Sử thuyết họ Hùng/Bài 17

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Lịch sử

12- Hùng triều thứ 12: Hùng Chiêu[sửa]

- Hc.jpg

- 1* Nước Cao-Ly hay Cao- Lê của Sùng Lãm. - Hoa văn dịch là nước Sùng , Kinh Thư gọi là nước Lê là phần tây bắc ( xưa) của Hồng bang thời nhà Hạ , cũng là đất Giữa thời lập quốc ngày nay là đất Bắc và bắc trung Việt.

- 2 * Nước Đào hay nước Thao., là phần phía đông của Hồng bang thời nhà HẠ còn được gọi là đất Đông Hạ nay là Quảng đông Trung quốc.

- 3 * Đất phong của Tây bá Xương thường gọi tắt là đất Bá cổ sử Việt gọi là Âu biến âm của ‘ô’ nghĩa là màu đen , ‘phương Ô’ đồng nghĩa với ‘Huyền phương’ trong cửu thiên tức phương Nam (xưa) nay là tây nam Quảng tây.

- 4 * Nước Mật tu ký âm sai của Mặt tây nay là Vân nam Trung quốc.

- 5 * Nước Thục còn gọi là đất Quý đất gốc tổ của nhà Chu nay là Quý châu Trung quốc. Hoa sử thường ghép nước Thục với đất Bá ông tây bá Xương thành đất Ba- Thục .

- 6 * đất trung tâm của nhà Thương hay ‘trung Hoa’ thời Thương , sử Việt gọi là Việt Thường sau là đất Đường-Ngô nay là Hồ nam và Giang tây Trung quốc.

- 7 * Nước Việt , đất dành riêng thờ Sơn tinh quốc chúa hay Hạ vũ nay là Phúc kiến- Chiết giang Trung quốc.

- 8 * đất trung tâm của nhà Ân- Thương nay là Hà nam Trung quốc , đây là phần đất cực Nam ( xưa) của Trung –Hoa , nơi có đất Hà nội là mảnh đất duy nhất vượt Hoàng hà về phía bắc (phương hiện nay), nơi đây Trụ vương đã xây biệt đô Triều ca.

- 9 * Nước Qủy phương là nước đã được nói đến trong kinh Dịch , chính xác là nước Cửu phương , phương số 9 là phương tây của Hà thư , cửu còn biến âm thành ‘cẩu’ nghĩa là con chó vì dân nhà Tần chọn chó Sói làm thần thú tượng trưng cho tộc mình , Quỷ phương còn được gọi là Xuyên Thục nghĩa là đất tây-nam (xưa) , Hoa sử thường gọi tắt là đất Thục gây ra sự lẫn lộn với Ba thục ;việc này ảnh hưởng rất lớn khi tìm hiểu về lịch sử Trung hoa , đất Qủy phươngnay là Tứ xuyên Trung quốc.

-*********

Vua khai sáng: – Quốc Tiên Lang

Danh hiệu khác trong sử Việt: An dương vương, Thục vương tử.

Danh hiệu khác trong sử Hoa: Cơ xương, Chu Văn Vương

Quốc hiệu: Văn Lang – Âu Lạc

Niên đại: cách đây 3.100 năm

Lưu tồn vật chất là những hiện vật khảo cổ thuộc nền văn hóa Đông sơn sớm.

Theo truyền thuyết dân gian Quốc tiên lang còn được gọ là: Lang Liêu, Cổ Thục.

Văn lang đồng nghĩa với Văn vương; trong thiên khảo luận này đã nhiều lần ban đến, khi ta nói nước Văn lang tức là nói nước của vua Văn, là danh xưng cổ xưa của nước Việt ngày nay.

Quốc tiên lang nghĩa là vua khai quốc.

