Sử thuyết họ Hùng/Bài 9

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Phần 2: Sử thuyết[sửa]

.

- Phân kỳ lịch sử của sử thuyết họ HÙNG:

A- Thần thoại Trung- Hoa

B- 18 Hùng triều

C- Lịch sử họ Hùng- cổ và trung đại

D- Phụ chương.

                                                            **********

- A. Thần thoại Trung -Hoa.

Khi cứ suy tưởng mãi về quá khứ, đến một điểm nào đó con người bươc phải dừng lại, điểm dừng này sẽ trùng theo trình độ khoa học và trí tưởng tượng của con người. Ngày nay với khoa học tiên tiến, quá khứ hình thành loài người được đẩy ra tới 4 hay 5 triệu năm trước đây. Thần thoại Trung Hoa thể hiện vai trò to lớn của con ngưòi sánh ngang thiên địa qua chuyện ông Bàn Cổ.

1. Thời Bản Cả – Tựu Nhân: (4,5 triệu – 500.000 trước CN)

Sách vở ghi là ông Bàn Cổ, nhưng Trong Hoa ngữ chử Bản Cổ chẳng có một ý nghĩa nào … không lẽ hiểu thủy tổ của Trung Hoa là ‘Cái bàn cũ’?

Bản Cổ là ký âm sai của chữ Bản Cả trong tiếng Việt, về mặt ngữ nghĩa Bản Cả tương đương với ‘Hương Cả’ trong ngôn ngữ hiện nay. Bản là đơn vị hành chánh cơ sở có gốc từ Khmer: Phum, sóc. Sóc biến âm Hoa – Việt là ‘Sách’, ‘Xá’, ‘Xã’, Phum biến thành buôn, ban ở các dân tộc thuộc ngữ hệ Khmer trên cao nguyên Việt Nam. Qua miền Thượng du Bắc Việt thì biến thành bản. Bản làng là từ ghép ta hay gặp. Bản nghĩa thông thường là ‘gốc’. Bản theo hành chánh là đơn vị cơ sở. ‘Cả’ từ Việt là thứ nhất, đứng đầu, “Bản Cả” dịch với ý nghĩa lịch sử là: “Thủy tổ của cộng đồng”.

Người Á Đông quan niệm rằng người tức là: Đầu đội trời chân đạp đất; hoàn toàn trùng khớp với chữ “homo erectus” của khoa học hiện đại tức người đứng thẳng, hay người đi bằng đôi chân, nếu ta đem định nghĩa theo khoa học áp dụng vào thủy tổ Bản Cả thì Bản Cả mới xuất hiện trên trái đất khoảng 4 hay 5 triệu năm; nhưng trong thần thoại thì thủy tổ con người xuất hiện cùng lúc với trời đất, vũ trụ.

- Ông Bản Cả xuất hiện từ “Thái hoang khi trời đất còn là một khối hỗn mang, trong đó chưa có âm thanh và ánh sáng, ông lấy cái rìu bổ vào khối hỗn mang đó, lúc lưỡi rìu chạm vào khối hỗn mang chính là vụ nổ “Big bang” thế là chất nhẹ, trong bay lên thành trời; chất đục, nặng chìm (lắng) xuống thành đất … (trong thần thoại đã thấp thoáng bóng khoa học), và vũ trụ được hình thành, ông Bản Cả chính là thủy tổ loài người.” Ta thấy Sáng thế ký Trung Hoa đã vận dụng ý niệm cơ bản của Dịch Lý trong việc tạo lập vũ trụ. Vũ trụ quan chứa trong Dịch Lý là: trời đất cùng một thể gọi là khí, sau đó khí nhẹ, trong bay lên thành Hà (trời cao), chất đục nặng trầm xuống thành Lục (đất dày). Ngay từ khởi nguyên, Dịch Lý đã gắn liền với lịch sử Trung Hoa và lịch sử Việt Nam; hiện nay chính các học gỉa Trung quốc cũng thừa nhận tích Bàn Cổ sáng thế bắt nguồn từ truyện Bàn Hồ của các dân tộc ớ phía nam trường giang; nói như thế chẳng khác nào đã thừa nhận dịch lý không ra đời ở cái nôi Hoàng hà của Hán tộc.

