Sử thuyết họ Hùng/Bài 16

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Lịch sử


10. Hùng triều thứ 10: Hùng Huy[sửa]

Vua khai sáng – Long Tiên Lang

Danh hiệu khác trong sử Việt: Kinh dương vương 2

Danh hiệu khác trong sử Hoa: Thành thang, Vũ vương triều Thương

Quốc hiệu: Việt thường 2

Niên đại: Cách nay 3.700 năm

Chứng tích bằng vật thể lưu tồn là hiện vật của nền văn hoá Đồng đậu.

Bộ tộc của thủ lãnh Thương Thang là con cháu của ông Khiết, có sách viết là ‘Đế Tiết’ tụ cư ở Bắc Tây Giang, nam Trường Giang (phương ngày nay), vì Quảng đông là đất Đào của nhà Hạ, ý nghĩa tên ông Khiết hay thuần khiết chỉ số 1 – tức phương Nam, theo “Kinh Dịch Huyền diệu và Ứng nghiệm” thì Đế Tiết cũng là Tiên Đế cũng là chúa vùng số 1; Đế Tiết, Tiên Đế là bà Vũ Tiên của truyền thuyết Việt … tất cả đều là mã tin của Dịch Lý chỉ phương Nam, sắc dân làm nòng cốt của triều đại là tộc Tam miêu hay Mun, tên ngày nay là người Hmông.

Vua khai sáng nhà Thương là Thành Thang, vua họ Từ tên là Lý; thực ra Lý là biến âm củ Lửa chỉ mặt trời và vua chúa như ta đã biết, còn Từ là dịch chữ Thương (yêu) của Việt ngữ, “Từ Lý” nghĩa là vua Thương mà thôi.

Thành Thang khôn ngoan đợi chờ cho đến khi các bộ tộc Cửu Di (tức Di Lão) ở phía Tây đất Đào không còn thần phục Hạ Kiệt liền cất quân diệt bạo chúa. Thành Thang hay Thương Thang lên ngôi, xưng là Vũ Vương, tức hoàng đế khai sáng triều Thương. Triều đại Thương sử Việt Nam gọi là Việt Thường Thị là triều đại kế tiếp Hồng Bang Thị tức Thao Quốc hay Đào Quốc. Đất của triều Thương gọi là đất Việt Thường hay đất Đường là đất gốc tổ của Lý uyên đời Đường cũng là đất Nam đường thời Hoa nam thập quốc. Từ vua khai sáng Thành Thang đến Dương Giáp tổng cộng 18 đời đặc biệt các vương triều Thương đều mang danh hiệu theo Thập Can: 1. Thành Thang; 2. Ngoại Bính; 3. Trọng Nhân; 4. Thái Giáp; 5. Ốc Đinh; 6. Thái Khang; 7. Tiểu Giáp; 8. Ung Kỷ; 9. Thái Mậu; 10. Trọng Đinh; 11. Ngoại Nhâm; 12. Hà Đản Giáp; 13. Tổ Ất; 14. Tổ Tân; 15. Ốc Giáp; 16. Tổ Đinh; 17. Nam Khang; 18. Dương Giáp.

Từ đế hiệu của các vua nhà Thương dùng phép so sánh ta thấy không có Can Quí là số 9, mà thay vào là Khang như Thái Khang, Thiếu Khang V.v… Thực ra Khang là từ Việt, khăng khăng là không thay đổi, nó cũng là sự biến âm trong cụm từ mã tin Dịch Lý chỉ sự không thay đổi: Căng, Cang, Cương, Cứng, Khăng, Khang, Khương.