Sử Trung Hoa ghi vua Trụ cực kỳ xa hoa và tàn ác, có những hành động dã man và quái gở. Chú ông ta là Tỉ Can can ngăn cũng bị “thằng cháu trời đánh” mổ bụng moi tim trong khi đó ông Cơ Xương là người có thánh đức rất được lòng dân chúng, theo 1 sử liệu Trung Hoa thì Cơ Xương bị vua Trụ bắt giam vì 1 lời sàm tấu của Sùng Hầu Hổ nghĩa là quí tộc tước hầu đất Sùng tên là Hổ; nơi Cơ Xương bị giam là ngục “Dĩu Lý”, Dĩu Lý không phải là tên riêng mà: ‘Lý’ là luật, lệ; ‘Dĩu’ là tiếng Việt biến âm: Dĩu → giữ, ta có thể hiểu là nơi giam giữ tức nhà tù tương tự ngày nay hay nói là vòng lao lý đúng ra phải là lưu lý, lưu cũng là giữ, sau nhờ sự “chạy chọt” của quí tộc nước Thục dâng rượu ngon, gái đẹp … Trụ mới thả Cơ Xương ra và phong là Tây Bá Hầu cũng gọi là vạn gia bá hay vạn hộ hầu. Được sự phò tá của Thái Công Lã Thượng và sự ủng hộ của dân chúng phía tây, Cơ xương bắt đầu gây dựng đế nghiệp. Đầu tiên ông đánh nước ‘Mật Tu’ vì chúa nước ấy tàn bạo bị dân chúng oán ghét. Mật Tu là nước nào? Mật Tu là từ Việt ký âm bằng Hán ngữ sai đi: Mật Tu = Mặt Tây. Mặt Tây của đất Bá-Thục hay 3 Thục chính là vùng Vân Nam ngày nay.

Ở trên ta đã biết thời nhà Thương hay Việt Thường thì Ngũ Lãnh tức trung tâm quốc gia là Hồ nam, phía Tây Hồ Nam là đất Thục phía Đông là đất Dương; Thục là từ Việt Thụt → Thục, thục cũng nghĩa là chín phản nghĩa với sanh nhưng thục lại là đồng âm với chín -9 là số chỉ phương tây trong Hà thư, tóm lại theo dịch lý thì sanh chỉ phương đông thục chỉ phương tây.

Đất Thục chính là Quý châu ngày nay; Quý là can số 9 trong thập can nên Qúy và Thục là từ đồng nghĩa cùng chỉ đất ở phương tây của thiên hạ.

Cha của Văn vương là Vương Qúy, vương Qúy không phải tên mà là tước hiệu của thủ lãnh đất Qúy như vậy cũng đồng nghĩa với Thục vương mà theo truyền thuyết Việt thì Thục Phán – An dương vương là Thục vương tử nghĩa là con của Thục vương suy ra An dương vương cũng chính là Văn vương trong Hoa sử, An dương vương chỉ là biến âm của Âm dương vương hay vua dịch lý điều này hoàn toàn khớp đúng với việc Văn vương tác dịch.

Người Việt hay dùng thành ngữ: đen như cổ thục nhưng đoan chắc rất ít người biết Cổ Thục là gì; Cổ Thục là biến âm của Cả Thục nghĩa là thủ lãnh đất Thục rõ ràng là từ dân gỉa gọi An dương vương hay Văn vương, Kinh Thư cho thông tin: Văn vương người cao và đen cháy...

Thông Qua việc tác Dịch ta nối kết được các nhân vật: Cổ Thục, Âm dương vương hay An dương vương, Văn vương và Lang Liêu của Truyền thuyết ‘bánh dầy bánh chưng’ cả bốn chỉ là danh hiệu của một người; bánh dầy bánh chưng là biến âm của bánh giời bánh giăng hay bánh trời bánh trăng cũng là Âm dương của dịch học, trong truyền thuyết này ta còn thu được thông tin hết sức qúy gía: Lang Liêu đồng nghĩa với Liêu vương hay vua của dân Liêu tên khác của người Di Lão mà ta đã biết, Liêu-Lê-La-Lão... đều là biến âm của từ Lửa, các tộc này hiện là dân chủ lực vùng tây nam (nay) Trung Hoa và được gọi chung là người Kađai hay tây đồ di.

