Sử thuyết họ Hùng/Bài 12
Mục lục
2- Hùng triều thứ 2 – Hùng Hiển. – Tổ phụ phương nóng (Xích đạo)[sửa]
Vua khai sáng: Danh hiệu khác trong Việt sử: –Thái Viêm Thần nông Danh hiệu khác trong Hoa sử: -Viêm đế Thần nông-Cao Tân thị Là thủ lãnh tộc MY_BẮC ở hướng xích đạo (khoảng 10.000 trước CN);
- Với thời Thái Viêm –Thần nông của sử Việt và Hoa, dã sử ghi nhận thời kỳ này là bước tiến lớn lao đưa con người bước đầu thoát khỏi sự phụ thuộc hoàn toàn vào thế giới tự nhiên, qua thời hái lượm và săn bắt với việc biết trồng trọt và chăn nuôi con người đã bước sang nền kinh tế sản xuất tức đã góp công cùng tạo hoá,trở thành tài Nhân trong tam tài ngang vế với thiên và địa vì vậy Hùng sử gọi là thời Hùng Hiển, ta ghi nhận: thần nông là cấu trúc Việt ngữ.
- Phương nóng bức hay hướng xích đạo là nơi cai quản của THÁI VIÊM; tổ phụ phương lửa hay quẻ LY.sách Lã thị xuân thu và các tư liệu lịch sử Việt nam đều gọi là VIÊM ĐẾ đây là sự khập khễnh đáng tiếc, khi đã xác định là 1 tổ phụ thời tiền lập quốc phải gọi là THÁI VIÊM mới chuẩn xác và nhất quán;truyền thuyết lich sử Việt nam coi Thái viêm -Thần nông là tổ cao nhất của mình; Đế MINH chắu 3 đời của Viêm đế Thần nông....dã sử Việt đã mở đầu như thế..., còn theo Lã thị xuân thu: Viêm đế cai trị bằng hoả đức, thần bảo hộ là hỏa thần Chúc dung, số tương ứng trong Hà thưlà số 7 hướng xích đạo cũng là màu đỏ (sất tức số 7 chỉ là biến âm của xích), động vật tiêu biểu là loài lông vũ tức loài chim và nhiều sách cổ của Trung Hoa chỉ định rõ là chim khổng tước tức chim công. Thực tế ta hiểu thị tộc của Viêm đế có địa bàn sinh sống là vùng nóng nhất trong 4 thị tộc thời tiền lập quốc tức gần xích đạo nhất.Trung hoa xưa vẫn gọi miền trung Việt nam là miền bắc hộ ý nói vì đã vượt qúa xích đạo nên cửa mở về hướng bắc để đ̣ón ánh mặt trời.
- Chúng ta thấy theo dịch lý : số (2-7) của Hà thư luôn gắn với quẻ Ly, màu đỏ, xích đạo và loài chim tức điểu.
- Vậy mà ai đó đã cố tình cho là: nhất điểu nhì ngư tam xà tứ tượng, phương của Xà và Tượng là Đông và tây là chính xác nhưng Điểu và Ngư thì có phản ứng....; theo dịch học thì: nhất viết thủy...nếu: nhất điểu hóa ra là chim bay dưới nước.? . vì vậy: nhất điểu bị biến thành nhất Đểu....,nhị viết hỏa nếu nhì ngư đúng thì thành ra cá bơi ở trên trời... nên nhì ngư biến thành. ..nhì ngu ; chỉ có kẻ vừa đểu vừa ngu mới cho phương Bức hay bắc là vùng tuyết trắng phủ dầy như Bắc cực hiên nay....
