Sử thuyết họ Hùng/Bài 28

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

D. Phụ chương[sửa]

a. Thuỷ kinh lịch sử chú và lời kết.

Nước là vật chất tối cần cho sự sống, khi chưa đạt đến trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến như ngày nay thì việc sinh sống ven sông là tất yếu.

Sông cung cấp nước làm nên cuộc sống, sông là đường lưu chuyển tự nhiên như mạch máu đến khắp cơ thể. Tiến trình lịch sử của dân tộc họ Hùng gắn liền với những dòng sông là điều hợp lẽ.

Với chúng ta sông núi đã trở thành linh thiêng chứ không thuần vật chất nữa, dòng sông là dấu ấn tiền nhân đóng lên trời đất.

Người Hoa lấy 5 ngọn núi làm biểu tượng cho quốc thổ.

Chúng ta kết thúc thiên khảo luận về tổ quốc và dân tộc họ HÙNG này bằng một khám phá được đặt tên: Thuỷ kinh lịch sử chú.

1. Núi Đọ nơi thờ Tiên nhân:

Họ HÙNG lập quốc thời Hùng triều thứ 5 –Hùng Vũ.

Số 5 là trung tâm của Hà thư và Lạc đồ, nơi điều hoà và điều khiển cả 6 cõi. ;đó chính là ý nghĩa chữ Vua hay Vũ vương.

Từ mốc thời gian này trở về trước con người mới chỉ mang chữ Nhân chưa có chữ Dân. Tiền nhân trong cả chiều dài thời gian từ Bản cả-Tựu nhân, đế họ Sào- Vũ võng đến 4 tổ phụ của 4 phương trời hội tụ nơi THÁI SƠN, tên chữ của núi ĐỌ để hàng năm vua thay mặt cho cả dòng giống làm lễ. ..’ân tiến chi Thượng đế dĩ phối tổ khảo...’ như lời đại tượng quẻ Lôi –Địa Dự.

2. Sông Cả; dòng sông ghi bóng Hùng Vũ, là khởi điểm của lịch sử quốc gia họ Hùng

Chính là dấu Ấn của Hùng Vũ đóng vào trời đất làm mốc chuẩn cho cả không gian và thời gian: nơi chốn và thời khắc linh thiêng muôn đời của dòng họ Hùng.

3. Sông Chu hay sông cha; sông của đế Nghi.

Dòng sông ở về hướng mặt trời đi là hình bóng của đế Nghi sử Hoa gọi là Đường Nghiêu đế.

4. Sông Mã hay sông mẹ; sông của vua phương Nam.

Dòng sông của phương Nam mở nước, nơi tượng trưng cho Kinh dương vương cũng là Thuấn đế. Câu thơ Nam phục nhất Đường Ngu thật trọn ý.

ba dòng sông là biểu tượng của thời dựng nước và mở mang bờ cõi chốn ấy là cõi thiêng muôn đời của con cháu nhà Hùng.

Cha (Chu), Mẹ (Mã) sinh ra, nuôi nấng đàn con; núi Đọ- Thái Sơn là biểu tượng của ý thức tâm linh là địa điểm mà vua Hùng thay mặt toàn dân tộc Tế Giao hàng năm, ngọn núi già cỗi thấp bé gần bờ biển, từ đó có thể nhìn thấy mặt trời nhô dần lên nơi chân trời, lẫn trong ánh ban mai thấy thấp thoáng bóng Hùng dương tổ phụ phương đông.

5. . Sông Đà hay Đan thủy con sông mang dấu tích của Hùng Việt.

Là nơi sinh ra dòng Lộc Tục – con cháu của Hiên Viên và con gái của Vũ Tiên, nơi mà ông Đại Vũ đã đổ mồ hôi và vắt nát óc cho việc trị thủy, tạo nên quê hương cho con cháu ngàn đời, đấy cũng là đất trung tâm của triều Hùng Việt Vương – Tuấn Lang.

6. Sông Hồng hay Hồng Hà; dòng sông biểu tượng thời Hoa Hạ.

Đất tổ vương triều Hạ, sử Việt gọi là: nước Thao, nước Đào, lưu tồn vật chất trong lòng đất con cháu mới khám phá gọi là nền văn hóa Phùng Nguyên. Đặc tính kỹ thuật chế tác các công cụ tìm thấy chỉ rõ địa bàn phân bố hết sức rộng của dân tôc phía Bắc lan tới tận sông Tứ ngày nay.

