Sử thuyết họ Hùng/Bài 13

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

18 HÙNG triều – Sơ sử

Noi vua hung dung nuoc.jpeg

đối chiếu với Hà thư

Abc.jpg


5 - Hùng triều thứ 5: Hùng Vũ Vương.[sửa]

- Vua khai sáng: – Hiền Đức Lang - Danh hiệu khác trong Việt sử: Vua Hùng, đế Minh,Vua cha ngọc hoàng thượng đế - Danh hiệu khác trong Hoa sử: – Hoàng đế Hiên Viên - Quốc hiệu: Nước họ HÙNG, Hữu HÙNG quốc . - Niên đại: (3000 trước CN) - Chứng tích còn bảo tồn đến ngày nay  : 1-các hiện vật khảo cổ của nền văn hóa Quỳnh văn –sông Cả , Nghệ an là vật chứng về sự tồn tại của người dòng CƠ ,bộ lạc của Hiền vương hay Hiên viên

2- nền văn khảo cổ hóa Đa bút là di tích của bộ lạc dòng Viêm đế .

3- miền đất Cánh đồng chum ở trung Lào chính là nơi cư trú của con dân dòng Xi vưu.


- Hùng Vũ Vương là quốc tổ của dân Việt Nam và Trung Hoa; Hùng là dòng giống; Vũ và vương là từ kép để dic̣h sang Hoa văn từ Vua của Việt ngữ; Hùng Vũ Vương đồng nghĩa với ‘Vua Hùng”.

- Trong vương hiệu ‘Hiền Đức Lang’ thì: Đức là biến âm của ‘Đế’ = ‘Vương’→ Hiền Đế = Hiền Vương, Lang =Vương→Hiền lang =Hiền vương, đây là kiểu sai thường gặp trong tiếng Việt như: sông Hương giang, núi Thái sơn..v.v.

- Hiền vương sử Trung Hoa ký âm thành ‘Hiên Viên’.

- Cổ sử Trung Hoa chép: “Hoàng đế tên tộc là Ngu, hiệu là Hiên Viên; bộ tộc sinh tụ tại vùng sông Cơ, sau lấy làm họ Cơ, là vua nước Hữu Hùng …”

- Đoạn sử tuy ngắn nhưng vô cùng quí giá đối với người Việt Nam và Trung Hoa. - a. Hoàng đế tên tộc là Ngu, đây là ký âm sai của chữ ‘Ngũ’, ngũ là số 5, trung cung của cả Hà và Lạc;âm ‘vua’= ‘woo’ ký âm hoa ngữ phân hoá thành ngu hay ngũ và Vũ. Và Vì trung cung của ngũ sắc là màu vàng nên mới có tên là ‘Hoàng Đế’ nghĩa là đế của vùng ‘giữa’ tức vùng ‘Giao-chỉ’ – vùng đất tổ của dân Việt theo chính sử.

- b. Hiệu là ‘Hiên Viên’; ở trên ta đã chỉ ra là ký âm sai của ‘Hiền Vương’.

- Theo tryền thuyết thì Đế Minh là cháu 3 đời của Thần Nông Thái Viêm, ở trên đã dẫn Thần Nông Thái Viêm là Hùng Hiển Vương → Hùng Nghị Vương – Hùng Diệp Vương – đến Hiền Vương đế Minh đúng là cháu 3 đời.

-c. Hoàng Đế là tổ họ Cơ (lấy từ tên sông Cơ):Cơ là ký âm Hoa ngữ của từ Cả nghĩa là lớn nhất hay đứng đầu, Đoạn này cho ta những thông tin: Chữ ‘Cơ” không phải là họ Cơ mà là ‘Cô’. Sử ký của Tư Mã Thiên cho biết Cô là từ mà vua chúa xưng mình trước quần thần trong các buỗi thiết triều; cô là tiếng Việt còn lưu dấu trong thầy-cô, chữ cô này đồng nghĩa với từ ‘mẹ’, chỉ người sinh ra mình. Ở đây chữ ‘cô’ đồng nghĩa với chữ ‘cả’ là số 1, đứng đầu chỉ thủ lãnh. Cổ sử Trung Hoa ghi Hiên Viên là tổ họ Cơ, ta hiểu đó là vị cô đầu tiên trong lịch sử dân tộc hay rõ ràng hơn là hoàng đế khai quốc.