- Tiếp nối thời Hùng Dương – Bào Hy là thời Hùng Hiền Vương, chữ ‘Hiền’ là ký âm của chữ ‘hiện’ hay ‘hiển’, vì mặt trời sau khi mọc (dương) ta thường nói “vừng dương ló dạng” sau giai đoạn ló dạng là hiển hiện rõ ràng, đầy đủ. Theo “tứ thời” nếu là một ngày thì sau ban sáng tới ban trưa, nếu là mùa thì mùa hạ tiếp nối mùa xuân, nên cổ sử Trung Hoa và Việt Nam gọi tổ phụ Hùng Hiển Vương là Thần Nông Thái Viêm, có sách chép là Viêm Đế nhưng từ Thái Viêm nghĩa là tổ phụ phương nóng bức (bắc) hay hướng xích đạo (phương Sóc) thì sát nghĩa hơn. Mặt trời ở ‘thiên đỉnh’ là lúc nguồn năng lượng tuôn xuống mặt đất nhiều nhất nên cũng là lúc nóng nhất nên cổ sử gọi là Thái Viêm. Trong 4 phương vì Việt Nam và Trung Hoa đều nằm ở Bắc bán cầu nên hướng xích đạo là nóng nhất còn được gọi là viêm phương, theo cổ sử xưa Việt Nam cũng được gọi là Viêm Bang. Truyền thuyết lịch sử của dòng giống Việt chép “Đế Minh (tổ dân Việt) là cháu 3 đời của Viêm đế Thần Nông” cũng là vì lẽ này. Trong dòng thời gian của lịch sử thì Thần Nông không chỉ có nghĩa là 1 vị vua mà còn có nghĩa là 1 thời đại, thời đại con người bước từ nền văn minh hái lượm sang thời văn minh trồng trọt, khai thác kinh tế sản xuất, có gieo – có gặt. Theo các nghiên cứu khoa học thì thời gieo trồng ở Đông Nam Á bắt đầu vào khoảng năm 10.000 trước Công nguyên. Tiêu biểu cho thời này, khảo cổ học gọi chung là thời văn hóa Hòa Bình, theo địa diểm có di chỉ khảo cổ ở tỉnh Hòa Bình của Việt Nam.
- Hùng Hiển Vương – Thái Viêm – Thần Nông được cổ sử Trung Hoa gọi là Hoàng đế Thần Nông –Cao Tân Thị (chính chữ ‘Hoàng đế’ này gây nhiều rắc rối, lầm lẫn cho các sử gia vì trùng với ‘Hoàng Đế’ tên riêng của quốc tổ Trung Hoa ở đời sau). Từ ‘Cao Tân Thị” thực ra là từ thuần Việt; Cao = cả nghĩa là thủ lĩnh, Tân là 1 trong Thập can nghĩa tiếng Việt là tâng (bốc), tung (lên), biến âm của tân là tôn: cao, hay là bề trên. Sở dĩ có tên như vậy là do Hà Thư đặt theo chiều đứng: số 2-7 chỉ trên cao, ngược với 1-6 chỉ dưới sâu, sâu → sáu → sáo = nước.
- Nông dân Việt rất kính trọng ‘Tiên Nông”, ngày xưa mỗi khi khai vụ đều có lễ tế Tiên Nông xin cho được ‘mưa thuận gió hòa’ để mùa màng tốt tươi. Cổ sử Trung Hoa còn gọi Thần Nông với tên khác là Đế Cốc (có sách viết sai là Đế Khốc), ‘cốc’ là lương thực.. Theo Kinh Thi thì thời cổ dân Trung Hoa trồng 2 loại lúa là lúa ‘Tắc’ và ‘Thử”, “hoà, đao, chiêm, mạch” là tên 4 loại lúa chỉ xuất hiện sau cả ngàn năm so với tắc và thử.
Tắc chính là lúa nếp ngày nay. Tắc → đắc → đất; nghĩa là loại lúa trồng trên cạn (Xin lưu ý là người Hoa không có âm /đ/) ông tổ của lúa tắc là Hậu tắc, Thử là lúa tẻ ngày nay. Thử là biến âm của thủy (= nước), loại lúa trồng trong ruộng nước, thông tin tìm được ở đây cho ta nhận định: rất có thể lúa nước có trước lúa trồng trên cạn tức lúa nếp vì ông Hậu Tắc tổ nhà Chu chỉ là con cháu xa xăm lắm của Thần nông.
