Sử thuyết họ Hùng/Bài 25

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

4. Thời Lưỡng triều phục quốc (năm 220 – 280)[sửa]

Ab.jpg

Sau cuộc khởi nghĩa khăn vàng, triều đình Đông Hãn đã lung lay tận gốc; dân tộc trung tâm của Đông Hãn là Quan – Liêu, hay Nam – Lu không còn làm chủ được đế quốc mênh mông nữa. Lịch sử thời này chắc chắn đã bị các sử gia Hán tộc cắt xén, sửa chữa rất nhiều khiến không thể hình dung được tình cảnh lúc đó ra sao; chỉ biết sau cơn hỗn loạn đến năm 220 nước Ngụy ra đời trên vùng đất dân Lu hay Liêu gồm cả Quan Lu và Từ Lu và vua đầu tiên là Tào Phi con của Tào Tháo, Tào Tháo là đại công thần triều Đông Hãn, tước Tào Vương.

a.

Năm 221 ở Xuyên Thục, Lý Bí sử Trung Hoa gọi là Lưu Bị lập nước Thục, năm 222 Tôn Quyền lập nước Ngô ở Giang Nam. Nước Thục và Ngô của người Trung Hoa, nước Ngụy của dân Man, thành phần chính là người Lu (Liêu). Như thế Trung Hoa đã phục quốc nhưng lại chia làm đôi.

Lý Bí hay Lưu Bị là hoàng thất triều Hiếu hay Hưng Đế, khởi đầu nương nhờ người anh em họ là Lý Thiên Bảo, sử Trung Hoa gọi là Lưu Biểu ở Kinh Châu, Kinh Châu bị Tào Tháo chiếm, Lý Thiên Bảo và Lý Bí chạy về Quí Châu, ở đấy Lý Thiên Bảo xưng là Đào Lang Vương và lập nước Dạ Lang, sử Việt Nam viết thành Dã Năng, Dạ Lang là đất của Họ Lửa người lửa còn nhiều tên khác: Lão, Liêu, Lý Lão … Hữu Hổ – ngày nay gọi chung là Ka Đai, sử Việt lầm lẫn viết là Động Dã Năng ở bên Lào thay cho nước Dạ Lang của người Lão thực ra cả DẠ LANG và DÃ NĂNG đều sai , tên đúng là DÃ LANG nghĩa là đất của vua DÃ tức vua CHÀY - CỐI tên gọi khác của ÂM - DƯƠNG , vua tổ khai sáng vùng này còn được gọi là ÂM DƯƠNG hay AN DƯƠNG vương .

- Trong thời kỳ lịch sử này cổ sử Việt còn 1 lầm lẫn khác : vùng Điền trì nghĩa là cái ao ở xứ Điền Vân nam biến thành hồ Điển triệt ....được ức đóan là ở bắc Việt nam hiện nay .

. Sau Lý Bí tiến chiếm vùng Tứ Xuyên ngày nay, xưa là đất Phát của Hùng Trịnh Vương – Hưng Đức Lang nên sử gọi là Hậu Lý Nam Đế (Lý Bôn là Lý Nam Đế) Sử Trung Hoa gọi Lý Bí là Chiêu Liệt Đế có nghĩa là chúa vùng tây nam (phương Dịch Lý) Chiêu = phía tây; Liệt là biến âm từ chữ Lạc, Lục tiếng Việt phát âm là Nác – Nước; chiêu và liệt là mã tin Dịch Lý chỉ phương tây nam đồng nghĩa với chữ Tứ Xuyên, Chân Định Xuyên Thục. Câu truyện kết nghĩa Đào Viên lừng lẫy trong lịch sử Trung Hoa của Lưu Bị, Quan Công và Trương Phi đã trở thành điển tích trong văn hóa còn truyền đến tận ngày nay. Sử Việt đã ghi các sự kiện của 2 triều vua Lý Bôn và Lý Bí chồng lên nhau nên không có cơ sở nào để xác quyết là Lý Bôn hay Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân, 1 quốc hiệu cực đẹp thể hiện sự trường tồn và hạnh phúc của dân tộc.

b.

