Sử thuyết họ Hùng/Bài 4
D - Cây cầu HOA-HÁN[sửa]
- Người Hán nhận mình là “Quan Tộc”...;.quan tộc ngài là ai...?
- Ở Trung Hoa ngày nay tiếng Bắc Kinh còn gọi là Quan Thoại được coi là tiếng phổ thông, chữ Quan này được hiểu là Quan Quyền, Quan là ông Quan người cai trị dân, là tiếng nói giới cầm đầu cầm cổ người dân, trong một giai đoạn lịch sử nào đó mà Quan và dân không cùng chung một ngôn ngữ, có tiếng nói của người cai trị “Quan Thoại” thì cũng có “Chúng thoại” của giới bị trị, sự kiện này nói lên điều gì? Rõ ràng đây là tình cảnh của một dân tộc đang bị ngoại nhân xâm chiếm, Quan Tộc là tộc người cai trị thì kẻ bị trị là ai? Trong bối cảnh lịch sử ta đang xem xét thì chỉ có thể là người Trung Hoa mà thôi.
- Quan Thoại là tiếng nói của vùng Sơn Tây Hà Bắc, Bắc Kinh xưa là đất khởi phát đế nghiệp của vua Quang Vũ nhà Đông hay Hậu Hán. Vậy là ta rõ tại sao người Hán nhận mình là Quan Tộc, chữ Quang trong Quang Vũ là sai, không biết vô tình hay hữu ý, chữ Quang phải đối thành “Quan” mới đúng. Quan Vũ là Vua nước Quan, Vũ chỉ là từ ký âm của chữ Vua. Trong Việt ngữ. (Tại sao vậy? Chúng ta sẽ có dịp bàn kỹ hơn tong một bài khác); Ta có sự liên kết hòan chỉnh: Quan Tộc, Quan Thoại và Quan Vũ, và cũng đã rõ sự liên hệ giữa Quan Tộc và người Hán.
- Tiếp tục với câu hỏi: Quan tộc ngài là ai? Ngược dòng lịch sử tới thời Ân Thương thời cưc thịnh của triều đại Ân Thương Trung Hoa đã có 4 thuộc Quốc:
Phương Nam là nước Quan
Phương Đông là nước Từ
Phương Tây là nước Châu (Chu)
Phương Bắc là nước Thao
- Ta khoan tìm hiểu về nước Thao vì để xác định được phải mất cả một chương dài mới có thể thấu đáo, xin hẹn trong một bài khác.
- - Phương Tây là nứơc Châu dễ xác định nhất đó chính là vương triều kế sau nhà Ân Thương. Đứng về mặt ngữ nghĩa ta thấy đoạn văn trên hơi kỳ lạ: Thuộc Quốc Phía Tây cuả Trung Hoa là nước… Phương tây ….; Châu, Chu chỉ là biến âm của chữ “CHiêu” là phương Tây, ngược với bên Mục Tức Phương Đông mặt trời mọc.
- - Tương tự: Thuộc quốc Phương Đông là nước Từ. Theo dịch lý thì Phương Đông màu xanh, là phương của tình cảm ngược với Phương Tây là Phương của Lý lẽ dịch Tượng là Quê Ly(Tiên Thiên Bát Quái). Màu xanh từ Hán Việt là: Thanh, Thương, nhưng Thương trong Việt ngữ cũng là Thương yêu; Phương “Thương yêu” dịch sang Hoa ngữ là “Từ Ái”, như thế nước Từ cũng chỉ nghĩa là nước.. Phương Đông…, Ta có thể xác định nước “Từ” là nước ở vùng Từ Châu, Tỉnh Sơn Đông ngày nay, Thời Chiến Quốc là nước Tề (Tề là biến âm của Từ).