Thời Hùng Hoa Vương – Hải lang cũng là Lạc Long Quân nghĩa là thủ lãnh đất Lạc và đất Long, triều Hùng Huy - Long Tiên Lang thì Long và Tiên chỉ 2 dòng tộc con cháu Long Nữ tộc Thần long và Vũ Tiên tổ của tộc Mun hay Miêu, Cổ sử Trung Hoa gọi vùng Hồ Nam là Ngũ Lãnh vì trung tâm đất nước thời Thương là vùng Hồ Nam, ngũ lãnh trong dịch học chỉ có nghĩa là trung tâm. Với Hồ Nam là trung tâm ta có 4 hướng: Quảng Đông là Nhiệt hay Bức, Bắc phương; Giang Tây là phương Đông mặt trời mọc, Dương → Giang; Quí Châu là đất Thục, là nơi mặt trời ‘thụt’ xuống hay khuất bóng tức phương Tây; sau cùng đất Hồ Bắc là Kinh Man, hay Kinh Mun tức phương Nam man.

Cổ sử Trung Hoa dịch chữ Thương của Việt ngữ sang Hoa ngữ là ‘Từ’ mà Từ cận âm với Tử, Tây, Tà … đưa đến sự lẫn lộn phương Đông và phương Tây đôi khi cười ra nước mắt như danh hiệu Tây Sở Bá Vương chẳng hạn, rõ ràng đất của Hạng Vũ ở phía Đông Trung Hoa mà danh hiệu lại là Tây vương…; Nếu không dùng các mã tin Dịch Lý làm chuẩn ta sẽ rối bời trong các ma trận từ ngữ Từ gốc tiếng Việt ký âm trộn lẫn với từ dịch ý đưa đến dòng sử không lối ra của Trung Hoa hiện nay, nếu không lần mò gỡ rối những dích dắc từ với ngữ … thì không thể nào nhìn ra Trường Giang là Đằng Giang Thường Giang rồi Đường Giang, vùng đất có tên là đất Việt thường nên con sông chảy qua nó gọi là Thường giang nghĩa là con sông ở phía nam. Sử Việt Nam chép Đằng Giang là nơi Ngô Quyền đánh quân Nam Hán tức Hãn quốc ở phía nam ngũ lãnh (Hồ nam). Đằng giang là nơi mà Hoàng Tháo suýt mất mạng; khi khẳng định được sông Dương Tử là Đằng Giang hay Bạch Đằng Giang thì lịch sử sẽ đổi chiều.

Ta có những thông tin rõ ràng: Ngô Quyền cũng là Tôn Quyền, Nam Hán là chỉ đích danh Hãn Quốc ở phía Nam (xưa) Trung nguyên, Hoàng Tháo không ai khác là ông hoàng tên Tháo tức Tào Vương tổ nước Ngụy sau này.

Nhìn lịch sử trong động trạng ta thấy nhiều điều: lãnh thổ quốc gia luôn trương nở do đó trung tâm và 4 phương, 8 hướng cũng thay đổi theo đưa đến tình trạng ‘Chữ cũ” nhưng mang nghĩa mới nếu không sáng suốt sẽ nhìn không ra. như trường hợp điển hình:

Chữ ‘giao chỉ ’ nghĩa là ‘giữa’ vì thời mới lập quốc lãnh thổ nhỏ hẹp, gói gọn trên đất Việt, bờ cõi mở mang ta có Giao chỉ + Nam Giao (chỉ); tiếp tục trương nở thì Giao Chỉ + Nam giao + Quảng Đông thành ra Giao chỉ bộ sau đổi thành Giao Châu; Giao Châu chính là đất Đào, nước Thao của nhà Hạ, sử Việt Nam cũng gọi là Hồng Bang Thị, để phân biệt ta gọi là Hồng bang 2 nếu không tách bạch 2 Hồng bang thì không tài nào thấu đáo được. : Nam giao là đất phía nam Giao chỉ nay là Lĩnh nam, Giang nam là đất phía nam Giao châu hay Giao chỉ bộ xưa gọi là Việt Thường 2, giang nam hiểu theo tiếng Việt là vùng ‘sông phiá nam’ ở đây ý muốn nói đến Đường giang.

Nhà Thương sử Việt là triều Hùng Huy vua khai sáng là Long- Tiên Lang; Long: phương Đông, Tiên = phương Nam; sách sử chép thành từ kép: Thành Thang biến âm ra ‘Thường Thương’ có nghĩa theo Dịch Lý là hướng Đông nam; Thường là phương nam, thương là phương đông.