Về địa bàn sinh tụ của dân tộc thời lập quốc là lưu vực sông Cơ, Cơ = Cả (tư liệu Lịch sử Việt ghi là: vùng đất lập quốc của các vua Hùng là sông “Côi”), chính là sông Cả ở Nghệ An Việt nam hiện nay. Ở đây có một địa điểm rất linh thiêng hàng năm dân chúng vẫn tiến hành lễ tế đó là ‘Hang Bua’, rất có thể đây chính là “hoàng cung’ đầu tiên thời lập quốc. Thực là sức sống của dân tộc vô cùng mãnh liệt, nội việc cung vua là hang núi cũng đủ xác định thời gian rất xa xưa có thể cách nay khoảng 5.000 - 6.000 năm, tức vào thời con người ăn hang ở lỗ (ăn lỗ ở hang), xã hội còn là thị tộc hay liên minh thị tộc, mỗi hang là một cộng đồng nhỏ, là cơ sở của xã hội, sau hang → hương nghĩa là làng. Di tích Hang Bua rất có thể là nơi linh thiêng đánh dấu thời khai quốc của người Việt Nam và Trung Hoa và vị vua đầu tiên là Hùng Vũ Vương hay Hiên Viên trong truyền thuyết.

-d. Hiên Viên là vua quốc gia Họ Hùng: Đây là phần rất quan trọng để xác định nguồn gốc dân tộc Việt; Hiên Viên hay Hiền Vương là Hoàng đế lập nên quốc gia Họ Hùng, quốc hiệu lưỡng tính này có Ý chỉ thời lập quốc hay thời tiến từ liên minh thị tộc lên quốc gia, giai đoạn đặc biệt khởi đ̣ầu với từ hữu và kết thúc bằng từ quốc.

Sử Trung Hoa có quy luật đặt vương hiệu đàng hoàng như Chu Văn Vương hiểu là chúa văn của nước Chu hay nhà Chu; Tần Nhị Thế là chúa đời thứ hai của nước Tần; Hán Vũ Đế là chúa khai sáng triều Hán hay nước Hán. Riêng với chữ ‘Hùng’ lại rất đặc biệt, Hùng là dòng giống chứ không phải tên nước, tộc danh này bao trùm và ở trên quốc hay gia, thí dụ: dân họ Hùng có thể có nhiều quốc danh như: nước Lạc, nước Thao,nước Thục, nước Đại Cồ Việt; mỗi một nước như thế lại có nhiều nhà như Đinh, Lê, Lý, Trần; … nhưng tất cả vẫn xuyên suốt 1 Họ Hùng hay dòng tộc Hùng, chính vì thế ta mới có Hùng Vương thứ nhất, Hùng Vương thứ 2, V. v…. Những dòng lịch sử này đã minh thị đích xác về Họ Hùng mà người Việt vẫn tôn thờ trong tâm thức mấy ngàn năm qua, cũng như dân tộc Trung Hoa tôn thờ Hoàng Đế Hiên Viên, hai dân tộc tôn thờ 2 danh hiệu của cùng 1 vì vua, và cùng nhận là quốc tổ của mình, khi nhận ra: Hiền Đức hay Hiền Vương và Hiên Viên chỉ là 1 thì đã đến lúc viết lại sử Việt Nam và Trung Hoa đó là việc bắt buộc không thể chần chừ lâu hơn được nữa, vì để càng lâu thì tội bất kính – chửi cha mắng mẹ càng chồng chất.