Trung Hoa có 2 đất Thục:

- đất Bá Thục gọi sai ra ba Thục là Qúy châu ngày nay; còn Xuyên Thục nghĩa là đất Tây nam (theo Dịch Lý) nay là Tứ Xuyên, Khi phân lập dựa trên mã tin Dịch Lý thì Tứ Xuyên cũng có nghĩa là Tây Nam. Tứ là số 4 phương Tây, Xuyên là sông, chỉ sông nước phương Nam. rất nhiều tư liệu lịch sử chỉ viết có mỗi chữ Thục nên gây ra sự rối bời sau này. Đất Ba Thục là Quí Châu ngày nay, nơi sinh sống chính của người Liêu hay Di Lão còn. Các nhà khoa học Việt Nam đã phát hiện đường thiên di từ phía tây Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh qua tây Bắc Việt Nam lên tới Quí Châu nhưng lại nhận định ngược chiều là từ Quí Châu xuống Việt Nam. Đường thiên cư này chính là con đường của Bá Ích đi ở ẩn và cũng là con đường Cổ Công Đản Phụ dẫn dân di cư sau 5 lần dừng chân, cuối cùng mới ở hẳn Kỳ Sơn.

Đất Kỳ Sơn sau là Kỳ Châu. Kỳ Châu → Ký Châu (đất của Tô Hộ cha của Đát Kỷ); Ký Châu → Quí Châu. Quí là Can chỉ số 9 trong Thập Can. Số 9 trong Hà Thư là số chỉ phương tây đồng nghĩa với Thụt – Thục. Tới đây ta có thể xác định: Quí Châu là đất Ký Châu nơi có Kỳ Sơn xưa. Quí Châu cũng là đất Thục trong sử Trung Hoa và Việt Nam, chi tiết quan trọng giúp ta khẳng định điều này la: cha của Văn Vương tên Vương Quí, nghĩa là Vương đất Quí (Châu) như đã nói ở đoạn trên, vương Qúy là cấu trúc Việt ngữ, Hán văn gọi là Quý vương.

Một dẫn chứng cho việc xác định đất Bá Thục

Nùng trí cao lấy đất phiá nam Đại Việt tự lập làm vua đặt tên nước là Đại Lịch sau đổi là Đại nam, theo chính sử Trung hoa: Trí cao ‘chiếm’ lấy Quảng đông-Quảng tây rồi từ đây tiến đánh Ba thục khiến cả triều đình nhà Tống rung rinh....; thử hỏi nếu Ba thục là Tứ Xuyên thì làm sao Nùng trí cao tiến đánh được. .? vì Quảng tây ngăn cách với tứ xuyên bởi Quý châu, quân đi ngả nào mà đến đánh Tứ xuyên được.? hay thời ấy Nùng trí cao đã có lính nhảy dù...? mà việc Nùng trí cao đánh Ba thục là việc có thực điều này dẫn đến kết luận: đất Bá thục là Qúy châu ngày nay không thể nào là Tứ xuyên được.

Ta cũng khẳng định được người Liêu hay Di Lão chính là nhánh Lửa của Họ Hùng con dân của Đế Nghi trước ở đất Giao –bắc tức đồng bằng Thanh nghệ tĩnh và núi rừng phía tây đã bị Hạ Khải đánh đuổi trở thành tứ di của Hoa sử. Con đường thiên di xuất phát từ phía tây Nghệ An – Hà Tĩnh chính là đường chạy trốn của Hữu Hổ Thị, họ Cơ của Cơ Xương, Cơ Phát cũng cho thấy họ là hậu duệ chính truyền của Hiên Viên, tổ họ Cơ. Hiên Viên, Hiền Vương, Hiền Đức, Hùng Vũ chỉ là 1 vị vua mà cả người Việt và Hoa tôn làm quốc tổ. Ý nghĩa của tên Cơ Xương- Cơ Phát là: Cơ, Cô nghĩa là thủ lãnh; Xương là từ Việt (Hán ngữ là ‘Cốt’): ‘Cơ Xương’ là thủ lãnh gây dựng nền tảng. ‘Cơ Phát’ là thủ lãnh mở mang, phát triển. Tất cả là danh hiệu do các sử gia đặt chứ không phải là tên riêng như chúng ta ngày nay.