. Sông Thương tên ngày nay là Dương Tử là nơi có loại rùa lớn sinh sống, người nhà Thương đã lấy mai rùa để khắc chữ, cả Dịch Lý cũng được khắc trên mai rùa, nên Dịch nhà Thương được gọi là Qui Tàng Dịch nghĩa rất rõ ràng là Dịch Lý khắc trên mai rùa. Do có 2 Việt Thường nên cũng có tới 2 Kinh Dương Vương.

Việt Thường Thị 1 → Kinh Dương Vương 1 là tổ của người Kanh-Lạc.

Việt Thường thị 2 → Kinh Dương Vương 2 chỉ nhà Thương hay Đường, theo Hùng phả là Hùng Huy – Long Tiên Lang là cha của Sùng Lãm, “Lĩnh Nam Trích Quái” đã lầm lẫn ghép 2 vị thành 1 vị khiến sử Việt sai lạc, lẫn lộn cả ngàn năm.

Theo truyền thuyết Việt thì Sùng Lãm nối ngôi Kinh dương vương nhưng những tư liệu lịch sử truyền tụng trong dân gian thì có tới 5 đời chúa họ Sùng được gọi là ‘Ngũ vị tôn ông’ và 4 quốc mẫu được thờ gọi là ‘Tứ vị triều bà’, Ngũ vị là: Sùng Nghiêm, Sùng Quyền,Sùng Tôn, Sùng Hòa sau cùng là Sùng Lãm còn gọi là Cầm. Đã có Sùng chúa tất phải có nước Sùng. Cổ sử Trung hoa chép: Cơ xương chiếm nước Sùng là chư hầu lớn nhất của nhà Thương ở phương tây...và dựng đô đấy gọi là Phong kinh đất ấy gọi là đất Phong, như vậy Kinh dương vương ở đây là Kinh dương vương 2 tức vua Thành Thang nhà Thương.

Lịch sử cả Việt và Hoa đều nói đến nước Sùng; thực ra Sùng là từ dịch chữ Cao của Việt ngữ chính vì điều này mà người Việt còn có tên là người Keo hay Kẹo. Kinh thư viết khi ông Cơ xương chiếm nước Lê cả triều đình nhà Thương rung rinh trong khi Trụ vương vẫn đắm chìm trong tửu sắc, các công thần đều biết là khí số nhà Thương sắp tận nhưng chỉ biết than vãn thở dài mà thôi.

Liên kết tình tiết 2 sự kiện có thể đoán nước Lê và nước Sùng là một; từ Lê hay lửa chỉ nước ta ở phương bắc-bức tức hướng xích đạo so với đất nhà Thương thuộc phương nam xưa, còn chữ Cao có gốc ở can Tân là số 7 chỉ hướng xích đạo trong Hà thư, Tân –Tôn cũng nghĩa là Cao, trên cao và Hoa sử dịch là Sùng.

Nhà Thương lãnh thổ chính ở vùng Châu Kinh (Hồ Nam) và Châu Dương (Giang Tây) đúng theo lịch sử –̣địa lý Trung Hoa nên có vua là Kinh dương vương.

Truyền thuyết về Dịch Lý của Trung Hoa nói Lạc Thư là đồ hình trên lưng Thần Kim Qui cũng cùng chung 1 ý nói về Qui Tàng Dịch của nhà Thương. Chính Qui tàng Dịch và nơi sinh sống của loài rùa lớn đã tạo ra Giáp Cốt Văn xác định: triều đại Thương khởi nghiệp ở Trường Giang hay Dương Tử chứ không thể ở bờ Hoàng Hà như sách sử Trung Hoa viết. Vì loài rùa có mai lớn dùng vào việc khắc chữ và bói toán chỉ có ở Trường giang như đã nói ở trên.