Dựa trên truyền thuyết lịch sử Việt Nam và Trung Hoa ta dựng lại toàn cảnh của thời kỳ lập quốc: 5 bộ lạc đã thống nhất hoà huyết tạo nên dòng giống HÙNG:

- 1 / bộ lạc CẢ ở lưu vực sông Cả thủ lãnh là Hiên viên thuộc tộc My bắc.

- 2 / bộ lạc Cửu lê ở vùng cánh đồng chum thuộc trung- hạ nước Lào thủ lãnh là Xuy vưu tộc Khương tây.

- 3 / bộ lạc Mun hay Miêu ở hạ lưu sông Đà tên xưa là Hắc thủy hay Đơn thủy (đơn =đen) thủ lãnh là Hoan đâu, truyền thuyết Việt gọi là con gái bà Vũ tiên tộc Khương nam.

- 4 / bộ lạc Long hay thần long còn gọi là Động đình, cầm đầu là Long nữ con gái Động đình quân tộc My đông.

- 5 / bộ lạc Viêm ở vùng Hoà bình –Ninh bình thủ lãnh là Viêm đế. Bộ lạc Viêm là sự hòa huyết đầu tiên của 2 đại tộc KHƯƠNG và MY, cổ sử Trung hoa chép: mẹ của Viêm đế cảm Thần long mà sinh ra vương, Thần long là tên khác của đại tộc MY.Cả cổ sử Hoa và Việt đều lẫn lộn Viêm đế và tổ phụ Thái viêm đưa đến nhiều đoạn sử không thể hiểu nổi.

- Sự tồn tại các tộc người và thời điểm dựng nước lịch sử được chứng thực bởi các hiện vật khảo cổ của các nền văn hóa Quỳnh văn ở sông Cả Nghệ an, Đa bút thuộc Ninh bình - Hoà bình Việt nam và cánh đồng chum ở trung Lào.

- Tóm lược trang sử dựng nước cùa vua HÙNG:

- HIỀN VƯƠNG thủ lãnh của bộ lạc CẢ nghĩa là đứng đầu (cổ sử Trung hoa chép thành HIÊN VIÊN của tộc CƠ) thuộc dòng MY BẮC sinh trú ở lưu vực sông Cả đánh bại XUY VƯU vua của bộ lạc CỬU LÊ dòng KHƯƠNG; đoạn sử này xuất phát từ cặp số 4-9 chỉ phương tây của Hà thư, xuy là âm của số 4 còn cửu là số 9. Hiền vương thống nhất 2 bộ lạc sau đó đánh bại Viêm đế ở vùng Ninh Bình- Hoà bình Việt nam và đã đúc 3 bộ lạc thành một dân tộc, dân tộc HÙNG, lập nước họ HÙNG và lên ngôi HÙNG VŨ tức VUA HÙNG, lãnh thổ của nước họ HÙNG là đất GIỮA chuyển âm Hán ngữ thành YUÊ còn được dịch là GIAO CHỈ, chỉ là chỗ, nơi chốn ý nói nơi giao nhau của 2 đường nam –bắc, đông tây, đất ‘giữa’ nay là đồng bằng Thanh Nhgệ Tĩnh và vùng núi rừng phía tây, người Hoa ký âm chữ giữa thành YUÊ ; Việt nho đọc thành VIỆT (chưa hiểu tại sao? ).

- Vua Hùng dạo chơi phương nam gặp và kết hôn với con gái bà Vũ tiên hay tiên đế sinh ra LỘC TỤC, Lộc là biến âm của lục là số 6 và công thức đã ấn định trong hà thư để sinh ra Lục tộc: Hiên viên hay Hiền vương tên tộc là NGU chính xác là NGŨ số 5 ở trung tâm của Hà thư, lấy con bà Vũ tiên là số 1, sinh ra Lộc tục được chỉ bởi số 6;ta có: 5+1=6, sau vua HÙNG truyền ngôi cho con cả lập nên triều đế NGHI ở phương Bắc và Lộc tục được phong là vương phương Nam lấy hiệu là KINH DƯƠNG VƯƠNG, Kinh biến âm của cóng nghĩa là lạnh cũng là một tên khác của quẻ Khảm chỉ NƯỚC trong cặp đối Lửa-Nước hay phương Bắc và phương nam,nóng và lạnh còn dương chỉ là biến âm của Giêng tức số 1 của Hà thư.Giòng con cháu đế NGHI gọi là người LA tượng trưng bởi qủe LY là lửa, qủe của Viêm phương.

