất cả cận thần của Lưu bang như Tiêu Hà, Tào Tham, Hàn Tín đều là người Việt. ..như vậy tại sao Lưu bang tên Việt là Lý Bôn lại không thể. .?

Nhưng trong sử ký của Tư Mã Thiên, chương Úy Đà Thế Gia, ta cũng lượm được 1 thông tin bổ ích, đó chính là tên sứ giả của triều Hiếu 2 lần đến thuyết phục Triệu Đà: ông ta tên là Lục Giả hay Lạc Giả; Lục chính là tên đất của Triệu Đào, cũng chính là đất Lạc của Lạc Việt, hay Lạc Ấp xưa,

Xét tổng thể tới nay ta vẫn còn rất mù mờ về nước Nam việt, cả triều đại lẫn niên đại và các sự kiện lịch sử nổi bật liên quan tới nhà nước này ngay cả phần tối quan trọng là bản chất dân tộc cũng chưa có đủ cơ sở để xác quyết chỉ có thể nói chung chung là thuộc dòng Bách Việt. .. riêng đức Trần hưng Đạo thì đã có lời khẳng quyết Triệu Vũ tức Triệu Đào là 1 tiên vương của nước Việt nam ngày nay.

Hoa sử và lịch sử các nước Đông nam á ngày nay cho ta cảm giác 2 vùng miền này không có sự ràng buộc về lịch sử cổ đại. Có thực thế không?

Ở phần trên của thiên sử thuyết này đã nói: còn 3 nước của con cháu họ Hùng không bị Hán tộc chiếm đóng là nước Lỗ, Yên và Tề.

Dựa vào sự kiện người Thái ồ ạt di cư đến miền đất phía tây Việt nam vào thời điểm 100 năm trước và 100 năm sau công nguyên ta đã đủ dữ kiện để đưa ra ức thuyết:

Người Thái chính là dân vùng trung tâm nước Nam Việt ở qủang Đông, sau khi kinh đô Phiên ngung thất thủ họ đã kịp tổ chức di tản về kinh đô mới ở phía tây lập trong vùng lòng chảo Điện Biên thuộc Việt nam ngày nay, như thế nước Nam việt của Triệu Đà không hề diệt vong mà chỉ mất thủ đô và phần đất phía đông mà thôi.

Thông qua trung tâm và cũng là nơi trung chuyển Điện biên này người Thái đã dần dần trong khoảng 200 năm chiếm lĩnh cả vùng đất phía tây Việt nam và nam tỉnh Vân nam trung hoa ở đó nước Nam Việt tồn tại dưới một tên mới là Đốn tốn với cư dân chủ yếu là người nước Lỗ xưa kết hợp với người Thái gốc Nam việt mới di cư đến.

Nước Đốn tốn vẫn liên tục tồn tại, thời trung đại đổi quốc hiệu là Nam chiếu, quốc gia này chính là tiền thân của nước Thái Lan và Lào ngày nay, Thái lan cũng gọi là Táy lương hay táy Long, chữ Lương giúp xác định người Thái là dòng Long trong truyền thuyết lịch sử của Việt nam, là con cháu của Động đình quân và Long nữ ở vùng vịnh bắc Việt, với cổ sử Trung hoa thì họ chính là người họ MY.

Chữ Tốn ở đây là quẻ Tốn của bát quái chỉ gió bão hoa ngữ là Phong, như vậy có thể đoán định nước Đốn tốn nằm trên đất Phong châu của cổ sử Việt cũng là đất phong của nhà Chu, thời chiến quốc là nước Lỗ, sách đời Tấn và Lưu tống bên Tàu cho biết: nước Đốn tốn phía tây giáp Thiên trúc tức Ấn độ, phía đông giáp Giao châu và đương nhiên có mặt giáp đế quốc Đông hãn, ngoài ra Đốn tốn còn có bờ biển hàng ngàn lý. ..nếu đúng như thế thì lãnh thổ nước Đốn tốn có lẽ bao trùm cả vùng Đông nam Á lục địa ngày nay?

Trên bản đồ ngày nay địa danh có chữ Mường kéo dài từ tây Việt nam tới tận Miến Điện, Phải chăng đấy chính là lãnh thổ nước Đốn Tốn xưa?

Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.