Lạc long quân tức đế Khải hợp nhất dân 2 vùng Lạc và Long lập nên triều Hùng Hoa lấy con rồng làm biểu tượng dân tộc, người Di lão hay hữu Hổ thị trước sống ở vùng sông Cả thuộc hướng xích đạo, quẻ Lửa nên lấy con hổ làm biểu tượng, cuộc đối đầu Hoa –Di trở thành cuộc Long tranh Hổ đấu, long là thần thú hổ cũng không chịu thua và người Di đã thần hóa hổ thành con Ly hay Lân, không hiểu tại sao gọi là con Lân khi tứ linh vẫn là Long-Ly-Quy-Phụng, Lân còn được gọi là Kỳ Lân không hiểu chữ Kỳ nà có liên quan gì với Kỳ sơn hay không? , long- hổ thường được nói đến trong từ kép Thanh long- Bạch hổ, chính những từ này giúp ta xác định sư thiên di của người Di-lão; Hổ hay Ly chỉ ra gốc tổ của họ là vùng nóng bức gần xích đạo, bạch là màu trắng sắc của phương tây, từ kép bạch- hổ đã chỉ ra đường thiên di của của người Di lão đi từ phía bắc sang phía tây, phía tây chính là đất Thục, triều Chu của lịch sử.

Sử Trung Hoa ghi: 3 năm sau khi chiếm Mật Tu Cơ Xương chiếm nước Sùng, nước lớn nhất miền Tây Trung Hoa, sử không nói đến việc Cơ Xương thành lập quốc gia nhưng lại nói ông xây kinh đô ở đất Sùng và gọi đó là đất ‘Phong’. Việc sát nhập vùng đất của Cơ Xương và đất Sùng được truyền thuyết lịch sử Việt Nam gọi là: “Sùng Lãm kết duyên cùng Âu Cơ”. Mẹ Âu Cơ của truyền thuyết Việt Nam chính là Cơ Xương, truyền thuyết Việt Nam có sự lẫn lộn: Lạc Long Quân có trước Sùng Lãm khoảng 1.000 năm, nhưng sử Việt lại ghi đó chỉ là 2 danh hiệu của 1 nhân vật; ghép thành Sùng Lãm hiệu là Lạc Long Quân. Theo Truyền thuyết Hùng vương đóng đô ở Phong châu, đấy cũng chính là đất Phong nơi Chu văn vương lập quốc.

Phong Châu là miền Tây Bắc Việt Nam nơi mà nhà Đường sau này đặt Phong Châu Đô Đốc Phủ để trông coi các Châu Ki Mi.

Cơ xương đánh chiếm nước Sùng truyền thuyết chép là Sùng lãm kết duyên cùng bà Âu-cơ, chữ Âu là biến âm của Ô là màu đen tên gọi khác của huyền thiên, ngày nay ta gọi là phương nam, đất Ô chính là cõi Nam giao còn có tên khác là đất Lâm hay Lam là Quảng tây –trung quốc ngày nay. Cơ là dòng họ của Hoàng đế hay Hùng Vũ, cũng là biến âm của ‘Cả’ chỉ người đứng đầu hay thủ lãnh. Âu cơ là danh hiệu của chúa đất Nam hay Lâm với danh hiệu này có thể xác định đất Trụ vương ban cho Tây bá hầu –Cơ xương nằm trong tỉnh quảng tây ngày nay.

Theo kết quả nghiên cứu cuả khảo cổ học Việt Nam thì Lào Cai là 1 trung tâm cổ, như thế rất có thể thực ấp của ông Chu Công chúa nước Lỗ. Lào biến âm của từ lửa cũng như Liêu, Lỗ, cai là biến âm của Cô, hay cơ; Lào Cai nghĩa là chúa đất Lão hay nước Lỗ. Nếu Lào cai là thực ấp của Chu Công do Chu Văn Vương phong khi lập quốc Âu Lạc, thì Chiêu Công Thích cũng có thực ấp là Yên Bái, chính xác là “Yên Bá” vì sau này khi Chu Vũ Vương lên làm thiên tử của Trung Hoa thì ông Chiêu Công Thích được phong là chúa nước Yên với tước bá trong hàng quí tộc gọi tắt là ‘Yên Bá’.

‘Chu công’ đồng nghĩa với ‘Chu lang’ của Việt ngữ, từ Lang người Tàu ký âm cố tình sai thành nam; Chu lang biến thành Chu nam, tương tự như vậy đất Thiệu nam là thực ấp của Thiệu lang hay Thiệu công Thích, thật bất ngờ khi Chu nam và Thiệu nam hai vùng đất nổi tiếng về phong hoá được chép trong kinh THI lại là đất Lào cai và Yên bái của Việt nam ngày nay.