- - Thuộc Quốc Phương Nam là nước Quan, cùng một mạch suy luận ta nhận ra ngay: Quan là từ dịch sang Hoa ngữ của chữ Nom, nhìn của Tiếng việt: Trời đất có phương Mục, Phương Chiêu, tức Phương mặt trời mọc và lặn, con người có Tay Mục (Mặt), Tay Chiêu (trái); nếu để tay chiêu ở Phương Chiêu; Tay Mục ở phương Mục thì hướng mắt ta nhìn là hướng Nom; Biến âm Thành Nam. Thực a cả hai phương Bắc và Nam đều là ký âm của Việt Ngữ: Bức (nóng) = Bắc; Nom (nhìn) = Nam. Như vậy thuộc Quốc “Quan” cũng nghĩa là nước ở phía Nam mà thôi.
- Ở đây ta có được thông tin rõ ràng dứt khoát: nước Quan chỉ là thuộc quốc phía Nam Trung Hoa. Quan là thuộc Quốc của Trung Hoa thì Hán không thể nào là Trung Hoa được vì Hán = Quan
- Khi dùng phương hướng bắc Nam như hiện nay sẽ xảy ra điều không thể có: Nếu nước Quan đã xác định là vùng Sơn Tây – Hà Bắc – Bắc Kinh thì đất của nhà Ân Thương phải là đất Mông Cổ…, không lẻ Mông Cổ là Trung Hoa? Vì nước Quan là nước Phía Nam Trung Hoa, kiểu này người eskimo… đất Tây Bá Lợi Á là nước THAO và nước Từ không thể ở Tứ Châu, Sơn Đông được mà là nước của người Kim, người Mãn… ở bán đảo Liêu Đông.
- Những điều trên là không thể thì ta chỉ có thể hiểu được nếu khẳng định là: Trong quá khứ đã có lần đảo ngược hướng Bắc Nam, chỉ khi đất của nhà Ân Thương ở Hà Nam; Hồ Bắc, An Huy thì đất của Quan Tộc mới là Sơn Tây – Hà Bắc và nước “Từ” mới ở Từ Châu, Sơn Đông.
- Qua thời nhà Châu, xin trích một đoạn trong Sách Lộ Sử của La Bí đời Tống. “Ngô Việt Sở Thục đều là đất man, các đất Tần Lũng Tấn ngụy đều đã thành đất của người địch, Hà Nam là đất man, Hà Tây là đất địch, Hoài thì có các rợ thư, Ngụy thì có các rợ nguy, chỗ nào cũng đầy dãy (Man địch), chỉ một Vương Thành ở Lạc Dương mà những người Nhung, Dương Cự, Tuyền Cao, Lục Hồn, Y Lực cũng ơ xen lẫn, trong ấy người “Quan Tộc”không có bao nhiêu ”
- Thông tin trong đoạn trích trên xác định “Quan Tộc” vẫn ở Bờ bắc Hoàng Hà, vùng Sơn Tây Hà Bắc và nếu liên kết thông tin với địa lý- lịch sử thời “Ân Thương” thì ta buộc phải hiểu những dân mà Lộ sử gọi là Man là địch mới đích thị là người Trung Hoa, là hậu duệ của người Thời Ân Thương.
- Xét kỹ hơn trong lịch sử Trung Hoa, ít ra từ thời Ân Thương; chưa bao giờ Trung hoa làm chủ được phần đất bắc Hoàng Hà một cách ổn định và lâu dài.
- - Thời: ân thương và chu ta đã biết ở phần trên.
- -- Thời Tần: Sau khi thống nhất Lục Quốc thì Rợ đã lấn tới đất Hà Nam.
- - Thời Tây hán: sau cuộc Hán Sở Tranh Hùng, Lưu bang lên ngôi Hoàng Đế thì Rợ lại cũng lấn tới đất Hà Nam, lưu bang đem quân lên đánh xuýt mất mạng ở Sơn Tây… đành phải rút lui..., tới thời Hán Vũ Đế. khi mới lên ngôi thì Rợ cũng đã lấn xuống phía Nam Hoàng Hà…
- - Từ thời nổi dậy của “Lục Lâm Thảo Khấu” người Hán tức Quan Tộc xuất phát từ Sơn Tây, hà Bắc nuốt dần Trung Hoa từ Bắc xuống Nam đặt đất Trung Hoa vào vòng nô lệ hơn 500 năm.