Thời điểm này chỉ là lúc vượn người nhảy vọt thành người vượn, tức là người nguyên thủy, dần dần họ hoàn chỉnh hệ thống tín hiệu âm thanh tức tiếng nói và trung khu thần kinh Tiếng nói trong não bộ con người,con người đã tiến từ con người riêng rẽ hay cá thể thành con người của cộng đồng tức là hình thành xã hội nguyên thủy. Đây là bước tiến vô cùng lớn lao vì thông qua ngôn ngữ, tri thức cá nhân biến thành tri thức cộng đồng do sự truyền đạt lẫn cho nhau, khối tri thức của mỗi người lớn nhanh lên gấp ngàn lần, não bộ cũng phát triển để thích ứng, do đó tăng từ 1.000 cm3 lên 1.300 cm3, tức thể tích não của con người cận đại ‘homo sapien’. Thời kỳ này cũng được đánh dấu bằng việc con người biết chế tác và sử dụng công cụ đá đẽo, nhưng phải đợi đến khi con người có một thành tựu tuyệt vời không loài động vật nào có được đó là việc biết dùng lửa thì con người mới chính thức mới vượt qua thời “nguyên thủy”. Đó cũng chính là lúc mà Dịch gọi là: ‘Thái Cực sinh Lưỡng Nghi’, vật chất có hình thể có thể cầm nắm được là Dương; vật chất trừu tượng và không nắm bắt được gọi là Âm, lúc đó con người mới trở thành sáng suốt hay homo sapien, người cận đại. Con người hội đủ những đặc trưng trên vào khoảng cách đây 500.000 năm và trở nên con người sáng suốt. Thần thoại Trung Hoa gọi là Tựu nhân tức đạt ‘danh hiệu’ người đúng nghĩa; còn toại nhân nghĩa là “khoan cây lấy lửa” như ghi trong sách vở không đáng để đánh dấu một giai đoạn trên bước đường trở thành người đúng nghĩa.

Ý nghĩa dịch lý của thời kỳ này là con người hình thành khái niệm về bản chất của thế giới mình đang sống; chung qui cấu tạo chỉ bởi 2 chất: chắc và óp, chất chắc thì đục và nặng, chất óp thì nhẹ và trong,vật lý hiện đại gọi là vật chất và năng lượng.

b. Thời Vũ Võng – Đế họ Sào (500.000 – 20.000 trước CN)

Thời Homo sapien phương Đông tiếp thời Bản Cả – Tựu nhân khoảng nữa triệu năm trước và kéo dài đến 20.000 năm, thời gian này khảo cổ học gọi là thời chuyển tiếp từ đá cũ sang đá giữa. Nguyên văn cổ thư ghi là thời dũ võng, võng là cái lưới, ngư võng là cái lưới cá. Người Việt dùng chữ ‘võng’ để chỉ vật dụng đan bằng dây, mắt lớn dùng để nằm vì hình dáng giống như cái lưới nhưng công dụng thì khác. ‘Dũ Võng’ chẳng có nghĩa gì cả, nhưng khi ta ký âm lại: Dũ → Vũ (Vũ = Vua) loài người tiến lên một bước trên đường đến văn minh, cộng đồng người từ cách sống bầy đàn chuyển sang xã hội. Bước sang xã hội loài người thì một từ mới xuất hiện, vua, Vua Võng là vị vua đầu tiên đánh dấu bước tiến con người biết chế tạo công cụ, thời đồ đá cũ chỉ có thể gọi là chế tác … vì sự gia công rất ít, bản thân vật thể đã là một công cụ, sự chế tác chỉ tăng thêm chức năng khi sử dụng, còn sang thời Vũ Võng đã là chế tạo vì bản thân tự nhiên không sinh ra thứ đó để làm công cụ cho loài người, với sự thông minh của đầu óc, đứng trước một nhu cầu và với vật liệu có sẵn trong thiên nhiên, với đôi tay khéo léo con người đã biến thứ vô dụng thành hữu dụng, đây là khả năng chỉ có nơi có người, khi chế tạo võng để bắt thú, lưới cá làm thức ăn cho mình dần dần các ý niệm, sợi ngang, sợi dọc (kinh và vỹ), khoảng trống, khoảng liền, sự nối kết bằng nút thắt, những ấn tượng ban đầu đó chính là sự khởi đầu của các dấu hiệu, nền tảng của tư duy khoa học sẽ dần hình thành về sau.