Năm 222 Tôn Quyền xưng đế ở Giang Nam, sử Việt Nam gọi là Ngô Quyền; Tôn không phải là họ mà là tôn quí, cao trọng ý chỉ thủ lãnh. Tôn Quyền tôn trọng hiền tài nên được văn thần, võ tướng phò tá rất đông.

Đối với Lưu Bị hay Lý Bí, Tôn quyền tỏ rõ sự hòa thân, cho mượn Kinh Châu để Lý Bí đứng chân, gả em gái để Lý Bí trở thành người một nhà với mình. Sử Trung Hoa chỉ nói những việc làm nhân nghĩa thông thường không hé lộ để người ta nhìn ra một liên minh dân tộc giữa Thục và Ngô.

c.

Năm 220 Tào Phi cướp ngôi Hãn của con cháu Quan Vũ, ngôi chúa chuyển từ người Quan Lu sang Từ Lu hay Tào Lao, Tào Phi lấy quốc hiệu là Ngụy – từ đó trong ngôn ngữ Trung Hoa ‘ngụy’ có nghĩa là ‘giả’, sử Việt Nam gọi đích danh triều này là Nam Hãn, như thế Đế quốc Hãn có 3 triều đại: Tây Hãn của Canh Thủy Đế Lu Huyền; Đông Hãn của Quan Vũ Lưu Tú, và Nam Hãn của họ Tào hay Từ.

Lý Bí được một 1 văn thần kiệt xuất phò tá đó là Khổng Minh Gia Cát Lượng, đối sách liên minh dân tộc với Ngô để cùng chống cường địch là Nam Hãn hay Ngụy là tư tưởng xuyên suốt của ông thể hiện tầm vóc, và tầm nhìn rộng và sâu của bậc vỹ nhân, 1 đời cặm cụi và tận tụy vì dân vì nước, đến lúc chết còn làm cho vua Ngụy kinh hồn bạt vía. Ở Trung Hoa còn truyền tụng câu vè:

“Gia Cát Lượng đã về trời

còn làm Trọng Đạt rụng rời tay chân”

Trọng Đạt là tên của Tào Phi tướng nước Đông Hán sau này là vua nước Ngụy. Vì ngụy là giả trá nên dân Việt Nam gọi là “giặc giả” chỉ thời giặc phương Man quấy phá quốc gia mình, sau giặc cỏ đến giặc giả ý nghĩa lịch sử rất rõ ràng, tại người đời sau không hiểu thấu mới bị kẻ gian xảo lừa gạt.

Liên minh dân tộc Thục – Ngô có chiến công vang dội khiến cường địch là Lu Quốc của Khả Hãn phương Mun táng đởm kinh hồn, đó là trận thủy chiến trên sông Đằng, Việt Nam gọi là Bạch Đằng Giang, ‘Đằng’ là biến âm của Đường, Thường. Thương → Đường – Đằng là sông Trường Giang hay Dương Tử ngày nay, ta đã chỉ ra Dương Tử chỉ là từ dịch từ ‘Sông Thương’; chính xác phải là Dương Từ chứ không phải là Giang Tử. Sử Việt Nam gọi đây là thắng lợi hiển hách của Ngô Quyền chống Nam Hán. Sử Trung Hoa thì gọi là trận Xích Bích và xác định Xích Bích là một khúc sông trên Trường Giang. Thực ra Xích Bích là biến âm của ‘Thất Bát’ chỉ trận ấy quân Hãn của Tào Tháo 10 phần chết 7, 8 hay 70%, 80%. Sau này xích bích, thất bát còn có nghĩa trong nhiều thành ngữ như ‘Thất điên bát đảo’ hay ‘xất bất xang bang’. Tất cả đều chỉ sự đại bại, đòn đau quá đến độ quáng gà mất cả phương hướng. Xích bích còn là biến âm của ‘sạch bách’ có nghĩa là ‘chẳng còn gì’ chỉ sự thảm hại của Tào Tháo sau thất bại này.