- Mãi tới thơì Nhà Đường Trung Hoa mới làm chủ vùng Bắc Hoàng Hà được một thời gian nhưng cũng không lâu dài và ổn định vì biến loạn an lộc sơn mấy mươi năm, An Lộc Sơn cũng là Rợ … Phương Bắc mà thôi.
- Càng về sau Trung Hoa càng khốn khổ hơn; hết Tây Hạ tới Liêu, hết Liêu tới Kim, hết Kim tới Mông Cổ… và sau cùng là Mãn Thanh, Trung Hoa bị khai tử mấy trăm năm và chỉ phục sinh từ cuộc cách mạng Tân Hợi 1911, nhưng cũng từ đó mang một vóc hình khác: Hợp chủng Quốc Trung Hoa. Đó là thực trạng Trung Hoa ngày nay không thể nói khác được, từ góc nhìn hợp chủng Quốc Trung Hoa thì quá khứ xa xôi không còn nguyên trạng của lịch sử dân tộc Trung Hoa nữa, chính vì vậy mới có chuyện những người xâm chiếm Trung Hoa đặt Trung Hoa dưới móng ngựa của họ cũng trở thành một triều đại chính thống của lịch sử Trung Hoa, nào Hán, nào Mông rồi Mãn.. hết thảy đều là một triều đại, một thời kỳ lịch sử của Trung Hoa, bất chấp thời ấy dân Trung Hoa phải cạo nữa đầu và kết tóc đuôi sam, 10 nhà mới được giữ 1 con dao, thời mà văn hóa Trung Hoa bị chôn dưới bùn… nhà nho chỉ được xếp đứng trên ăn mày trong 10 bậc dân của đế quốc Mông Cổ.
- Quan đi với liêu Thành từ kép: “Quan – Liêu” người việt ghép thêm chữ thành ra “Quan Liêu Hống hách” để chỉ thái độ của các bậc Quan đế quốc coi dân như cỏ rác, câu trên cũng giúp ta xác định Quan và Liêu chỉ là một; chính xác phải nói là: Nước Quan Người Liêu. “Liêu ” là từ Hán ký âm chữ “Lu” Tiếng Việt, Lu là mờ tối dịch tượng chỉ phương Nam, nhỏ, đen, mờ, lạnh, thấp, là những tính chất của Phương Nam theo dịch lý.
- “Quan” ban đầu chỉ có nghĩa là Phương Nam nhưng do thực tế lịch sử thời Trung Hoa bị chiếm đóng… tất cả người cầm đâu cổ dân từ thấp lên cao đều thuộc “Quan Tộc” nên chữ Quan phải gánh thêm nghĩa mới: “Kẻ cai trị” tức Quan Quyền như ta hiểu ngày nay.
- Hán Tộc, Quan Tộc, Liêu Tộc có phải là Trung Hoa hay không? Thêm một bằng chứng lịch sử nữa:
- Liêu chiếm đất Bắc Hoàng Hà của Trung Hoa, Kim diệt Liêu và chiếm hết đất của Liêu, sau đó tiến thêm chiếm hết miền hoa bắc, Mông Cổ chiếm hết đất của người Kim rồi xua quân chiếm luôn Nam Tống ở bờ Nam Trường Giang.
- Mông Cổ chia: dân trên đất kim cũ gọi là Người Hán, trên đất Nam Tống gọi là Người Nam. Như vậy với vua Mông Cổ thì Kim hay Liêu gì cũng là Hán, Trung Hoa mới là giống khác.
- Nếu ta đặt câu hỏi người Hán là Trung Hoa hay người Nam là Trung Hoa thì em bé mới cắp sách đến trường cũng trả lời ngay được.: Người Nam của nước Tống mới là người Trung Hoa, và còn hơn thế nữa ở Trung Hoa từ “Hán nhân” có thời được dùng như một câu chửi người (Sách cội nguồn văn hóa Trung Hoa do Đường Đắc Dương chủ Biên, biên dịch Việt ngữ năm 2003).