Qua giai đoạn này, con người đã bước hẳn sang là con người xã hội; nếp sống và nếp nghĩ, tâm tư – tình cảm, sự suy tưởng đều mang dấu ấn của cộng đồng, đời sống hàng ngày trở thành sinh hoạt xã hội, mà mỗi cá nhân không thể tách biệt được, như thế ngoài môi trường tự nhiên từ nay con người có một môi trường khác đó là xã hội, cuộc sống không chỉ là sự tương tác giữa cá thể và tự nhiên mà có thêm tương tác mới: tương tác con người và môi trường xã hội; tương tác là tác động hai chiều trong đó bản thân con người chịu sự “uốn nắn” của xã hội và ngược lại chính xã hội cũng chịu sự cải tạo của con người, cứ như thế mà tiệm tiến từng bước một. Tương tác giữa người – tự nhiên cũng tác động đến tương tác người – xã hội và ngược lại – kết quả tổng hợp của 2 mối quan hệ là sự tiến bộ. Đấy là cơ chế vận hành: Tam Tài: Thiên – Nhân – Địa trong Dịch Lý.

Tiếp theo bước tiến thời Vũ Võng đến nấc thang: Đế họ Sào. Sách sử Trung Hoa ghi là: Đế họ Sào và giải thích: Sào là cái tổ chim … con người bắt chước chim làm tổ trên cây để cư trú tránh bị thú dữ làm hại, Hữu Sào là đễ chỉ giai đoạn con người có Tổ, hữu sào là có tổ; trên đường tới văn minh của con người không thấy có đề cập đến thời làm tổ ở trên cây, đó chỉ là sự tưởng tượng để cố lý giải nghĩa đen theo mặt chữ đã được ghi trong cổ thư Trung Hoa.

Có cách “giải” khác hợp với lịch sử hơn nhiều:

- Hữu là ký âm sai của chữ ‘họ’ trong tiếng Việt.

- sào là cây sào, 1 đoạn cây bằng tre (từ thuần Việt)

Chữ ‘hữu’ = ‘họ’ chỉ thị tộc. Sào là cái cây gậy bằng tre mà các nhà thiên văn học, tiền bối người Việt dựng nên đo bóng nắng xác định thời khắc trong một ngày. Đúng y như hình khắc trên trống đồng. Dựa theo bóng nắng đổ con người xác định phương Đông và Tây tức phân chia không gian, và so với các vạch (khắc) được vạch sẵn trên mặt đất mà phân chia thời gian.

Ý nghĩa dịch lý Thời Họ Sào là thời con người hình thành khái niệm về vũ trụ- Thời gian và Không gian, đánh dấu việc con người bắt đầu biết “tư duy trừu tượng” với chữ Thời vì thời gian đâu có hình tích gì, cứ hết ngày lại đêm, sáng trưa chiều tối rồi lại sáng trưa chiều tối… ý niệm về sự tuần hoàn của vũ trụ và ý niệm chu kỳ được nảy sinh: sau này là nền tảng của Dịch Lý. So sánh vị trí của mặt trời và mặt đất con người tổng hợp thành 4 ban và 4 bên.

- ban sáng, ban trưa, ban chiều, và ban đêm.

- bên mọc (mục), bên trên, bên chiều (chiêu) và bên dưới.