7. Dương Tử hay sông Thương con sông của Việt Thường Thị.

Sông Thương hay Đường, Đằng là nơi sinh tụ của con cháu họ Hùng thời Long Tiên Lang – Thành Thang, Hồ Nam trở thành Ngũ Lĩnh hay Trung Nguyên, nơi đó cũng là ấn tích của thời vượt sông mở cõi hào hùng triều Ân Thương, thời văn hóa Qui Tàng Dịch hay chữ khắc trên mai rùa, đây là thời “chất biến” trong sinh hoạt tinh thần hay hoạt động trí tuệ nâng dân tôc lên tầm cao mới trong nấc thang văn minh.

8. Hoàng Hà – Sông Vỹ là Đế thủy của Tần thủy hoàng

Vỹ là cái đuôi chỉ cực Nam (phương Dịch Lý) Trung Hoa, thời Ân Thương trong thế tương đối, lưỡng lập với đất Đào biến âm của đầu, Hoàng Hà là nơi có Biệt Đô Triều Ca của Trụ Vương,

Tần Thủy Hoàng cải tên nó là Đức Thủy, đúng thực là Đế Thủy tức sông Vua, sông chúa dịch qua Hán ngữ là Hoàng Hà chứ nào phải sông vàng, sông bạc hay sông có màu nước màu vàng như sử Trung Hoa thường giải thích. Ý khác: Vỹ Thủy là con sông lớn, vỹ là to lớn, địa lý Trung Hoa viết sai thành Vị Thủy, tức sông Vị; Vỹ Thủy – con sông to, Việt Nam ghi thành sông “Tô Lịch”, chữ sông là thừa vì Tô; to; Lịch: lạch, con lạch to … dịch sang thành Vỹ Thủy, … rồi Vị Thủy.

Trang sử mở nước của Trụ Vương chắc chắn đẫm máu đào vì miền đất ven bờ Hoàng Hà là trung tâm của dân Lu hay Liêu, cuộc chiến bất tận Hoa – Man bắt đầu từ đấy kéo dài hơn 3.000 năm mới kết thúc trong thế giới hiện đại

9. Chu Giang – Sông Tứ: nơi khai cơ sáng nghiệp cuả Văn vương.

Nước Văn Lang, đất tổ triều Đại Chu chiếm trọn trung lưu và thượng lưu con sông này; Tây Âu Lạc cũng là đây, 2 dòng con Lửa và Lạc (nước) của Hiền Vương – Hiên Viên lại hợp nhất trên mảnh đất này. Khi Chu Vũ Vương lên ngôi Thiên tử Trung Hoa thì miền này là đất đế vương cốt lõi của thiên hạ nhà Chu Ngũ Kinh – linh hồn của văn minh Trung Hoa đã được Khổng Tử tổng kết và viết ở đây. Trống đồng là khí thiêng của họ Hùng cũng ra đời ở miền đất này.

Với bề dày lịch sử từ thời Hùng Vương dựng nước “câu ngàn năm văn hiến” vẫn chưa xứng tầm nếu kể từ thời Thần Nông Viêm Đế phải nói là “vạn năm văn hiến” mới đúng.

10. Hán Thủy: tên đúng phải là Hưng thủy tượng trưng cho cơ nghiệp của Lý Bôn – Lưu Bang.


Triều nhà Hiếu và triều Đường thời trung đại được coi là tiêu biểu cho 2 từ Trung Hoa.

Kế sau triều Hiếu là chuỗi thời gian sóng gió và tủi hờn cho con cháu họ Hùng.

Thời Vương Mãng, hoàng đế cuối cùng khi vận nước đã đến cơn bĩ cực thì chỉ 1 bọn lục lâm thảo khấu cũng đủ xô đổ tòa lâu đài Trung Hoa nguy nga đồ sộ mấy ngàn năm.

18 Hùng triều chấm dứt đồng thời với sự khốn khó cho muôn dân.

Trừ 60 năm khôi phục độc lập thời Lưỡng triều, dân Trung Hoa phải làm thân trâu ngựa cho các Đại Hãn gần 500 năm. Bắt đầu từ Lưu Manh Canh Thủy Đế tuyên lập Hãn Quốc ở vùng thượng lưu Hán Thủy năm 23 cho mãi đến năm 557 là năm Đinh Hoàng – Vũ văn Giác khôi phục quốc hiệu Chu.

Chắt lọc trong ngôn ngữ Việt ta có hẳn 1 bộ sử tủi nhục và đau đớn dưới vó ngựa các Khả Hãn.