Sử Việt Nam chép trong trận Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán gọi Tào Tháo là Hoàng Tháo; chỉ có một chi tiết sai là Hoàng Tháo không bỏ mình trong trận Bạch Đằng Giang, ông ta vẫn còn sống và gây dựng đế nghiệp cho con cháu họ Tào; thực ra tào không phải là họ mà là ‘tộc danh’ của người Lu, Liêu phương đông. Từ → Tào.

Đáng buồn là người Trung Hoa đã phục hưng nhưng lại chia đôi, khi thục và Ngô liên kết thì kẻ thù phương Bắc đại bại, sau chỉ vì những tỵ hiềm ân oán cá nhân làm hỏng đại sự, Thục và Ngô đánh nhau đến suy kiệt và kết quả là cả dân tộc Trung Hoa lại một lần nữa phải oằn oại dưới vó ngựa phương Bắc.

Người họ HÙNG đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi xử lý vấn đề của thời đại : Thành ngữ ‘ thù trong –giặc ngoài ’ là khái qúat vấn đề của thời lưỡng triều kháng Ngụy này , thù trong chỉ tương quan Thục –Ngô là 2 nước của người họ Hùng , giặc ngoài chỉ tương quan giữa Thục - Ngô và nước Ngụy , Ngụy nghĩa là giả nhưng ngụy cũng là đồng âm của ngoại hay ngoài nên Ngụy cũng nghĩa là ‘giặc ngoài ’, đức Trần hưng Đạo gọi sứ của Mông cổ là ‘Ngụy sứ’ theo nghĩa ‘sứ thần của giặc Mông cổ ...’cũng nằm trong ý này . Tiếc rằng thay vì đặt giặc ngoài là vấn đề chính yếu phải ‘ưu tiên’ giải quyết thì vua quan Thục đã làm ngược lại nên ‘giặc ngoài’ ung dung ‘toạ sơn quan hổ đấu ’ cho đến khi cả Thục và Ngô kiệt sức đứng còn không vững họ mới ra tay khiến người họ HÙNG phải hứng chịu tai kiếp nô lệ lầm than lần 2 dài gần ngàn năm .

5.Thời nô lệ nước Tấn – người Hãn (Đế quốc đầu trâu mặt ngựa)[sửa]

Năm 265 Tư Mã Viêm lên ngôi Hãn thay thế họ Tào, viết như thế dễ lầm lẫn, Tào, Tư Mã cũng như Quan không phải là 1 họ của dân Man; các chữ Tào, Tư Mã là tộc danh của các dân tộc sống ở phương Bắc Trung Hoa; chính xác phải gọi là ‘dân Quan’ tức dân Liêu phương Nam; ‘dân Từ’ tức dân Liêu phương Đông và sau cùng ‘Tư Mã’ là dân Hung Nô ở phía Tây đất Mã, đất Mã là Sơn Tây ngày nay.

Dân Việt Nam gọi bọn cướp nước thuộc tộc Tư Mã là bọn “đầu trâu mặt ngựa” vì tập tục chiến binh đội đầu trâu có 2 sừng khi lâm trận. Chữ Tư Mã gây nhiều hiểu lầm vì Trung Hoa có họ Tư Mã như Tư Mã Thiên V.v… họ Tư Mã Trung Hoa ban đầu là chức quan lo về binh bị trong ngũ quan như Tư Đồ, Tư Không, Tư Mã … chính chữ đồng âm Tư Mã này nên các sử gia Trung Hoa coi nhà Tấn là vương triều Trung Hoa. Thực ra họ là Hung Nô tức cũng là 1 Hãn như các Hãn trước, có sự kế tục của Tây Hãn, Đông Hãn, Nam Hãn rồi Tây Mã Hãn, người Trung Hoa phải chịu nỗi nhục vong quốc từ năm 23 đến năm 220 qua thời độc lập lưỡng triều Thục – Ngô lại mất nước. Từ năm 280 cho đến hết đời Tây Tấn năm 317, từ đời Đông Tấn năm 317 do tình thế bắt buộc các Hãn phải áp dụng chế độ nửa thuộc địa, người Trung Hoa phải chịu cảnh nửa nô lệ cho đến năm 557 thì vừng dương mới ló dạng ở triều đại Bắc Chu của Vũ Văn Giác sau đó là thời độc lập thống nhất huy hoàng với 2 triều Tùy – Đường. Từ năm 557 kéo dài đần đến năm 907, năm 907 trở về sau Trung Hoa lại chịu cảnh xâm lược, chiến loạn triền miên. Chiến tranh dành giật lãnh thổ giữa Trung Hoa và các dân tộc Man phương, con cháu các Hãn là trường kỳ tạo thành lịch sử khu vực, suốt chiều dài lịch sử có thể nói lịch sử Trung Hoa đồng nhất với lịch sử chiến tranh giữa Trung Hoa và các dân tộc phương Bắc (hiện nay), bắt đầu từ thời Tần trước Công Nguyên tới tận thế kỷ 20, thực là cuộc chiến khũng khiếp kéo dài 2.000 năm.