- Cổ sử Trung hoa không ‘thích’ con đường hôn nhân mà nhất định phải đánh, phải có chiến tranh và chiến thắng mới oai. ..nên viết HOÀNG ĐẾ tức HÙNG VŨ đánh bại HOAN ĐÂU con của vua XUYÊN HÚC ở ĐAN THỦY, đan là biến âm của đen, Đan thủy hay HẮC THỦY cũng là con ‘sông đen’ mà thôi, HẮC THỦY là tên của sông ĐÀ xưa. HOAN ĐÂU là tổ của người MIÊU hay Hữu Miêu tức họ Miêu, chữ Miêu chỉ là ký âm sai của chữ MUN mà thôi, người Mun nghĩa là người phương nam. Tất cả người tộc Miêu đều nhận mình là người MUN.

- Thực tế thì chẳng có hôn nhân cũng chẳng có đánh nhau đấy chỉ là một lối ám chỉ, diễn tả việc phát triển dân tộc HÙNG về phương nam, ở đấy cộng sinh và hoà huyết với1 tộc người mới là người MUN kết qủa là tạo thành giòng tộc HÙNG phương nam gọi là người KINH hay CÓNG tên khác của quẻ Khảm chỉ phương nước ngược với phương lửa.

- LA và KINH là anh em cùng cha khác mẹ, cả 2 là con HÙNG VŨ tức vua HÙNG và đất giữa hay YUÊ cũng có Yuê-bắc và Yuê- nam, ngày nay kim chỉ nam còn được gọi là LA-KINH tức cây kim 2 đầu, 1 đầu Bắc và1 đầu Nam nhưng chỉ là 1 cây kim mà thôi. Người KINH mọi người đều biết là người VIỆT hiện nay còn người LA?

- Câu ca dao sau sẽ dẫn dắt chúng ta ̣đến 1 bất ngờ to lớn: - Ai ơi chớ lấy KẺ LA. - Cái dưa thì khú cái cà thì thâm.

Gạt bỏ ý tứ trong lối chơi chữ ‘dưa khú- cà thâm’ đi ta có được 1 thông tin quan trọng và qúy giá đó là KẺ LA, kẻ nghĩa là người, kẻ La là người La tên người Việt gọi người CHĂM hay CHÀM; thì ra La và Kinh là chỉ người Việt và người Chàm hiện nay..., người Chàm là dòng đế NGHI con cả của vua HÙNG, thật là một bất ngờ to lớn khi biết La là quẻ Ly; Kinh là quẻ Cóng hay khảm tức quẻ lửa và quẻ nước biểu thị sự phân cực của một thể thống nhất theo luật lưỡng nghi của dịch học.

- Người Chàm chỉ là một phần của người La, người La hiện nay có mặt ở nhiều nơi trong vùng đông nam á và trung quốc, Lào và Thái có người LÀO hay LÃO QUA, Trung quốc có người DI LÃO hay CAĐAI và người LÊ, các từ Ly-la- lê-lão-lô..v.v chỉ là những biến âm của 1 từ gốc là LỬA, chữ Di là tàn tích của chữ NHÌ là thứ hai.

- DI_LÃO có 1 từ kép Đối xứng là KINH_LẠC, qủe Cóng đối với qủe Ly hay Kinh đối với Lão; Lạc biến âm của lục số 6 đối với Di biến âm của nhị số 2, 6 và 2 là 2 số đối phân cực Bắc –Nam của Hà thư.