- Thời giặc cỏ – Lục Lâm Thảo Khấu:

+ Tây Hãn của hãn Lưu manh (Lưu Huyền).

+ Đông Hãn của hãn Lu tối (Lưu Tú).

- Thời giặc giả –

+ Ngụy quốc của Tào Lao (Tào Tháo).

- Thời ‘Đầu Trâu Mặt ngựa’

+Tấn quốc của bọn Tây Mã


Tộc Kim – Mãn đã gây cho người Trung Hoa nỗi tủi nhục cùng cực, ấn tượng trong ngôn ngữ Việt bởi các từ ghép với chữ Căm (biến âm của Kim) như: Căm thù, Căm giận, Căm hận, Căm tức, Căm hờn, oán Căm V.v… Cũng như với tộc Tác Ta 1 chi của Hung Nô được tặng các từ Tức bực, Tức giận, Tức tối nhưng không dân nào “được” khắc sâu trong lòng dân Việt – Hoa như người Hung vua Hãn với hàng loạt từ: Hung Hãn, Hung ác, Hung dữ, Hung tàn, Hung tợn, Hung hiểm V.v…

Lịch sử tàng chứa trong ngôn ngữ dân gian chắc chắn là chính xác tuyệt đối, 1 chứng lý không thể bài bác được trong tiềm thức người Việt chưa bao giờ ‘dị ứng’ với từ “Trung Hoa” bằng chứng là không có 1 từ nào thể hiện ác cảm được tạo ra từ ‘Hoa’, không những không dị ứng mà còn ngược lại nữa như: các vua quan thời quân chủ Việt Nam luôn lấy điển tích của các bậc minh quân, chúa hiền Trung Hoa làm gương soi mình, dân chúng Việt thì say mê với các tuồng cổ Trung Hoa, chữ Nho được gọi là chữ thánh hiền V.v…

Đọc những câu thơ lịch sử của Tiến sĩ Phạm Sư Mạnh ta biết sự “vặn cổ” lịch sử chắc chắn diễn ra sau thế kỷ 14 – không còn nghi ngờ gì nữa đó là thành tích của liên tục 3 đời vua Mãn Thanh là Khang Hy – Ung Chính – Càn long, trong đó bàn tay Càn Long là nhơ nhớp nhất. ..... nhưng rồi vải thưa làm sao che được mắt thánh.

b. Thay lời kết.

Nhận diện dòng giống HÙNG.

Dat nha HUNG.jpeg

Việt nam là nước duy nhất kế thừa chính thống cả dòng máu và văn hóa - văn minh họ Hùng. Lạc Việt hay Việt ‘ Nước’ cũng là Nam Việt lãnh thổ trải từ bắc trung Việt đển hết tỉnh Qủang tây ngày nay , đây cũng là đất Phong của Văn vương, là Lạc ấp kinh đô của Đông Chu. 'Nước'là tên riêng sau người Việt biến thành danh từ chung đồng nghĩa với 'quốc' của Hoa ngữ.

Ngoài ra Con cháu nhà Hùng hiện chìm khuất trong hai cái bóng gọi là văn hoá Trung hoa và Ấn độ.

Trong thiên khảo luận này chúng ta đã phác họa nét cơ bản của một lịch sử bao quát và xuyên suốt về dân tộc có bề dày lịch sử lâu dài nhất trên địa cầu.

Thay lời kết cho thiên Hùng sử bằng sự nhận diện những cộng đoàn con cháu nhà Hùng ngày nay hay gọi là Bách Việt.

A. Khối lẩn khuất dưới bóng văn hoá Hán hoa:

1. Quý Việt hay Cửu Việt ở tứ xuyên Trung quốc ngày nay, cổ thư Trung hoa thường thể hiện dưới tên Qùy Việt, cả qúy và cửu đều là số 9 chỉ phương tây trong dịch học.

2. Tủy Việt ở vùng lưỡng Hồ (Hồ bắc và Hồ nam); đây là danh xưng tam sao thất bản của Sở Việt, Hồ bắc và Hồ nam là đất Kinh Sở thời nhà Chu. Hồ bắc còn đất Tùy trung tâm Trung hoa thời nhà Tùy.

3. Dương Việt ở vùng Giang tây Trung quốc. Người Dương Việt là thành phần nòng cốt tạo nên những nước Ngô trong lich sử

4. Mân Việt ở Phúc kiến –Chiết giang tên cổ xưa từ thời nhà Hạ là Việt, đây là mảnh đất dành riêng thờ Hạ vũ tổ chung của dòng Việt.