Khi Trung Hoa thắng thì cảnh thái bình thịnh vượng bày ra, còn khi bị đánh bại thì phải chịu nỗi cơ cực tủi nhục của thân nô lệ, 2 kẻ thù truyền kiếp này quấn chặt vào nhau đến nỗi sử Trung Hoa ngày nay nhập chung 2 thành 1, Hoa và Hãn thống nhất thành 1 khối diệu kỳ: nước Trung Hoa nhưng lại là người Hãn.

Tư Mã Viêm lập nước Tấn từ năm 265 nhưng phải đến năm 280 sau khi diệt Ngô thì đế quốc ‘Đầu trâu mặt ngựa’ mới thực sự làm chủ toàn bộ Trung Hoa. Tuy làm chủ Trung Hoa nhưng các triều đại của vua Man tức các Hãn cũng hãy còn vương vấn cái nếp của các bộ lạc du cư, chưa phải là sinh hoạt của 1 dân tộc định cư ỗn định lâu đời. Sự tổ chức và cai trị quốc gia của họ chưa thoát ra được kiểu tổ chức lãnh chúa và các tộc trưởng, nên chỉ vài năm ỗn định là đã có mầm mống nội loạn; đất Trung Hoa bị chia thành hàng tá các nước nhỏ, chỉ cần 1 tia lửa mồi là thùng thuốc súng bùng nổ, cuối thời Tây Tấn gọi là “Bát vương chi loạn”, chém giết nhau khũng khiếp. Mỗi vương liên kết với 1 sắc tộc người Man để tiến hành việc tranh quyền đoạt lợi, chỉ tội nghiệp người Trung Hoa, cuộc sống và nhân phẩm không khác gì loài vật, ai làm thịt cũng được.

Năm 304 sau công nguyên, 8 tộc trưởng Hung Nô hợp lại bầu Lưu Uyên làm thủ lãnh, chiếm Lý Thành ở Sơn Tây xưng Đại Hãn, lập 1 Hãn quốc khác độc lập với Tây Mã Hãn (nhà tây Tấn), vài năm sau cơ cấu song Hãn quốc mới tổng tấn công Tây Mã Hãn và chẳng bao lâu Đại Hãn Lưu Thông (người kế nghiệp Lưu Uyên) đã chiếm hết miền Bắc Trung Hoa. Năm 317, Tư Mã Duệ lập quốc Đông Tấn đóng đô ở Kiến Nghiệp (Nam Kinh). Tư Mã Duệ một hoàng thân kém vai vế trong hoàng tộc Tây Tấn được phái xuống cai trị vùng Nam sông Dương Tử vào năm 307, lúc đó được coi là vùng gai góc vì dân thuần là người Hoa. Tư Mã Duệ khôn khéo theo đường lối dùng người Hoa trị người Hoa, guồng máy cai trị triều Tấn cộng tác với thành phần có máu mặt người Hoa, hình thành kiểu chính quyền liên hiệp: Hãn – Hoa, vì thế Tư Mã Duệ đã thành công trong việc giữ yên phương Nam.