Đáng lưu ý “Hậu Tắc” là theo qui tắc ngôn ngữ Việt, nếu viết theo Hoa ngữ phải là: Tắc Hậu cũng như Thần Nông phải là Nông Thần. Và điểm đáng lưu ý nữa là: thời xưa do đặc điểm khí hậu ở khu vực bắc Hoàng Hà không thuận lợi cho cây lúa cả tắc lẫn thử vì cây lúa là giống ở miền nhiệt đới đòi hỏi cường độ ánh sáng cao và không khí ẩm, mà khí hậu vùng Hoàng Hà thì lại lạnh và khô. Trở lại với Lã Thị Xuân Thu, ta có các thông tin: Viêm Đế tương ứng với số 7; số 7 theo Hà Thư là mùa hạ và phương viêm (nóng bức); Viêm Đế lấy Hỏa đức mà cai trị, vị thần tương ứng là Hoả Thần Chúc Dung. Chữ Viêm này cũng là chữ Viêm trong ‘Viêm thiên’ trong Cửu Thiên của Trung Hoa cổ. Nói tóm lại ý nghĩa các thông tin đều qui kết về vùng nhiệt đới, như thế thời Thần Nông không thể diễn ra trên lãnh thổ Trung Hoa hiện nay được vì vùng cực nam Trung Hoa cũng không thuộc vùng nhiệt đới.
- Lưu ý theo sử thuyết họ Hùng thì có tới 3 vì vua liên quan tới chữ Viêm.
-Thái viêm là tổ phụ phương nóng bức hay viêm nhiệt của người họ Hùng. - Viêm đế là vị vua đồng thời với Hùng Vũ ở thời lập quốc. - Viêm lang là đế Nghi trong sử Việt hay Nghiêu đế trong cổ sử Trung hoa.
-
3 -Hùng triều thứ 3 – Hùng Nghị.- Tổ phụ phương Tây.[sửa]
Vua khai sáng: Bảo lang. Dang hiệu khác trong Việt sử: Thái Khang Danh hiệu khác trong Hoa sử: Thiếu Hạo-Kim thiên thị Là thủ lãnh tộc Khương tây. (khoảng Năm 8.000 trước CN).
- Thành tựu khoa học kỹ thuật nấc 1 và 2 đã giải quyết cái mặc và cái ăn, nấc thang kế tiếp là nơi ở hay chỗ cư ngụ, định cư cũng là 1 bước tiến vì chỉ khi đã định cư ta mới có xóm giềng rồi bản làng sau nữa đến quốc gia, muốn định cư tức phải có nơi ăn chốn ở ổn định nghĩa là phải có nhà ở, rời bỏ hang hốc xuống làm nhà quần cư nơi đất trống là cả 1 bước tiến dài Hùng sử tượng trưng giai đoạn này bằng thời Hùng Nghị hay Ngụ, việc quần cư ổn định chỉ có thể diễn ra khi đã biết trồng trọt và chăn nuôi, với việc biết làm nhà để cư ngụ cuộc sống con người đã là cuộc sống văn minh bỏ lại sau lưng thời ăn hang ở lỗ.
- Phương Tây là phương mặt trời lặn, mặt trời lặn là lúc nghỉ ngơi nên còn có tên là bên siêu hay siu nghĩa là nghỉ ngơi. Trong Tiên Thiên Bát Quái: Quẻ Ly trấn phương Tây ngụ ý là: Ly là ‘ly’́ là chủ đạo chi phối mối tương quan giữa con người và tự nhiên, ‘lý’ là Vĩnh Hằng, không thay đổi, vì là phương của Lý nên từ Việt có từ kép ‘nghỉ ngợi’.
Ly = Lý → nghĩ ngợi. Ly = Lìa → nghỉ ngơi.