Cơ Xương chính là Thục Vương tử người đã sát nhập đất Thục với đất Sùng lập nên quốc gia Âu Lạc để Sau này Cơ Phát là cháu Thục Vương (sử Việt gọi là Thục Phán) diệt vua Trụ chấm dứt triều Hùng Vỹ – Hoàng Hải Lang, sử Việt Nam gọi là chiếm nước của Hùng Vương. Cơ Xương lên ngôi vương nước Âu Lạc hiệu là An Dương Vương, ở phần Dịch Lý đã nói tới: An Dương vương cũng là Âm Dương vương hay vua Dịch Lý, điều này xác định Cơ Xương và Âm Dương Vương là 1 nhân vật, là Lang Liêu trong cổ tích, cũng chính là Chu Văn Vương. Và 1 điều vô cùng quan trọng đối với lịch sử Việt Nam là xác lập được:

-Văn Vương cũng là Văn Lang đều có nghĩa là “vua Văn”.

Người Việt Nam ai cũng biết Văn Lang là quốc hiệu thời cổ xưa của nước mình, nhưng chỉ biết sự linh thiêng, là nơi hội tụ anh hồn tổ tiên nhưng không biết Văn Lang cũng chính là Văn vương tổ nhà CHU theo sử Trung hoa, khi ta nói nước Văn Lang là có ý nói: Nước của vua Văn.

- Chu Văn Vương là tổ triều đại Chu.

- Chu Vũ Vương là hoàng đế sáng lập triều Chu.

Văn Lang hay Văn Vương là vua nước Âu Lạc, thời Chu Vũ Vương Âu Lạc trở thành “Trung Hoa” của thiên hạ, chính vì thế mà triều Hùng Ninh vua khai sáng có danh hiệu là ‘Thừa Văn Lang’. Gọi nước Văn Lang là gọi theo tên vua khai sáng. Gọi Âu Lạc là gọi theo tên tộc người và mảnh đất đã tạo thành quốc gia, Lạc là con cháu Lộc Tục, Âu cũng là ‘ô’ là đen, mã tin chỉ vùng phương Nam đất trung tâm (Giao Chỉ.) Văn Lang - Âu Lạc là 2 tên gọi của 1 nước. Cổ sử Việt Nam đã sai lầm khi viết là Thục Vương đánh bại Hùng vương chiếm nước Văn Lang lập nên nước Âu Lạc, và thủ đô quốc gia là Phong Châu. về Cương vực nước Văn lang hay Âu- Lạc truyền thuyết đã chỉ định hoàn toàn chính xác chỉ bị đổi phương hướng mà thôi; vì chúng ta đã cột chặt mình vào đường biên quốc gia khỏang ngàn năm trở lại đây, tự giam hãm tâm trí mình không dám thóat ra để nhận một tổ quốc rộng lớn hơn dù đã có lời nhắn gửi chỉ dẫn của tiền nhân qua truyền thuyết lịch sử.

Theo truyền thuyết thì nước Văn Lang:

Bắc giáp Động đình hồ.

Nam giáp nước Hồ tôn tức Chiêm thành xưa.

Đông giáp nam hải.

Tây giáp nước Thục.

Động đình hồ không phải là Động đình hồ ở Trung quốc ngày nay, trong những phần trước đã luận bàn nhiều; Động đình hồ với nghĩa là biển Đông buộc ta phải chỉnh sửa cổ thư:

Nước Văn lang: phía đông giáp biển Đông.

Phía tây giáp Xuyên thục tức tỉnh Tứ xuyên Trung quốc ngày nay, thục chỉ có nghĩa là hướng tây.

Phía bắc giáp nước Hồ tôn sau là Chiêm thành, Hồ là biến âm của hai tức số 2, tôn là can Tân hay tưng, tênh đi cặp với nhị biến âm của nhẹ thành từ kép ‘nhẹ tênh’, nhẹ tênh là tên của cặp số 2- 7 trấn phương Bắc tức hướng xích đạo theo Hà thư.

Phía nam giáp Hồ nam 1 tỉnh của Trung quốc., Hồ nam bị sửa thành Hải nam rồi Nam hải như chép trong truyền thuyết.