Ngoài chuyện mai rùa triều Thương còn có nhiều điều phải suy nghĩ:

- Ở bắc Trung Hoa địa bàn gốc cho tới thời Thương không hề có ‘thiếc’ nguyên liệu chính để có nền văn minh đồng thau, vậy làm sao từ đời Hạ theo sử sách Trung Hoa đã bước vào thời đồ đồng tiêu biểu bằng việc vua Vũ đúc 9 cái đỉnh tượng trưng cho Cửu Châu Trung Hoa, ở Trung hoa và Việt nam hầu như không có thời đồ đồng nguyên chất hoặc nểu có thì cũng rất ngắn rồi bước ngay sang thời hợp kim đồng thiếc hay đồng thau, ở Biệt Đô Triều Ca người ta còn tìm được mấy cái gương bằng đồng thau, có khắc hình mặt người hoàn toàn không có nét nào của chủng mongoloit, tức chủng người Trung Hoa theo sử sách.

- Cũng theo sử thì đời Thương, Trung Hoa đã có tượng binh, nhưng ở Hoàng Hà làm gì có voi, voi Châu Á chỉ sống ở miền nhiệt đới và xích đới.

Tóm lại còn nhiều điều “nghĩ không ra’ hay “không hiểu nỗi”. Đặc biệt về nhà Ân Thương ta đặc biệt lưu ý:

- Thủ đô nhà Ân Thương ở tỉnh Hà Nam, Biệt Đô Triều Ca cũng chỉ ở ngay bờ Bắc Hoàng Hà, khi bị Chu Vũ Vương diệt thì trung tâm của Trung Hoa chuyển về phía Tây Nam. Như vậy lãnh thổ Trung Hoa tới hết đời Chu chưa vượt Hoàng hà chỉ trừ một mảnh đất nhỏ gọi là Hà nội,

Nghiên cứu kỹ ta thấy: xương sống của Trung Hoa cổ đại gắn chặt vời chữ Hà – Hồ – Hải.

- Khởi nguyên của dòng giống từ đất Hời (Champa) ngày nay với Thần Nông Thái Viêm tiến dần về sông Cả, rồi sông Mã, rồi Hồng Hà – Hạ Long, Đời Hạ thành hình ở vùng Nam Hải, Hải Nam, nhà Thương sang Hồ Nam, nhà Thương Ân ở An Huy rồi Hà Nam, tới đây nhà Chu thay nhà Ân Thương, hướng bắc tiến của dân Trung Hoa ngưng lại (phương hướng hiện nay) trung tâm chuyển sang Tây Nam; như thế bờ Hoàng Hà là ranh giới phía bắc của người Hoa, trên nữa là đất của Man hay Mông, chữ Hà trong Hà bắc không dính dáng tới quốc thống Trung Hoa cả, xét như trên chính dân Trung Hoa mới là người Hồ còn Mongoloit là người Man, vậy mà không biết từ bao giờ … bỗng lộn ngược …; người Man═ Mun = đen xưa gọi là Huyền thiên trở thành rợ Ngũ Hồ? còn người Hồ-Hải hay Hoa chính gốc lại biến thành Bách Man (tên khác của Bách Việt).

- Triều Hùng Huy –Long tiên lang nổi bật về thành tựu văn hóa.

- Thập can và Thập nhị địa chi lần đầu tiên xuất hiện ở đời nhà Thương.

- Chữ khắc trên mai rùa bắt đầu có từ thời này.

- Quy tàng dịch là dịch học của nhà Thương.

- Đặc biệt những điển tích liên quan tới chữ viết đều gắn với từ Thương hay Thường:

- Truyền thuyết cho rằng Thương Hiệt là sử quan của Hoàng đế đã chế ra chữ viết.

- Vào thời vua Nghiêu xứ Việt Thường đã tiến cống Linh quy trên mai có khắc văn Khoa đẩu chép việc từ thời mở nước của Trung hoa.

- Vào thời Chu cũng Việt thường tiến cống chim Trĩ cho vua Chu...với ý nghĩa Trĩ là loài chim tượng trưng cho văn minh... thực ra Trĩ được coi như thế vì Trĩ là đồng âm của ‘Chữ’ tiếng Việt, mà một khi đã có chữ tức là văn minh rồi.