- Từ ‘nghị’ cũng là nghĩa của ‘Lý’ chính vì vậy tổ phụ phía Tây mới có danh hiệu là Hùng Nghị Vương. Và bắt đầu từ tổ phụ thứ ba này có thêm danh hiệu thứ 2 dùng chữ ‘Lang’; Vậy chữ ‘lang’ nghĩa là gì? Hiện nay từ ‘Lang’ còn dùng ở các dân tộc Thái – Mường chỉ người đứng đầu cộng đồng như Lang phìa, Lang tạo, V.v, Chữ ‘lang’ là biến âm của chữ ‘Long’ nghĩa là con rồng và cũng có thể gọi thay cho chữ ‘hoàng đế, như Tần Thủy Hoàng còn được gọi là: ‘Tổ Long’ trong sử ký của Tư Mã Thiên. Trong thể chế quân chủ của Trung Hoa và Việt Nam từ ‘long’ độc quyền trong việc chỉ về nhà vua và những gì thuộc về vua như ‘long thể’, ‘long ngai’, ‘long sàng’, ‘long bào’, ‘long xa’, V.v… Vậy ta hiểu ‘long’ cũng đồng nghĩa với ‘vương, ‘chúa’ được dùng ở sắc dân thuộc cộng đồng Trung Hoa. Trong Hùng phả Phần danh hiệu dùng chữ lang này là vương hiệu vua khai sáng triều đại. Bảo Lang có nghĩa là chúa phía Tây, chữ ‘Bảo’ dịch sang Việt ngữ là ‘quí’ như trong quí báu. Với Thập Can thì quí là số 9, số 9 trong Hà Thư chỉ phương Tây (4 – 9”. Sách Lã Thị Xuân Thu đặt Thiếu Hạo trong Mạnh Thu Kỷ; số tương ứng là số 9 (quí), lấy đức Kim (cang, cương) mà cai trị, thần tương ứng là Kim Thần Nhục Thu, như thế các mã tin Dịch Lý của kỷ này đều tương ứng với phương Tây, phương của mã nền là “không đổi”, và trong Cửu Thiên, trời Tây được gọi là ‘Hạo Thiên’ trùng với tên Thiếu Hạo của tổ phụ phía Tây cũng như Thần Nông Thái Viêm trùng với Viêm Thiên chỉ trời phương Bắc của Dịch Lý. Thời Thiếu Hạo được cổ sử Trung Hoa gọi là Kim Thiên Thị, chữ Kim là ký âm sai của chữ Cang, cương hay cứng, còn chữ thiên nghĩa là trời; Kim Thiên nghĩa là trời tây.Ngày nay ai đó cố tình gán nghĩa là kim loai cho hành Kim của ngũ hành.... xin thưa ở thời thái cổ khi lập ngũ hành thì làm gì đã biết đến kim loại. ...?
- Phương tây trước đây không được nói tới trong truyền thuyết lập quốc của người Việt nhưng nay đã được bổ sung là THÁI KHANG hay tổ phụ phương tây, từ khang thực ra là khăng, trong tiếng Việt khăng khăng nghĩa là không thay đổi, khăng =cang=cương=cứng là tính chất của phương tây theo dịch học: số 4 là cứng, số 9 là đinh hay tịnh, Lã thị xuân thu viết động vật tiêu biểu là loài lông mao ý nói loài sư tử, đây là cái sai rất điển hình của những người cố ý cạo sửa cổ thư vì sư tử là loài thú xa lạ với cả Đông nam á và Trung hoa, bạn có nghe nói đến sư tử đông á châu bao giờ chưa? ..Động vật tiêu biểu của phương tây phải là con voi vì can số 9 chỉ phương tây theo Hà thư là can: định, tịnh..;.bản thân chữ tịnh đã là con voi rồi vậy mà Có người cố ý nhập nhèm sửa đổi vì lý do phía bắc sông Hòang hà từ cổ chí kim làm gì có voi nên họ thay bằng con sư tử, cả sư và tử đều xuất phát từ âm tsi số 4 mà thôi, Rất có thể sư tử là thần thú của dòng Hung nô ở trung á. Số 4 việt ngữ là bốn, biến âm thành bóng, sáng bóng hay bóng láng dịch sang Hoa ngữ là HẠO hay CHIÊU nên phương tây còn gọi là bên Chiêu hay Châu, tổ phụ phương này là THIẾU HẠO; cổ thư trung hoa cũng nói đến sông KHANG hay KHƯƠNG như cái nôi của người cổ, từ Khương ký âm thành Cương cho phép ta liên kết với sông MỄ CƯƠNG tức chính là sông MÊCÔNG ngày nay.
Lưu ý cũng là từ KHƯƠNG nhưng dân Khương thời thái cổ hoàn toàn khác với dân khương cuả sử Trung hoa thời trung cổ. Thời này từ Khương hay chi hay thổ phiên là từ chỉ người tây Tạng hiện nay.
-
4- Hùng triều thứ 4-Hùng Diệp. - Tổ phụ phương nam.[sửa]
Vua khai sáng: - Quan lang (Quang) Danh hiệu khác trong Việt sử: Thái Tiết-Vũ Tiên. Danh hiệu khác trong Hoa sử: - Xuyên Húc –Cao dương thị Là thủ lãnh tộc Khương nam.(Phương nam của dịch lý ngược với hiện nay- khoảng 7000 năm trước công nguyên).