- Vậy tại sao mãi tới nay người ta vẫn còn lầm hẫn: Hán là Hoa hay Hoa và Hán chỉ là một? Hoa và Hán không những là hai dân tộc khác mà họ còn khác biệt cả về chủng tộc, người Hán tức Quan Tộc thụôc dòng Mongoliot còn người Hoa thụôc dòng Monglóit phương nam với 2 chi là: Nam Á và Nam Đảo (Lộ sử gọi là man và Địch)
- Sự lầm lẫn này không phải do vô ý, trái lại đã có một sự sắp xếp rất bài bản và tinh vi, Chúng ta xem lại lịch sử Trung Hoa thời trước và thời sau năm số “không” của Tây Lịch, thời kỳ Hán biến thành Hoa nhờ 1 cây cầu nối … lịch sử.
- Vương Mãng với quyết sách cải tổ toàn diện và triệt để đã làm rối loạn toàn xã hội Trung Hoa, sự đảo lộn ấy cộng hưởng với ngoại xâm và thiên tai trong một thời gian ngắn đã đẩy Trung Hoa đến bên bờ vực thẳm, Quốc lực hầu như bằng không … tất nhiên loạn lạc nổi lên khắp nơi. Đòn quyết định vận mệnh Trung Hoa là việc vương Mãng Giáng vua các thụôc quốc từ tứơc ‘vương’ xuống tước ‘hầu’, cấm họ Lưu không đựơc làm quan, chính sử nói như thế nhưng ở đây ta có thể hiểu là: vương mãn áp dụng đừơng lối phân biệt chủng tộc, cấm ngừơi họ Lưu tức là cấm người LiÊU không đựơc tham dự vào bộ máy lãnh đạo Trung Hoa, phân biệt rõ Trung Hoa và ngoại nhân, chính quốc và thụôc quốc
- Việc tự xưng là “Châu Hoàng Đế” chỉ rõ ý muốn tiếp nối quốc thống nhà “Châu” của vương mãng.
- Chính sử không nói nhưng nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra Trong Quân của lưu bang thời Hán sở tranh hùng có rất nhiều người Hungnô tức rợ phương bắc nói chung, vì ơn nghĩa ấy sau khi lên ngôi … Thực chất quốc gia của Lưu Bang là một cộng đồng đa tộc, Hoàng tộc Trung Hoa còn củng cố mối liên hệ với các tộc phương bắc bằng nhiều cụôc hôn nhân vì vậy nhiều người gốc Hungnô đã trở thành quý tộc trong triều đại Lưu Bang.
- Hai anh em Lưu Dần và Lưu Tú ở trong số quý tộc dị chủng ấy, khi bị vương mãng tước Vương tộc lập tức phản ứng, tụ tập đồng bọn, những kẻ đồng hội đồng thuyền chiếm núi Lục Lâm ở Hồ Bắc, ban đầu chỉ là một bọn cướp núi dân Trung Hoa khinh thường gọi là “Lục lâm thảo khấu”... nhưng khi vận nước đã đến hồi tối tăm thì lũ “giặc cỏ” cũng làm nên cơ nghiệp, Trung Hoa rả rời và mong manh chỉ một cơn gió nhẹ cũng đủ sụp đổ tan tành, ban đầu bọn “giặc cỏ” lập Lưu Huyền lên làm vua, niên hiệu là Cánh Thủy có điều lạ: không thấy lịch sử nói đến tên triều đại mà chỉ lấy niên hiệu để gọi vua là Cánh Thủy Đế, nhưng Quân của ông ta thì lại gọi đích danh là “Hán Quân”
- Cánh Thủy Đế chì làm vua được 3 năm thì bị quân Xích My của những người Trung Hoa theo Lão Giáo nổi lên nhằm khôi phục triều đại Lưu bang diệt quốc. Lưu Tú là tay Đại Hùng lược, anh hùng khai quốc của người hán, chính đám quân của ông đã chặt đầu “Châu hoàng đế” khi đang ngồi cầu kinh trên ngai vàng vì còn tin là số mình chưa tận.