- Ở trên có nói đến văn ‘Khoa đẩu’; Khoa đẩu cũng là từ gốc Việt chuyển thể sang Hoa ngữ:

- Khoa là ký âm hán tự của chữ ‘khoác ‘ trong Việt ngữ; khoác lác, nói khuyếc nói khoác là nói qúa sự thực đồng nghĩa với chữ dùng hiện nay là thổi phồng hay phóng đại tô màu...., ngôn ngữ bình dân dễ hiểu là làm cho to ra, bự ra.

- Đẩu chỉ là ký âm tam sao thất bản của từ ‘Đầu’ tiếng Việt; khoa đẩu nghĩa là làm cho cái đầu to ra, ngắn gọn thì chữ ‘khoa’ đồng nghĩa với chữ ‘to’; văn khoa đẩu là văn dùng lọai chữ ‘đầu to’.

- Lịch sử chữ viết cho biết: Trung hoa về cơ bản chỉ có 2 loại chữ viết;

- Từ đời Chu trở về trước dùng loại chữ gọi là ‘Đại triện’.

- Từ đời Tần về sau dùng chữ ‘tiểu triện’, chữ tiểu triện chính là tiền thân của chứ Hán ngày nay.

- Mới nghe tên 2 loại chữ tưởng là xa lạ...nhìn kỹ lại thì ra tiểu triện chính là chữ Nho gọi theo người Việt...; nho là biến âm của nhỏ, chúng cũng kết thành từ Điệp. ..Nho- nhỏ, chữ Nho là chữ nhỏ người Tàu chuyển ngữ thành chữ Tiểu triện. , và còn đại triện chính là loại chữ To đầu hay Khoa đẩu mà thôi, khi noí ‘khoa đẩu’ ta không hình dung ra điều gì nhưng khi biết khoa đẩu là con nòng nọc thì ta thấy ngay cái đầu to tướng của nó so với cái đuôi ngo ngoe tí xíu...chính điều này giúp xác định gốc chữ khoa đẩu là Việt ngữ.

- Tới đây ta thấy đã có lối ra cho câu hỏi tại sao một nước gọi là ‘văn hiến thiên niên quốc’ mà tới nay chưa tìm được chữ viết thời cổ....; không có chữ viết thì không thể nào gọi là văn minh được vì bản thân chính từ văn đã cấu tạo nên từ kép ‘văn minh’. chúng ta sẽ có dịp trở lại đề tài này khi bàn về ý nghĩa người xưa ký thác trong bức tranh cổ ‘Lão oa độc giảng’.



11. Hùng triều thứ 11: Hùng Uy hay Hùng Vỹ[sửa]

Vua khai sáng: – Hoàng Hải Lang.

Danh hiệu khác trong sử Việt:

Danh hiệu khác trong sử Hoa: Bàn canh -Triều đại Ân Thương

Quốc hiệu: Việt thường

Niên đại: cách nay 3.500 năm

Chứng tích vật thể lưu tồn là các hiện vật thuộc nền văn hoá Đồng đậu.

Trước hết ta khẳng định là ‘Ân” trong “Ân Thương” có nghĩa là Thứ 2, số 2, số đếm của người Trung Hoa xưa thì số 2 là ‘nhị’ cũng gọi là ‘ơn’, vậy Ân Thương chỉ có nghĩa là triều Thương thứ hai mà thôi.

Vua thứ 19 triều đại Thương hay Việt Thường là vua Bàn Canh quyết định dời đô về phía Nam Dương Tử (phương nam Dịch Lý) nhà Thương đã phải dời đô nhiều lần vì lụt lội do sông Dương Tử gây ra vậy Tại sao mãi tới thời vua Bàn Canh mới quyết định dời đô qua sông? Vì dân Miêu thời nhà Hạ mới chỉ sinh sống ở Bắc (Dịch Lý) Trường Giang – tức vùng Ngũ Lĩnh sau này gọi là Giang Nam, sang đời Thương dân Miêu mới vượt Trường Giang sinh sống ở bờ bên kia, vài trăm năm sau đã đông đúc lập nên vùng Kinh Man như thế là đủ để Bàn Canh an tâm dời đô, vậy mà vua cũng không thuyết phục nổi tầng lớp quí tộc, sau cùng hoàng gia phải đi một mình cùng với tầng lớp bình dân, vì vậy ta mới có tên triều Ân Thương, không còn tiếp nối bình thường quốc thống nhà Thương, có sách sử ghi chép như là 1 triều đại mới, và có sách vẫn xếp triều Ân Thương là 1 phần của triều đại Thương. Nhà Ân Thương khi mới vượt Trường Giang đóng đô ở An Huy, dựa vào tên tỉnh An Huy ngày nay ta có thể khẳng định như vậy.