- Diệp là biến âm của từ dịch nghĩa là di chuyển, thời Hùng Nghị hay Ngụ con người đã tụ cư thành từng địa phận nay nối chúng lại thành thể thống nhất cho con người và sản vật được lưu chuyển khắp nơi, chế tạo được phương tiện giao thông là 1 bước tiến lớn về khoa học kỹ thuật nhờ đó quy mô cộng đồng ngày càng lớn rộng và đến một lúc nào đó đủ tầm vóc để hình thành quốc gia.Trên đồ biểu Hà thư, triều Hùng Diệp nằm ở phương nam, phương của sông nước, kênh lạch khiến ta liên tưởng đến khả năng thủy vận, suy nghĩ một cách hợp lý thì bè- mảng có thể là phương tiện giao thông vận tải đầu tiên của người họ Hùng và rất có thể là của cả nhân loại, bản thân cây tre đã là 1 cái phao, lấy chính những sợi lạt cũng bằng tre để liên kết nhiều cây lại là đã có cái bè đi lại trên sông nước, thực gỉan đơn nhưng lại là cả 1 bước nhảy vọt về khoa học kỹ thuật.
- Việt ngữ gọi tháng 1 là tháng giêng, hoa ngữ ký âm thành giang đồng nghĩa với con sông thường được dịch thành xuyên, số 1 cũng là đơn biến âm của đen trùng khớp với huyền thiên trong cửu thiên cũng là mun, màu đen trong tiếng Việt để tạo thành nam mun hay man, vị vua của phương này truyền thuyết dân gian Việt gọi là THÁI TIẾT, thực ra là TIẾP mới đúng, tiếp là tiếp giáp; chỗ giao nhau của cũ và mới trước và sau còn là sự bắt đ̣ầu hay trước tiên theo nghĩa chữ giáp là đứng đầu là thứ nhất nên Thái tiết còn có tên là Tiên đế, lĩnh nam trích quái gọi là bà VŨ TIÊN,ta thếy tất cả đều xoay quanh con số 1,Vũ tiên thực ra chỉ có nghĩa là vua vùng số 1 tức phương nam, vì vua của phương (1-6) này cổ sử Trung hoa gọi là XUYÊN HÚC, xuyên là con sông như ta đã biết ở trên còn Húc chỉ là ký âm sai của từ hắc nghĩa cũng là màu ̣đen,sông đen chuyển ngữ ký âm sai thành Xuyên húc.
- Truyền thuyết lịch sử còn cho ta một thông tin khác, Hùng Diệp cũng chính là bà Vũ Tiên hay Vụ Tiên, vũ hay vụ là biến âm của từ vua, tiên là thứ nhất, đầu tiên hay số 1, ta đã biết số 1 chỉ phương Nam hay phương Thủy, Theo Hà Thư: Tiên đồng nghĩa với Thủy, nhưng Thủy còn mang nghĩa khác là nước, phương nước tức phương Nam.
- ******************
-
Tóm
lại:
thời tiền lập quốc người họ Hùng đã dựa trên Hà thư để hư cấu thành 4 vị tổ phụ của 4 phương trời, mượn danh các vua nhưng thực ra để chỉ 4 thị tộc mà sau này cấu thành tộc họ HÙNG.
- Tổng kết về 4 tổ phụ của 4 phương, tức thời tiền lập quốc của họ Hùng diễn ra trong thời gian mà khảo cổ học gọi là thời Đá giữa, cách nay khoảng 20.000 đến 7.000, đó là lúc biển tiến Phadrian cực đại và rút dần, con người bắt đầu rời hang núi cao xuống các thung lũng, và đi xuống thấp dần theo nhịp nước rút, ở giai đoạn cuối đã đến trung châu chuẩn bị tiến xuống khai phá vùng đầm lầy mà sau này là đồng bằng.
- Đối chiếu với khảo cổ học, ta xác định:
- a. Dòng Hùng Dương Vương hay Thái Cao Thị chính là người Bắc Sơn / Soi Nhụ tiền thân của nền văn hóa khảo cổ Hạ Long, Động Đình Hồ là vịnh Bắc Bộ hiện nay, đây là đất khởi nguyên của dòng Nam Đảo Đông hay Indonesien Đông. Các cư dân nhánh Nam Đảo Đông tiến dọc theo bời biển Trung Hoa tới tận Phúc Kiến, Chiết Giang và đảo Đài Loan, nơi họ để lại dấu vết nền văn minh Hà mẫu độ rất nổi tiếng.