- Người KINH- LẠC; ngoài người Kinh ở đất Việt hiện nay còn có dòng Bách-lộc và người Hẹ hay Hacka và người mang họ MẠC ở đất Trung quốc vì Chữ LẠC còn đọc là ḤẠC và MẠC-MẠCH, có điều lạ lùng là không hiểu sao người Tàu lại gọi người Cao ly là Mạch, có 1 sự lẫn lộn nào đó của lịch sử hay không? .

- Cổ sử cũng cho biết khởi thủy đất trung hoa chỉ có châu ĐÀO-ĐƯỜNG hay ĐÀO- DƯƠNG, thông qua các dịch tượng ta hiểu Đào đường hay dương cũng chỉ có nghĩa là bắc - nam hay lửa và nước mà thôi, cổ sử Việt có nói đ̣ến đất Việt thường đấy chính là nói về đất Đường trên, Đường là phát âm hán việt chữ thoòng hay thường mà thôi.Con dân vua HÙNG có người LA người KINH, đất có đất Đào đất Đường hay Việt thường, căn cứ vào thư tịch cổ ta còn thấy vua cũng có 2 dòng, đế KHAI-MINH và đế MINH-KHIẾT, ông KHIẾT là tổ của người Trung hoa vùng Trường giang ta có thể suy ra đế Minh Khiết hay MINH + KHIẾT là vua gốc dòng KINH- LẠC do sự hòa huyết của đế MINH và dòng VŨ TIÊN phương nam gọi tên khác là ông KHIẾT như truyền thuyết đã nói ở trên. Khi vua HÙNG truyền ngôi cho đế NGHI ở phương bắc tức đất Đào thì quốc hiệu là nước ‘ĐÀO’ dịch sang Hoa ngữ là HỒNG BANG ký âm sai thành HỒNG BÀNG, đấy là quốc hiệu đã được mọi người VIÊT NAM mặc nhiên công nhận.

- Những dòng tóm lược về thời khai quốc trên đã cho thấy có sự trùng hợp hầu như hoàn toàn giữa 2 dòng sử VIỆT và HOA, sự việc này thực kỳ bí buộc ta phải đi sâu thêm để khám phá.

Cổ sử cũng nói đến 3 thành tựu khoa học và kỹ thuật của thời này:

1. Khi đánh nhau với Xi Vưu, vua phía Tây, Hiên Viên đã sử dụng kim chỉ nam để dẫn đường, đây là thành tựu tuyệt vời của khoa học kỹ thuật Việt, sau này người Phương tây đã học được và áp dụng để xác định phương hướng mãi cho đến ngày nay; không có kim chỉ nam hay la bàn thì không thể đi xa, không có ngành hàng hải tiến bộ vượt đại dương, bộ mặt của thế giới chắc chắn khác xa ngày nay và chắc chắn lịch sử thế giới không diễn ra như hiện có.

Kim chỉ nam là tên Việt gọi la bàn trong đó từ ‘chỉ’ là động từ nên cả đoạn rất rõ nghĩa: là cây kim có đầu luôn chỉ hướng nam....;nhưng trong Hoa ngữ ‘chỉ’ là ngón tay nên tên ‘chỉ nam châm’ không tài nảo hiểu nổi...tương tự còn có ‘chỉ nam xa’ đố ai dịch được nghĩa sang tiếng Việt..?

2. Hoàng Đế Hiên Viên được tôn là tổ phụ của văn tự Trung Hoa, ý không phải nói hoàng đế chế ra loại chữ Trung Hoa đang dùng ngày nay, mà như đã nói Văn là Dịch và Dịch tức Văn. Nếu tổ thứ nhất của văn tự là Phục Hy với Dịch Lý nút số. Thì Hiền Vương – tổ thứ hai với Dịch Lý vạch – quẻ. Đạo Giáo hay Đạo Lão được xây dựng trên nền tảng học thuyết Hoàng – Lão (Hoàng Đế + Lão Tử). Tinh hoa của triết thuyết Lão Tử nằm trong Đạo Đức Kinh thì người ta đã rõ, còn với Hoàng Đế thì đóng góp gì? Chắc chắn không thể nằm ngoài Bát Quái; về Tiên Thiên Bát Quái thì đa phần học giả Trung Hoa đều đồng thuận với ý kiến này; chỉ còn tranh cãi về Hậu Thiên Bát Quái. Có 2 trường phái: thứ nhất cho rằng Hậu Thiên Bát Quái cũng do Hoàng Đế sáng chế; phái thứ hai cho là Hậu Thiên Bát Quái do Văn Vương tổ của nhà Chu sáng tác. Dù cho do ai sáng tác nó cũng là nền tảng của khoa học truyền thống của Việt Nam và Trung Hoa, ý nghĩa của nó ta đã xét ở phần Dịch Lý.