Triều Thương sử liệu Việt gọi là Hùng Huy – Long Tiên Lang; An Huy hay Ân Huy có nghĩa là triều Hùng Huy thứ 2 tương tự như Ân Thương; từ vùng này sau khoảng 300 năm nhà Ân Thương tiến tới bờ Hoàng Hà làm chủ cả 1 vùng rộng lớn gồm các tỉnh ngày nay là An Huy, Hồ Bắc và Hà Nam của Trung hoa. Tới thời vua Trụ dân Trung Hoa bắt đầu vượt Hoàng Hà ở cực bắc Hà Nam hiện nay, Trụ Vương đã xây dựng Biệt Đô Triều Ca và Lộc Đài, Cự kiều ở đấy, từ ‘ biệt đô’ chỉ rõ cho chúng ta: đó là vùng đất tách biệt hẳn với đất truyền thống của Trung hoa, sau này người ta phát hiện những dấu vết của kinh đô Trung Hoa cổ, cũng như thu được rất nhiều Giáp Cốt Văn trên bờ Bắc sông Hoàng Hà và coi đấy như 1 trong những bằng chứng chính để khẳng định quê hương người Hoa là lưu vực Hoàng Hà. Sự thực ra sao?

Giới nghiên cứu khoa học đang đặt câu hỏi, sông Hoàng Hà không hề có loài rùa lớn sinh sống vậy những mai rùa khắc chữ lấy ở đâu ra? các sử gia Tàu gỉai thích: Từ thời nhà Thương đã có sự giao lưu giữa cư dân ở 2 con sông Hoàng Hà và Trường Giang, số mai rùa khắc chữ được mang từ Trường Giang lên.

Theo chính sử Trung Hoa thì đời Thương chưa có liên hệ gì đến Trường Giang, phải đến đời Trụ Vương nhà Ân Thương mới đánh dẹp và mở rộng lãnh thổ về hướng sông Hoài và sông Dương Tử “đem văn minh Trung Hoa trải đến vùng đó”. Việc Trụ Vương trước sức tấn công thần kỳ của ông Cơ Phát đã vội vã tha các “lao công tù binh” bắt ở vùng sông Hoài, phát vũ khí biến họ thành chiến binh, kết quả họ đã quay giáo đánh lại quân Trụ … việc này nói lên rất rõ là: Trụ Vương chưa chinh phục xong miền đông để tiến đến biển, như thế sự phát triển của Trung Hoa từ tây sang đông dọc theo Hoàng Hà mãi tới đời Trụ Vương mới tới gần biển mà thôi. Chúng ta nghĩ xem ở Hoàng Hà không có mai rùa thì làm sao nhà Thương có thể phát minh ra cách khắc chữ lên mai rùa? Phải ở nơi có sẵn mai rùa người ta mới có thể nghĩ ra cách sử dụng chúng, về mặt lý luận không thể nào nghĩ khác được là đời Thương không ở Hoàng Hà mà ở Trường Giang nên khi mở rộng từ sông Dương Tử lên Hoàng Hà người ta vẫn tìm về chốn cũ để lấy mai rùa đem về sử dụng.

Sử Trung Hoa cho biết vào thời Thọ Tân Hoàng Đế tức Vua Trụ thì Trung Hoa đã có chư hầu ở 4 phía:

- Phía Bắc là nước Thao.

- Phía Nam là nước Quang.

- Phía Đông là nước Từ.

- Phía Tây là nước Chu. Ở đây cổ sử Trung Hoa đã dùng đúng phương của Dịch Lý.