Cụ thể ta có thể xác định lãnh thổ nước Văn lang xưa là:

Quý châu-Vân nam- Quảng tây thuộc Trung quốc ngày nay.

Miền Bắc và Bắc trung bộ thuộc Việt nam ngày nay.

Quý châu và Vân nam là miền tây Văn lang, Qủang tây và phần đất thuộc Việt nam ngày nay hợp thành Đông Văn lang; 2 miền đông và tây sau trở thành địa giới của 2 triều Đông Chu và Tây Chu.

Lãnh thổ nhà nước Văn lang theo truyền thuyết chính người Hoa đã xác nhận trong khi người Việt lại chối bỏ. ..?

Sách “Nguyên Hòa Quận Chí” chép: “Quí Châu Cố Tây Âu Lạc Việt chi địa”. Sách “Thông Điển” chép: “Quý Châu bản Tây Âu Lạc Việt chi địa” nghĩa là: “ Quí Châu là đất Tây Âu Lạc Việt xưa”;

Truyền thuyết Phù đổng thiên vương chép. ..” giặc Ân sang đánh nước ta. ..” nhiều sử gia Việt nam đã gạt ngay đi. ..Lãnh thổ nhà Ân ở tận đâu đâu. ..làm sao đánh nước ta được...

Tệ hơn nữa là ở những năm 50 thế kỷ này một nhà nghiên cứu Trung quốc đã gửi cho Việt nam bản dập của tấm ’thẻ ngọc An dương’ mà họ tìm được ở gần qủang châu. Căn cứ vào loại chữ khắc trên đó là loại ‘cổ trựu’ sơ bộ xác định An dương vương sống cách nay khoảng 3000 năm. ...vật chứng rành rành như thế mà cũng không thèm đếm xỉa gì tới. ..không hiểu các vị làm khoa học kiểu gì đây. ...thay vào đấy lại tưởng tượng ra những chuyện như Thục vương trong truyền thuyết Việt là con cháu của Thục vương bên Tàu bị Tần thủy hoàng chiếm mất nước nên chạy qua Việt nam....thật hết biết luôn....

May mắn còn có vị khoa bảng thế kỷ thứ 14 là Phạm Sư Mạnh để lại mấy bài thơ nói về tổ quốc xưa của dòng Hùng Chiêu hay Chu.

“Văn Lang Nhật Nguyệt Thục Sơn Hà“

Văn Lang Nhật Nguyệt mà dịch là ‘Ngày tháng Văn Lang’ là trật rồi. Ta nghe chữ ‘Kinh Xuân Thu’ mà hiểu là bộ Kinh về mùa xuân và mùa thu thì chẳng có ý nghĩa gì. Thời cổ chưa dùng chữ lịch sử nên dùng 2 mùa xuân và thu tượng trưng cho thời gian là 4 mùa xoay vần nghĩa là những gì đã trải qua của 1 dân tộc, 1 đất nước, hay 1 con người trong 1 thời gian nào đó, tức là lịch sử vậy. Chữ nhật nguyệt ở câu thơ này cũng vậy; nó chỉ yếu tố động trong quốc gai nghĩa là triều đại. ‘Văn Lang Nhật nguyệt’ phải dịch là ‘Triều đại Văn Lang’ mới đúng. (Lang = Vương) và vế đối trong câu thơ là: sự chỉ định yếu tố tĩnh của quốc gia là lãnh thổ mà người xưa gọi là sông núi, sơn hà; Câu “Thục Sơn Hà” đã chỉ rõ nước Thục hay Quốc Tây hoàn toàn đúng với truyền thuyết.

Tóm tắt:

Hùng Chiêu Vương – Quốc Tiên Lang cũng là ông Tây Bá; Cơ Xương, Chu Văn Vương cũng là Lang Liêu, An Dương Vương, cổ Thục và bà Âu Cơ trong truyền thuyết Bọc trăm trứng.

Chiêu vương và Chu vương là cận âm rất dễ nhận ra, truyền thuyết chỉ thêm chữ Hùng vào để xác định dòng giống mà thôi.

Văn Lang và Âu Lạc là 2 tên của 1 quốc gia và chính là ‘Trung Hoa’ của thiên hạ thời nhà Chu.

Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.