5. Đông Việt ở Quảng đông là nước Tống Xưa, đất mà Chu vũ vương ban cho ông Vi tử làm đất riêng để thờ cúng các vua nhà Thương và Ân Thương. (Đa số sách sử gọi đất này là Nam Việt lấy tên nước của Triệu Đà để chi định) .


6. Di Việt ở Qúy châu Trung quốc là Kỳ sơn địa bàn cư trú của người Di lão hay Hữu Hộ thị sau khi bị Hạ Khải đánh đuổi vì bất phục, đấy cũng là đất Thục của lịch sử thời Xuân thu – chiến quốc.

7. Điền Việt ở Vân nam là đất Mật tu xưa nơi đất trấn nhậm của Ninh vương thời Văn lang-Âu lạc, khi Ninh vương trở thành Chu vũ vương thì Hạo kinh đặt ở đất ấy; còn dược gọi là đất Kiểu hay Cảo.


B. Khối theo văn hóa Ấn độ.

1. Trên lãnh thổ nước Lỗ xưa.

Thái là tộc người nòng cốt xây dựng nên nước Nam Việt của Triệu Đà sau khi mất kinh đô và vùng đất phía đông là Quảng đông thì người Thái di tản sang phía tây, lấy đất Điện biên phủ Việt nam ngày nay làm trung tâm, trong khoảng 100 năm trước và 100 năm sau công nguyên thông qua hành lang điện biên họ đã tây tiến và làm chủ lãnh thổ rộng lớn của nước Lỗ xưa và ở đấy người Thái đã cùng cư dân bản địa là người Lỗ cũ đã dựng nên vương quốc Đốn Tốn.

Theo sử Tấn và Lưu Tống thì nước Đốn tốn phía tây giáp Thiên trúc, phía đông giáp Giao châu lại còn có bờ biển dài ngàn lý.

Nước Đốn Tốn rất có thể là tiền thân của Thái lan và nước Lào hiện nay.

Thái lan là ký âm la tinh của Táy lương hay táy Long. chữ Long cho ta 1 chỉ dẫn quan trọng là ngườiThái lan hiện nay xưa gốc tổ là tộc My sinh trú ở ven động đình hồ hay biển Đông, là 1 trong 2 tộc người con cháu của Lạc Long quân đã lập nên triều Hùng Hoa –Hải lang.

2. Trên đất Yên xưa.

Khoảng thế kỷ thứ 2 sau công nguyên người nước Yên cũ đã phục quốc, sử sách trung hoa gọi là nước Lâm ấp.

Khi Giao châu chưa rơi vào vòng nô lệ của Đông hãn quốc thì so với đất Giữa vùng đất nằm về hướng xích đạo goị là đất Ôn hay nóng bức, nước ở đó gọi là nước Yên, Yên chỉ là biến âm cuả Ôn.

Khi giao châu mất,lịch sử sang trang thì trời đất cũng đảo lộn bắc biến thành nam và ngược lại vì thế đất Yên cũ lộn ngược thành ra đất phía Nam, Lâm ấp hay Việt Thường nghĩa là ấp quốc ở hướng Nam.

Lãnh thổ Lâm ấp ngày nay là Miền trung Việt và nam Lào. Người gốc Lâm ấp trở thành người Việt mang họ Phạm và họ Phan, Phạm và Phan là ký âm bằng chữ Nho từ Chăm là danh xưng thời cận đại của Lâm ấp xưa.

3. Trên đất Tề xưa.

Khỏang vào đầu công nguyên người nước Tề xưa phục quốc dưới tên mới là

. Phù nam hay Bồ nam(bồ- bố), nghĩa là nước của vua phương nam, Phù nam là tên do người Tàu đặt xuất hiện sau khi Mã viện chiếm Giao chỉ, người Phù nam là hậu duệ người nước Tề thời nhà Chu.

Chỉ 1 thời gian sau khi phục quốc Phù nam đã thống nhất với 1 quốc gia hùng mạnh khác của người Môn có lẽ là tiền thân của Miến điện ngày nay hình thành cường quốc của dòng Cửu lê, sự việc này được sách sử Tàu hư cấu thành việc đánh nhau và sau đó kết thành vợ chồng của nữ chúa Phù nam Liễu Diệp và người từ phương xa đến là Hỗn Điền, chi tiết Hỗn Điền chiến thắng nhờ cây cung thần cho ta thông tin tộc người của Hỗn điền không nằm ngoài Đông nam á, sử dụng cung nỏ thành thục thời cổ đại là nét đặc trưng của con chắu dòng Hùng, cổ sứ Tàu đã cho biết như thế.