Ta đã biết:

a. Nước Thao chính là đất Đào là đất của triều Hạ hay Hải Lang, về sau còn gọi là vùng Việt hay Nhiệt.

b. Nước Quang là viết sai chữ Quan, Quan là dịch từ chữ Nom của Việt ngữ, Nom hay nhìn ta đã lý giải ở phần trước, nó chính là phương nước, Hành Thủy, Huyền Phương.

c. Nước Từ cũng là dịch sang Hán ngữ chữ “Thương” của Việt Nam: Theo Dịch Lý Thương hay Tình Thương là phương Đông đối đẳng với phương Tây là phương của lý lẽ. Chính xác là chư hầu của Trung Hoa gọi là Nước phương Đông … dịch thế nào lại thành nước Từ, sau thời Chiến Quốc trở thành nước Tề là vùng Sơn Đông ngày nay. Chữ Từ này lại cận âm với chữ ‘Tà’ (chiều tà), Tư, Tử, Tây, Tề. Tề là 1 nước ở phía Tây Trung Hoa. Như vậy thời Chiến Quốc có tới 2 nước Tề, 1 nước Tề ở phương Đông và 1 ở phương Tây Trung Hoa. Nước Tề phương Tây là nước của nhà Chu phong cho Thái Khương, 1 đại công thần khai quốc. Thái cũng có nghĩa là đại, chỉ ông lớn hay cả, hay thủ lãnh; Khương là biến âm của Khăng, Cang chỉ phương Tây, nó cũng chính là ký âm bằng Hán tự chữ Khmer ngày nay.

d. Nước Chu chính là vùng đất gốc của nhà Chu sau này. Thực ra chữ ‘Chu’ cũng là chữ ‘Chiêu’ bên chiêu, ban chiều chỉ phương Tây mặt trời lặn hay thụt xuống, thụt biến thành Thục nghĩa là đất phía Tây.

Trong số 4 nước thì 2 nước phía Nam (Dịch Lý) nước Quan, phía Đông nước Từ là ngoại tộc thuộc chủng Mongoloit là giống người khác hẳn người Hoa – Việt. Lịch sử Trung Hoa gọi họ là người Lu tức mờ tối hay phương Nam – Huyền Thiên, sau Lu → Liêu và ta có 2 nước của người Lu.

- Nước Quan trở thành nước Quan Lu, tức Quan Liêu là nước Đông Hán sau này.

- Nước Từ trở thành nước Tào Lao hay Từ Lu, sau này là “nòng cốt” làm ra nước Ngụy của Tào Tháo.

Trụ là vua sau cùng của triều Ân Thương vô cùng tàn ác bị dân chúng nguyền rủa là ‘Ác Lai’, lai là biến âm của ly, lửa nghĩa đen là mặt trời, nghĩa bóng chỉ hoàng đế; Ác lai là ông vua ác, hay bạo chúa. Thực ra Trụ không phải là tên riêng của Thọ Tân Hoàng Đế. Tiếng Thái Lào vua là ‘Chậu’, tiếng Việt là ‘chủ’; chậu-chủ biến âm ra Trụ do ký âm Hán ngữ sai biến“chậu” là danh từ chung thành “Trụ” tên riêng.

Triều đại Thương, vua khai sáng là Thành Thang, lập đô ở vùng sông Đường hay sông Thường. sang triều Ân Thương lần đầu tiên dân Trung Hoa tiến đến Hoàng Hà và Hoàng Hà lúc đó là cực Nam (Dịch Lý) của Trung Hoa nên lịch sử gọi là triều Hùng Vỹ, Vỹ là cái đuôi chỉ vùng cực Nam, gọi Hoàng Hải Lang vì kinh đô dời về vùng Hà Nam bên bờ Hoàng Hà đồng âm với Hoàng Hải.

Đuôi và Đầu là 1 cặp đối, triều Hạ là nước Đào hay đầu ở phương Bắc (xưa) triều ân thương là Hùng vỹ nghĩa là triều Hùng phương nam.

Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này