3. Thành tựu kế tiếp là y học cổ truyền của Việt Nam và Trung Hoa: Tương truyền sách “Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn” có từ thời Hoàng Đế, trong đó đã có đầy đủ những nguyên lý của nền y học cổ, nền y học này đã vận dụng các nguyên lý Dịch Lý vào ngành cơ thể học và trị bệnh cho con người, đấy là cuốn sách nền tảng của Đông y còn tác dụng cho đến bây giờ và càng ngày càng có địa vị vững vàng trong thế giới hiện đại, đối với khoa học nó còn đầy những điều không thể hiểu nỗi … nhưng rõ ràng có tác dụng thực sự, dù tự nhận là tiên tiến nhưng người ta vẫn đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, nào kinh – lạc, nào huyệt đạo rồi châm cứu, châm tê V.v…, chữa bệnh ở nội tạng lại châm ở bàn chân hay vành tai … thực không hiểu nỗi.

Trung tâm của tổ quốc Họ Hùng là đất giao (giữa) lấy chuẩn là sông Cả, căn cứ vào sự phân bố các sắc dân ta có thể xác định: đất Giao là vùng đồng bằng Thanh – Nghệ – Tĩnh và phía thượng nguồn các con sông Cả, Chu, Mã ngày nay. Câu ca dao mà mọi người Việt đều thuộc lòng:

- “Công cha như núi Thái Sơn, - nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Người Việt dùng hai câu này sánh công lao cha mẹ như núi, sông nhưng nó còn chứa các thông tin khác. Nói đến cha mẹ không phải chỉ là cha mẹ, người Việt còn có tục đồng hóa vua với cha mẹ như “Bố Cái Đại Vương” chẳng hạn, và dân còn được gọi là ‘con dân’; công cha nghĩa mẹ còn dùng để ca tụng công đức của quốc tổ, cha mẹ chung đã sinh ra cả một dân tộc, dân tộc họ Hùng, địa danh ‘núi Thái Sơn’ (1 trong 2 từ ‘núi’ hay ‘Sơn’ là thừa) cho ta sự liên kết: Thái trong Dịch Lý còn dùng như chữ Đại, Đại Sơn, người Việt thấy ngay là Hán văn chuyển ngữ từ ‘núi Đọ’; và câu ‘nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra’ cung cấp thông tin về con sông, sông Mẹ, sông Mã, Mã ký âm là ‘Mẹ’, cũng như chữ Chu trong sông Chu là Cha, tổng kết:. 3 con sông Cả, Cha, Mẹ (Chu và Mã) cộng với Thái Sơn đủ để ta xác định đấy là vùng đất khởi nguyên của tổ quốc Việt: đấy chính là đất Giao, mà tên gọi còn theo lịch sử in dấu tới tận ngày nay. Đất Giao hay Giữa là vùng đất Trung tâm, ngày nay thường gọi là Trung nguyên chứ không phải lối giải nghĩa vớ vẫn … Giao Chỉ là dân có 2 ngón chân … bẹt ra vì leo núi đá.