Động từ mọc được chữ Nho ký âm thành ‘mục’, bên mục, Hành Mộc, tiếng Việt biến thành bên mặt còn gọi là bên phải. Chữ chiều viết thành chiêu – siêu, còn có nghĩa là bên trái, Hoa ngữ chiêu là nghỉ ngơi, ngủ nghỉ. Khi ta để tay mặt hướng về hướng Mọc (mặt trời), tay chiêu về hướng Siêu thì mắt ta nhìn về hương Nom, nom chữ Nho ký âm thành Nam.

Từ xa xưa với Hà Thư (Đồ), tổ tiên người Việt đã chỉ rõ không gian 3 chiều và thời gian 1 chiều, cùng kết hợp để trở thành vũ trụ, đó là thế giới quan không khác gì với thế giới quan ngày nay theo thuyết tương đối. Chữ ‘thời khắc’ nghĩa là ‘vạch thời gian’ về nghĩa có sự cộng hưởng với cảnh đo bóng nắng được khắc trên trống đồng. Ban ngày 5 vạch gọi là 5 mồng hay mùng; tưởng tượng ra 5 vạch cho ban đêm gọi là 5 canh. 5 + 5 = 10 gọi là Thập Can hay theo từ Việt là “chục con”, con đây là con số hay con chữ, chính 10 con số là những chữ đầu tiên trong “kho chữ” của loài người sau này. Hà Thư cũng cho ta biết: ngày xưa người Việt dùng cơ số 5 chứ không phải cơ số 10 như ngày này.

4 số sinh: 1, 2, 3, 4, và một số mẹ là số 5; tạo ra (5+1) = 6; (5+2) = 7;...

Hiện nay người Khmer vẫn dùng cơ số 5 này.

Tóm tắt: Cổ thư Trung Hoa gọi là Vũ Võng, Hữu Sào chỉ thời con người tiến từ người nguyên thủy thành người sáng suốt thời khoa học gọi là “homo sapien”, theo niên đại khảo cổ học là giai đoạn kết thúc thời đồ đá cũ bước sang thời đồ đá giữa, cách nay khoảng 20.000 năm, khảo cổ học Việt Nam gọi là thời văn hoá Sơn Vi lấy tên một địa điểm khảo cổ ở tỉnh Phú Thọ, phiá Bắc Việt Nam.

Vũ Võng, Họ Sào cung cấp cho chúng ta những thông tin rất quí giá trong việc xác định địa bàn cư trú lúc loài còn sơ khai, đó chắc chắn là vùng nhiệt đới vì cái võng lưới ban đầu chỉ có thể được đan bằng những sợi dây leo, và dây leo là sản vật của rừng nhiệt đới. Cây sào cũng là sản phẩm miền nhiệt đới, nơi có những cây tre cao tới 10 – 15m, và cây tre rất thân thiết với người Việt, người Việt có thể tạo ra mọi vật dụng hàng ngày bằng tre, từ nhà ở, thay thế cho cái nồi để nấu cơm, ghế, bàn, cho đến cái thúng, cái rổ và cây bút ban đầu chác cũng làm bằng tre vót nhọn đầu, cũng có thể chẻ tre làm lạt buộc, nối kết các vật lại với nhau, chắc chắn phương tiện thủy vận đầu tiên là bè, mảng kết bằng tre, vì cấu tạo bản thân cây tre lớn đã là cái phao tự nhiên, chỉ dân tộc thân thiết với cây tre như thế mới có thể phát sinh ra “sách thẻ tre” hay trúc thư. Tre lớn trong tự nhiên chỉ mọc ở vùng nhiệt đới, càng lên phía bắc tre càng nhỏ lại vượt qua Tứ Xuyên, Dương Tử tre chỉ to bằng cẳng tay, xa hơn về hướng bắc (hiện nay) tre chỉ bằng cỡ ngón tay người Hoa gọi là trúc. Sau này người ta đã thành công trong việc di thực tre lên phía Bắc nhưng cũng không thể có loại tre lớn được. Việc dựng cây sào đo bóng nắng để phân chia thời gian và định phương hướng vẫn còn lưu dấu trong tục dựng cây nêu ngày tết của người Việt, khoa dân tộc học đã cho thấy những điều này không hề có trong phong tục cư dân vùng Hoàng Hà – tức Hãn tộc.

Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.