Phù nam là nước của người Môn tiền thân của 2 nước tên Việt ngữ là Miên và Miến ngày nay. , Môn là biến âm của Mun nghĩa là màu Đen, đa Đen là đặc điểm nhân thể của người Cửu lê, Mun biến âm thành Môn, Miên, Miến. v.v.

Thời hùng mạnh nhất Phù nam là bá chủ gần trọn đông nam á lục địa ngày nay sau đổi quốc hiệu là Xiêm la, âm la tinh là Chen la.

Xiêm la nghĩa là nước Xiêm phía tây, La là tên quẻ Ly trong bát quái, từ thời nhà Chu thì Trung hoa dùng hậu thiên bát quái để định đất, Ly là quẻ trấn phía tây.

Xiêm la và Chiêm thành ở phía đông hợp thành chỉnh thể lịch sử đông nam á trung đại.

Xiêm la âm latinh là Chen la rất có thể cũng là nước mà hoa ngữ ký âm là Chân lạp; như vậy Xiêm la là tiền thân của cả Campuchia và vùng nam Thái lan ngày nay.

Chúng ta Không thể chấp nhận được sự việc vớ vẩn đã chép trong sử Tàu: khỏang giữa thế kỷ thứ 3 và thứ 4 sau công nguyên dân Phù nam đã ‘thỉnh’ một ông Ấn độ đến làm vua cai trị nước mình và những ông vua người Thiên trúc này trong khoảng 200 năm đã cải cách triệt để biến Phù nam thành nước ‘Thiên trúc... con’, từ tôn giáo tới văn tự và cả đến cách ăn cái mặc nhất nhất đều y hệt ‘mẫu quốc’, sự thống trị và đồng hoá của người Thiên trúc hết sức nghiệt ngã còn hơn cả các đại hãn phương bắc nhiều lần đến độ sau khi phục quốc khoảng giữa những năm 400 người Phù nam không còn biết gì về dòng giống gốc gác mình.

Cũng vì những ghi chép này của sử Tàu dân gian Việt đã lưu truyền câu tục ngữ: “rước voi về dày mả tổ”.

Con voi hay con tịnh là con thú tượng trưng cho phương tây theo dịch học, tịnh là đứng yên không thay đổi là đối lập của phương đông hay động tượng trưng bởi con rồng.

Rước voi tức là rước người ở phía tây tới ở đây rõ ràng chỉ người xứ Thiên trúc ở phía tây địa bàn của dòng Hùng.

Dày mả tổ nghĩa là nền văn hoá truyền từ đời ông đời cha đã bị chà đạp vùi lấp để thay bằng văn hóa văn minh Ấn độ.

Thực đau sót vô cùng cho người họ Hùng, câu tục ngữ này dường như sát muối vào tim chúng ta...


Phù nam đã có thời làm bá chủ trên phần đất Đông nam Á lục địa ngày nay chính vì điều này văn minh Thiên trúc đã phủ lấp khắp Đông nam Á như hiện thấy. .

4. Dòng Hùng biển đông.

Trong cổ tích nhà Hùng có chuyện Mai an Tiêm và vùng đất ở biển Đông. . Truyền thuyết Việt thực không sót điều gì (xin đọc lại sự tích qủa dưa hấu).

Tiêm cũng là Chiêm hay xiêm chỉ dòng tộc, Mai hay Mi là chỉ phương đông sớm mai, an là biến âm của ôn chỉ tính ôn nhiệt của vùng nhiệt đới xích đạo.

Chiêm mai an là người Chiêm ở vùng Đông –bắc xưa tức đông nam ngày nay.; truyền tích cũng chỉ rõ Mai an Tiêm sống ở đảo vùng biển đông.

Chắc chắn đây là truyền tích nhắn gửi cho người đời sau biết cư dân đông nam Á hải đảo cũng là con cháu dòng Hùng.

Phân tích sắc màu quả dưa hấu theo ngũ sắc của dịch học: dưa hấu Xanh vỏ Đỏ lòng; dù bên ngòai có vỏ xanh chỉ nơi sinh sống là hải đảo ngoài biển đông nhưng ruột đỏ nghĩa là dòng máu chảy trong người vẫn là máu Hồng của dòng tộc Lửa con vua Hùng.

Một khi Biết rõ mình là ai, con cháu dòng Hùng sẽ vươn lên thoát khỏi cái bóng đang che phủ mình. Một ngày mới của nhân loại đang bắt đầu.

Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này