Lãnh thổ của đất nước chia làm 2 phần Bắc – Nam, dân Họ Hùng cũng chia làm 2 cộng đồng, dân Lửa và dân Nước. Người Lửa còn có các tên khác là: người Lão hay Di -lão, còn gọi là Liêu sống ở An Ấp. Dân Nước còn gọi là dân Kinh hay Kênh-lạch, Trung Hoa gọi là người Bách Lộc,Hạc, Mạc.v.v. lãnh thổ là Lạc Ấp và Lâm ấp. Đế Nghi nối ngôi đế của Hùng Vũ hay Hoàng Đế Hiên Viên mở ra triều đại mới.

Tóm lược thời lập quốc: 2 dòng tộc Viêm và Cửu Lê, ngày nay khoa học gọi là Môn-Khmer và Indonesien đúc kết thành người Lửa, Liêu, Lão, La, Lê tụ cư ở vùng đất là Giao-Bắc, nay là đồng bằng Thanh – Nghệ – Tĩnh và núi rừng phía Tây. Sau đó dân Họ Hùng thiên cư về cõi Nam, cộng cư và cộng huyết với người Miêu (sử Việt gọi là dòng dõi bà Vũ Tiên), tức tổ tiên người Miêu sinh ra Lạc tộc, sử Trung Hoa gọi là người Bách Lộc, Hạc, Mạc.

Theo thông tin do Nguyễn Hồng Sinh đưa ra trong “Kinh Dịch Huyền diệu và Ứng nghiệm” thì Hùng Vũ hay Vua Hùng còn có danh hiệu: Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế và vợ là Đệ Nhất Tiên Thiên Thánh mẫu, dựa trên ngữ văn chắc chắn đây là truyền tích của Đạo Giáo, đặc biệt chi tiết “Thánh Mẫu” cho ta nhận định: Đạo Giáo và Đạo Mẫu ở Việt Nam có sự liên quan, Đạo Mẫu là đạo thờ mẹ, một tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam. Tồn tại từ thời xa xưa đây là biểu hiện của thời mẫu hệ nên gần nhất thì đạo này cũng có từ trước đời nhà Chu, vì nền văn minh Trung Hoa thì cuối đời Ân Thương là thời kỳ chuyển tiếp từ mẫu hệ sang phụ hệ để rồi phụ hệ được khẳng định ở thời nhà Chu. Thông tin quan trọng nữa mà cuốn sách trên nêu lên là quốc hiệu thời Hùng Vũ là: “Viêm Việt Đại Hưng Bang” về sau quốc đô dời về nam (bắc hiên nay) đổi thành “Bách Việt đại liên bang”; trên hành trình tìm về cội nguồn, bất cứ manh mối nào đối với chúng ta cũng quan trọng, đều là thiêng liêng. Nên chi tiết nào cũng rất đáng quan tâm và đào sâu nghiên cứu.

- Do lẫn lộn không phân biệt giữa Thái viêm Thần nông tổ 3 đời của đế Minh và Viêm đế một thủ lãnh bộ tộc cùng thời với đế Minh hay Hiên viên- Hiền vương đã khiến cổ sử Việt mắc sai lầm cơ bản mang tính quyết định , lầm lẫn Viêm đế là thủy tổ của dòng Việt mà ...Hoàng đế Hiên Viên đã đánh bại Viêm đế...nên các sử gia người Việt đã coi Hiên Viên là kẻ xâm lăng và hủy diệt nước của người Việt .

- Hoàng đế Hiên Viên đã đánh bại Xuy vưu và Viêm đế thống nhất 3 bộ tộc để lập nên nước họ HÙNG thời thái cổ .

-Chính sự thực lịch sử này khiến Trong dòng con dân của Viêm đế còn truyền tụng cho đến tận ngày nay truyền tích xâm lăng –diệt quốc của Hoàng đế Hiên Viên .

- Giới sử học Việt đà mắc sai lầm căn bản coi Hoàng đế Hiên viên là tổ của Hán tộc ....khi Hán tộc chưa hề có mặt trên qủa đất này , Hiên Viên chỉ là ký âm hán tự của Hiền vương – Hùng vũ là thủ lãnh của một trong ba bộ tộc đã kết hợp để làm nên họ HÙNG thủy tổ của người VIỆT ngày nay.

Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.