Nhưng dưới triều Cánh Thủy Dế thì Lưu Tú lại bị vua lưu Huyền Nghi kỵ nên đày đi tuốt vùng sâu vùng xa… Ở Hà Bắc (Trước đó do Tranh dành Lưu Huỳền đã giết Lưu Dần anh của Lưu Tú)
- Lưu Tú đã tỏ rõ bản lĩnh của mình, sau mấy năm trời âm thầm gây dựng lực lượng đến năm 25 sau Công nguyên thì chính thức lập quốc và xưng đế hiệu là Quang Vũ tên nước và triều đại là Đông Hán hay Hậu hán.
- Từ năm26 Quan VŨ diệt quân XÍch My và rồi Tuần tự chiếm trọn đất Trung Hoa
- 4 triều đại nối tiếp nhau của thời kỳ này là:
Triều đại của Lưu Bang – Hiếu Cao Tổ
Triều đại của Vương Mãng –Châu Hoàng Đế
Tiều đại của Lưu Huyền - Cánh Thủy Đế
Triều đại cua Lưư Tú – Quang Vũ Đế
- Trong số này có sự “bất thường” của lịch sử với 2 triều: Lưu bang – Hiếu Cao và Lưu Huyền – Cánh Thủy Đế. Ở triều đại do Lưu Bang dựng nên tất cả các vua đều có đế hiệu là “Hiếu”…; như Hiếu Cao Tổ, Hiếu Huệ Đế, Hiếu Văn Đế, Hiếu Cảnh Đế,v.v… theo quy tắc của sử học Trung Hoa thì triều này bắt buộc phải gọi là triều “Hiếu”… nhưng trong sách sử Trung Hoa ta không hề thấy tên triều này mà thay vào đấy là triều “Tây Hán”
- Triều Cánh Thủy Đế còn đặc biệt hơn, không có cả Đế hiệu và quốc hiệu…. Không lẽ là nước “Cánh”. ., có thấy lịch sử viết gì đâu? Nhưng quân đội lại ghi rõ là Hán Quân.
- Tại sao vậy? Liên kết sự kiện của 2 triều đạị ta tìm ra sự bí ẩn của lịch sử Trung Hoa.
-
Suy
luận
1
cách
hợp
lý
ta
thấy:
Cuộc nổi dậy của họ “Lưu” ở núi Lục Lâm đưa đến việc thành lập 2 triều đại của “Hán Nhân” triều của Lưu Huyền ở Thiểm Tây và Lưu Tú ở Hà Bắc – Bắc Kinh; nếu triều của Lưu Tú là đông Hán thì triều của Lưu Huyền phải là Tây hán hay Tiền Hán, lịch sử đã chỉ rõ quân của Lưu Huyền là “Hán QUân”. Tại sao lại tước đi đế hiệu hay Quốc hiệu ấy rồi đem gắn vào triều đại của Lưu Bang? Khi triều đại của Lưu bang được gắn tên mới là Tây Hán dĩ nhiên Đế Hiệu “Chính Thống” là triều Hiếu phải bị chôn vùi đi để cho dòng chảy lịch sử vẫn bình thường từ Tiền Hán sang Hậu hán… đúng là cây cầu lịch sử nối đôi bờ Hoa-Hán, nhờ cây cầu này người Hán đương nhiên tiếp thu toàn bộ lịch sử của Trung Hoa, di sản ấy là toàn bộ nền văn hóa văn minh Trung Hoa và rất đặc biệt... ‘sang đoạt’ luôn cả tổ tiên của người Trung Hoa, đây là trường hợp đặc biệt “Độc nhất vô nhị” trong lịch sử nhân loại.
- Việc “Hoán chuyển” này được sắp đặt hết sức công phu và tinh vi.
- Lưu Bang được gọi là Bái Công, trong cuộc Hán Sở Tranh Hùng ông có thêm tên mới là Hán Vương. Từ “Hán” chỉ là ký âm hoa ngữ của chữ Hơn hay Hưng mà thôi, Hán –Sở chỉ là một cặp lưỡng nghi hình thành trên quy tắc của dịch lý.