- b. Dòng Hùng Hiển Vương hay Thần Nông Cao Tân Thị mà Dấu vết thời này chính là nền văn hóa mẫu Hòa Bình, gọi là mẫu vì văn hóa này đã được khoa học dùng để chỉ cả một đợt văn minh trên khắp cõi Á Đông. Người Hòa Bình tỏa xuống đồng bằng theo các sông Mã,sông Chu,sông Cả tiến tới bờ biển tạo nên các nền văn hoá khảo cổ lớn ở Thanh – Nghệ và dọc theo miền Trung.
- c. Dòng Hùng Nghị Vương hay Thiếu Hạo Kim Thiên Thị: Hùng Nghị Vương là tổ tiên của cư dân hệ Môn Khmer mà đã lưu dấu trong các nền văn hóa khảo cổ ở Đông Bắc Thái lấy sông Mêkông làm xương sống, Nonotha và bản Chiềng là nền văn hoá cổ rất nổi tiếng được lấy làm tiêu biểu cho cả một vùng rộng lớn ở phía Tây Việt Nam, ta gọi họ là dòng tộc sông Công hay Cương thuộc hệ Nam Á ngành Môn-Khmer.
-
d.
Hùng
Diệp
Vương
hay
Xuyên
Húc
Cao
Dương
Thị:
Hùng
Diệp
Vương
là
tổ
tiên
của
dòng
H’Mông
cổ
sử
gọi
là
Hữu
Miêu,
chắc
chắn
có
một
nền
văn
hóa
khảo
cổ
tiêu
biểu
cho
cả
một
vùng
núi
rừng
rộng
lớn
ở
Bắc
Việt
Nam
và
trung
tâm
là
hạ
lưu
sông
Đà
còn
chưa
được
khám
phá,
hoặc
bị
chìm
lấp,
lẫn
lộn
với
1
nền
văn
hóa
khảo
cổ
khác
hiện
nay
chưa
phân
lập
được,
nhiều
khả
năng
chính
là
phần
văn
hóa
Hòa
Bình
ở
núi
rừng
Tây
Bắc
Việt
hiện
nay.
Mục lục[sửa]
- Tản mạn về ngôn ngữ Việt Hoa
- Cổ sử Trung-Hoa và những dấu?
- Những điều không thể
- Cây cầu Hoa-Hán
- Trống đồng
- Trống đồng (tiếp theo)
- Dịch lý và thời lập quốc
- Đường dẫn
- Truyền thuyết và thơ sử
- Thần thoại Trung hoa
- Thần thoại họ Hùng
- Hùng triều thứ 1-Hùng Dương
- Hùng triều thứ 2-Hùng Hiển, thứ 3-Hùng Nghị và thứ 4-Hùng Diệp
- Hùng triều thứ 5-Hùng Vũ vương
- Hùng triều thứ 6-Hùng Hy,thứ 7-Hùng Thuấn và thứ 8-Hùng Việt
- Hùng triều thứ 9- Hùng Hoa
- Hùng triều thứ 10-Hùng Huy và thứ 11-Hùng Vỹ
- Hùng triều thứ 12 - Hùng Chiêu
- Hùng triều thứ 13-Hùng Ninh và 14-Hùng Tạo
- Hùng triều thứ 15-Hùng Định
- Khởi nghĩa chống Tần
- Hùng triều thứ 16-Hùng trịnh
- Hùng triều thứ 17-Hùng triệu
- Hùng triều thứ 18- Hùng Duệ
- Vong quốc sử
- Lưỡng triều kháng Ngụy
- thời phục hưng
- hậu Đường và nước Đại Viêt
- phụ chương thay lời kết
- chú ý
Bản quyền[sửa]
- Nguyễn Quang Nhật
- http://nguyenquangnhat.page.TL
Bài liên quan
Liên kết đến đây
- Sử thuyết họ Hùng/Bài 1
- Sử thuyết họ Hùng/Bài 2
- Sử thuyết họ Hùng/Bài 3
- Sử thuyết họ Hùng/Bài 4
- Sử thuyết họ Hùng
- Sử thuyết họ Hùng/Bài 5
- Sử thuyết họ Hùng/Bài 6
- Sử thuyết họ Hùng/Bài 7
- Sử thuyết họ Hùng/Bài 8
- Sử thuyết họ Hùng/Bài 9
- Xem thêm liên kết đến trang này.