Thực chất của nhà Đông Tấn không còn giống nguyên mẫu đế quốc Tấn, nó trở thành dạng chính quyền liên kết Hãn – Hao, dân Hoa được hưởng 1 phần của quyền làm người, được tham gia công vụ 1 cách giới hạn. Dĩ nhiên thẩm quyền tối cao vẫn thuộc về Hãn và dân tộc của ông ta. Thời này văn hóa Trung Hoa cũng khởi sắc đôi chút, dân Hoa cũng dễ thở nên chủ yếu chăm lo làm ăn nuôi thân, không nghĩ đến việc “cứu quốc”. Đã có lúc với sự đứng đầu của Chu Hy tưởng đâu sĩ phu phương Nam thành công theo sách lược “diễn biến hòa bình”, nhưng sau cùng cũng thất bại, Chu Hy buồn đau mà chết.

Năm 420 Lưu Dụ buộc Tấn Cung Đế thoái vị và ông ta lập ra triều Lưu Tống tiếp tục cai trị phương Nam. Ở phương Nam Trung Hoa, loại hình nửa đế quốc đã thành công trong việc cai trị từ năm 417 đến tận năm 589 mới chấm dứt, qua các triều Đông Tấn, Lưu Tống, Tề, Lương, Trần, tổng cộng là 172 năm. Càng về sau sự Hoa hóa càng mạnh, đến đời Trần hầu như chính quyền là chính quyền của Trung Hoa, triều Trần đặc biệt với Trần Bá Tiên đã làm nhiều việc ích nước lợi dân, chăm lo cho người dân như là ông vua Trung Hoa chính gốc, mất hẳn chất đế quốc cai trị. xét ý nghĩa Tên các vua mà lịch sử đặt cho triều Trần ta thấy rất có thể họ là người Trung Hoa chứ không phải Đại Hãn như: Trần Bá Tiên chỉ có nghĩa là vị bá thứ nhất của phương Đông, Trần là chữ Đông ghép với chữ A, tương tự như ông Cơ Xương là Tây Bá khi xưa. Kế đến, Trần Thiên, nghĩa là trời đông; rồi Trần Bá Tông là bá phương đông chính dòng V.v…

Từ năm 308 trở đi Trung Hoa bị 2 Hãn quốc cai trị: Hoa Nam là chính quyền nửa đế quốc. Phía Bắc sông Dương Tử chịu sự cai trị của Hãn quốc do Lưu Uyên lập nên. Sau đó năm 386 dòng Thác Bạt lập nước Bắc Ngụy rồi Đông Ngụy – Bắc Tề. Tới năm 557 Vũ Văn Giác phục quốc cho Trung Hoa, quốc hiệu là Chu, sử Trung Hoa gọi là Bắc Chu để phân biệt với các triều Chu khác.

Trong các đế chế cai trị vùng Hoa Bắc đáng chú ý là dòng Thác Bạt, quốc hiệu là Ngụy, sử Trung Hoa gọi là Bắc Ngụy. Thác Bạt Khuê khi tuyên lập nước Ngụy cho dàng Thác Bạt đã công khai thừa nhận: người Hán và Thác Bạt là anh em cùng gốc, nói theo danh từ khoa học ngày nay họ cùng thuộc loại hình nhân chủng Mongoloit. Như thế như đã nói rõ – người Hán không phải là người Hoa.