Hán – Sở -: Hên – Sui
Hơn – Thua
Hưng – Suy
Vì Lưu Bang là người chiến thắng nên dĩ nhiêm là Hưng đế, còn Hạng tịch là suy đế hay sở đế.... phép kỳ âm phù thủy đã biến.:
Hưng = Hán = Hãn
- “Hưng đế” của Trung Hoa qua trung gian của từ “Hán” đã biến thành “ Đại Hãn” của Rợ Phương Bắc. Họ Lưu của Lưu Bang là sự cố tình nhập nhèm, khi khởi nghĩa ở đất Bái ông ta đã Tế Hoàng Đế và xi vưu Chứng Tỏ ông là Trung Hoa thuần túy. Ông chọn phẩm phục, cờ xí đều là mầu đỏ, chứng tỏ ông là gốc người miền nhiệt đới được tượng trưng bằng Quẻ Ly – hay lửa và màu đỏ. Như vậy ông phải mang họ Lý không thể nào mang họ Lưu được, Lưu là biến âm của “Lu, mờ” là tính chất của Phương Nam theo dịch lý (ngược với Phương hiện này).
Lu Liêu – Lưu.
Lửa Lý – Lưu. Do sự nhập nhèm cố tình về người HÁN họ LƯU trong lịch sử TRUNG QUỐC :
- *Hán = Hên = Hơn = Hưng họ Lý hay Lửa là người họ HÙNG thuộc loại hình nhân chủng NAM Mongoloit .
- *Hán = Hãn họ Lu là người Mongoloit con dân của các ĐẠI HÃN cùng loại hình nhân chủng với người Mông cổ ngày nay.
Sử gia HÁN tộc đã ma mãnh tạo 1 từ chỉ ...cả TRẮNG lẫn ĐEN khiến ngày nay không mấy ai có thể biết đích xác về lịch sử và văn minh TRUNG HOA..., khi nói đến lịch sử hay văn minh Hán tộc ...là nói Hán tộc nào ? , Hán tộc Trung Hoa (HÊN-HƯNG) hay Hán tộc Mông cổ ( HÃN ) , tức những dữ kiện lịch sử của người Trung hoa mất nước hay kẻ chiếm nước chiếm đoạt nền văn minh Trung Hoa ?
-
CHỉ
với
chút
Tiểu
xảo
ngôn
ngữ
một
ông
vua
gốc
Nhiệt
đới
biến
ngay
thành
vị
khả
hãn
của
xứ
lạnh
giá
băng
tuyết.
Từ
Hán
cũng
là
ký
âm
của
“Hãn”
trong
ngôn
ngữ
Bắc
Phương
(Phương
hiệu
nay)
tức
phương
Nam
xưa
(theo
dịch
ký)
Hãn
là
Vua,
nước
của
Hãn
là
Hãn
Quốc,
Quân
đội
của
Hãn
là
Hãn
Quân;
Tây
Phương
Lý
âm
La
Tinh:
Hãn
thành
Khan,
người
Tàu
ký
âm
là
khả
hãn
rồi
Đại
Hãn
sau
cùng
thành
Hán
đế.
Điều
này
được
lịch
sử
Trung
Hoa
minh
chứng
là
có
cả
đống
nước
gọi
là
“Hán
Quốc”
Chứ
không
phải
chỉ
có
triều
tiền
và
Hậu
Hán.
Tóm Lại:
- Trong Lịch sử Trung Hoa Từ “Hán” hay “Hán Tộc” là tên chung của các tộc du mục phương Bắc chính yếu chỉ 2 tộc Khiết Đan hay Liêu và Tiên Ty hay Kim –Mãn, Quan Tộc chỉ là một thành phần của Tộc Liêu. Mà thôi
- Người Hán không phải là người Hoa, Hán Quốc không bao giờ là Trung Hoa (theo Quan điểm Trung Hoa thuần khiết và chính thống)
- Triều Hiếu do Lưu Bang lập nên không có một chút liên hệ gì về huyết thống với Quan Vũ nước Đông Hán; Đông Hán chính xác phải gọi là Đông Hãn Quốc, cùng với Tây Hãn Quốc. Tương tự Khâm Sát – Hãn Quốc; A hoạt đài Hãn Quốc…. Của người Mông Cổ.
- Vương Mãng viết đúng là: Vương Mãn, nghĩa là Vua cuối cùng, Mãn là đã đầy tràn hết chỗ chứa rồi không thể thêm được nữa, tiếng việt dùng chữ Mãn với nghĩa đã xong rồi như Mãn Nhiệm, Mãn khóa, mãn phần,v.v… do hoàn cảnh lịch sử nên các sử gia chỉ có thể viết một cách bóng gió: triều Vương Mãn và ta phải hiểu rõ ý nghĩa là: Vận số của Vương triều Trung Hoa tới đây đã tận. So sánh với Hùng Triều thế phổ thì Vương Mãn là triều Hùng Vương thứ 18…, Tên Vương Mãn nói lên một điều rất rõ ràng đây là Vương Triều sau cùng của Trung Hoa, sau đấy là chuỗi ngày Vong Quốc, con dân Trung Hoa làm thân nô lệ và kẻ xâm chiếm thống trị Trung Hoa chính là Quan Tộc với 2 Hãn Quốc Tiền và Hậu.
- Việc Lưu tú nhận là cháu 5 đời của Cảnh đế triều Hiếu là giả mạo và bị dân gian diễu cợt bằng câu: “mập mờ đánh lận con đen..”.... cả huyền và tú-tối đều là con đen... theo nghĩa này.
- Việc có rất nhiều từ hán gốc Việt trong sử Trung hoa là 1 hiện tượng ngôn ngữ chưa lý giải được..., rất có thể là lịch sử trung hoa hiện nay đã viết dựa trên những tư liệu gốc không phải bằng hán văn nên với những từ hay cụm từ được cho là “danh từ riêng” thì ký âm chứ không dịch, loại văn tự này chỉ có thể là Việt văn cổ hoặc Nếu không thì cũng là văn tự của dân tộc nào đó rất gần gũi với người Việt hiện nay.
Nguyen
quang
Nhat;
http://nguyenquangnhat.page.TL
Mục lục[sửa]
- Tản mạn về ngôn ngữ Việt Hoa
- Cổ sử Trung-Hoa và những dấu?
- Những điều không thể
- Cây cầu Hoa-Hán
- Trống đồng
- Trống đồng (tiếp theo)
- Dịch lý và thời lập quốc
- Đường dẫn
- Truyền thuyết và thơ sử
- Thần thoại Trung hoa
- Thần thoại họ Hùng
- Hùng triều thứ 1-Hùng Dương
- Hùng triều thứ 2-Hùng Hiển, thứ 3-Hùng Nghị và thứ 4-Hùng Diệp
- Hùng triều thứ 5-Hùng Vũ vương
- Hùng triều thứ 6-Hùng Hy,thứ 7-Hùng Thuấn và thứ 8-Hùng Việt
- Hùng triều thứ 9- Hùng Hoa
- Hùng triều thứ 10-Hùng Huy và thứ 11-Hùng Vỹ
- Hùng triều thứ 12 - Hùng Chiêu
- Hùng triều thứ 13-Hùng Ninh và 14-Hùng Tạo
- Hùng triều thứ 15-Hùng Định
- Khởi nghĩa chống Tần
- Hùng triều thứ 16-Hùng trịnh
- Hùng triều thứ 17-Hùng triệu
- Hùng triều thứ 18- Hùng Duệ
- Vong quốc sử
- Lưỡng triều kháng Ngụy
- thời phục hưng
- hậu Đường và nước Đại Viêt
- phụ chương thay lời kết
- chú ý
Bản quyền[sửa]
- Nguyễn Quang Nhật
- http://nguyenquangnhat.page.TL
Bài liên quan
Liên kết đến đây
- Sử thuyết họ Hùng/Bài 1
- Sử thuyết họ Hùng/Bài 2
- Sử thuyết họ Hùng/Bài 3
- Sử thuyết họ Hùng
- Sử thuyết họ Hùng/Bài 5
- Sử thuyết họ Hùng/Bài 6
- Sử thuyết họ Hùng/Bài 7
- Sử thuyết họ Hùng/Bài 8
- Sử thuyết họ Hùng/Bài 9
- Sử thuyết họ Hùng/Bài 10
- Xem thêm liên kết đến trang này.