Dòng Thác Bạt cai trị Bắc Trung Hoa tới đời thứ 6 là Hiếu Văn Đế thì cải họ Thác Bạt thành họ Nguyên, theo Hoa ngữ ‘nguyên’ là mã tin Dịch Lý cùng gốc với chữ nguồn gốc, bản, số 1, khởi đầu, Nước, Giang … Tất cả chỉ có ý nghĩa là phương nam, ngược với phương nóng bức ở hướng xích đạo, Việt ngữ biến âm thành họ Nguyễn. Cùng với việc cải họ, Hiếu Văn Đế nước Bắc Ngụy cũng cải cách toàn diện theo phong tục, lễ giáo của người Trung Hoa. Thác Bạt là quí tộc người Tiên Ty trước khi vào Trung Hoa họ còn là những bộ lạc du mục, cuộc sống còn ít nhiều nét man dã, sau khi chiếm Bắc Trung Hoa họ cảm nhận được cái hay của nền văn minh cao hơn của họ nhiều, vì thế quyết định của Hiếu Văn Đế là quyết định sáng suốt, biếu cho dân Tiên Ty đôi hia 7 dặm, bước nhanh tới văn minh. Thác Bạt theo ngôn ngữ Hoa có nghĩa là Thổ Hậu hay Địa Hoàng còn tên tộc Tiên Ty do các sử gia Trung Hoa đặt. Tiên là khởi đầu, thứ nhất, số 1; Ty là thấp ngược với tôn là cao, là quý – Tiên Ty là mã tin Dịch Lý chỉ vùng Nam hay phương nước.

Ngụy là tên nước của dân Man thời sử Trung Hoa gọi là Tam Quốc, tổ của nước Ngụy là Tào Tháo; tới tận ngày nay trong ký ức của người Việt vẫn in đậm thời này và họ thường gọi người phương Bắc (phương hiện nay) là người Tào biến âm thành Tàu, hoặc là Xẫm đúng ra Sẫm tức màu tối. Theo quy luật Dịch Lý chỉ dân sống ở phương Nam hay Huyền phương là đối lập của dân nhiệt hay hỏa còn gọi là Viêm Bang là dân hướng nóng bức.

Ngụy Hiếu Văn Đế tên là Thác Bạt Hoằng đổi tên Trung Hoa là Nguyên Hoằng, sau khi “Hoa hóa” nước bắc Ngụy hưng thịnh được 1 thời gian thì vua quan bắt đầu sa đọa, vì đã “Hoa hóa” nên Bắc Ngụy có cái hay là không phân biệt Hãn – Hoa, ai cũng là con dân của Đại Hãn giờ đổi là Hoàng Đế.

Do thượng bất chánh hạ tất loạn, quyền hành ở Bắc Ngụy dần dần rơi vào tay 2 đại tướng, đại tướng Vũ Văn Thái là người Hoa chính gốc, trấn nhậm miền tây tức Tứ Xuyên, Thiểm Tây ngày nay. Thời cuộc đã trao vào tay ông cơ hội, ông liền chớp thời cơ cùng con sau 1 thời gian chuẩn bị thấy thế lực đã đầy đủ bèn lật đổ ách thống trị của Thác Bạt khôi phục truyền thống Trung Hoa và nước Chu ra đời, sử Trung Hoa gọi là Bắc Chu để phân biệt với các triều Chu khác. Chính xác phải gọi là triều Chiêu mới phải: Chiêu → Chu nghĩa là phương Tây.

Sử Việt Nam gọi quốc gia – Trung Hoa phục hưng đó là triều “Đinh Hoàng”; Đinh là mã tin Dịch Lý chỉ phương tây, là phương không đổi, hay còn là cứng, cương, đứng, tịnh, tĩnh … biểu tượng là con voi hay Tịnh – đấy cũng là đất Chân Định, Chân Đanh của nhà Tần – Hiếu, còn gọi là Xuyên Thục, Chân Định (nay là Tứ Xuyên). Vua khai phá và lập quốc ở vùng này đầu tiên là Tần Thủy Hoàng, tên Việt Nam là Đinh Tiên Hoàng. Nay nước Trung Hoa mới lại ra đời ở đó sử Việt Nam gọi là triều ‘Đinh Hoàn’ hay ‘Đinh Hoàng’, quốc hiệu mới là ‘Đại Cồ Việt’. Qua các triều kế tiếp là Tiền Lê của Lê Hoàn, Lý 1 của Lý Uyên; không thấy sử nói đến việc đổi quốc hiệu, mãi tới triều Lý 2 tức anh em Lý Cung, Lý Ẩn (Lưu Cung, Lưu Ẩn) mới xuất hiện quốc hiệu mới là Đại Việt thay cho Đại Cồ Việt.

Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.