Sử thuyết họ HÙNG/Bài 5.2

Từ VLOS
(đổi hướng từ Sừ thuyết họ HÙNG/Bài 5)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

-

1-Đồ đồng Đông sơn và Dịch học[sửa]

- ******

- Truyền tích bánh dày bánh chưng kể rằng :

- Vua Hùng đã già bèn nghĩ ra cách để tìm người kế vị. Vua ra lệnh cho các hoàng tử (các Lang) ai dâng lên cho vua được món ăn ngon nhất và ý nghĩa nhất sẽ được vua truyền ngôi. Trong khi các anh em đổ đi khắp nơi để tìm của ngon vật lạ thì hoàng tử Lang Liêu vốn cảnh sống rất thanh bạch và không muốn dành ngôi vua nhưng bản tính hiếu thảo nên vẫn băn khoăn không biết lấy gì dâng cho vua cha, chợt tối ngủ Lang Liêu được một vị thần hiện ra chỉ dẫn: Lấy gạo nếp tinh tuyền đã nấu chín giã ra làm bánh màu trắng hình tròn, đặt tên là bánh dày. Lấy gạo nếp đổ trên lá, giữa cho nhân đậu xanh và thịt heo gói lại thành hình vuông đem luộc chín gọi là bánh chưng. Khi dâng vua, vua cha cho các món ngon vật lạ của các hoàng tử khác đều là tầm thường. Riêng bánh dày và bánh chưng của Lang Liêu được vua khen ngon và hỏi ý nghĩa thì Lang Liêu tâu: Bánh dày hình tròn tượng trưng cho trời. Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất. Vua khen trời tròn đất vuông là trọn ý nghĩa của đạo trời đất, và vua quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.

5a.jpg

- Giải mã truyền thuyết trên  :

- Từ Lang Liêu nghĩa là :

- Lang là từ gốc Thái ngữ có nghĩa là thủ lãnh biến thể sang Hoa và Việt ngữ là LONG nghĩa là con rồng hay Vua .

- Liêu là biến âm của Lửa chỉ phương nóng, vùng nhiệt đới hướng xích đạo biến âm ra: lửa → ly→ la→ lê→liêu→ lý..v.v.

- Lang Liêu có nghĩa là ‘vua La’ hay vua của người La ,Liêu, Lý ...

- ‘bánh Chưng bánh dày’ là biến âm của ‘bánh trăng bánh giời’ hay trời

- Bánh dày hình tròn bánh chưng hình vuông biểu thị cho nguyên lý cơ bản của dịch học - - Trời tròn chỉ sự vô hình vô ảnh ....những gì vẫn có đẩy nhưng thị giác con người không thể cảm thụ được, đường tròn biểu thị sự liên tục không đứt đoạn khi chuyển sang hệ ký hiệu vạch là vạch liền ───

- - đất vuông chỉ vật chất hữu hình, hữu hình nên hữu hạn, biểu thị sự hữu hạn là bờ và mốc tức 4 cạnh và các góc của hình vuông, trong hệ ký hiệu vạch là vạch đứt chỉ sự gían cách. ── ──

- Tròn và vuông cũng chỉ là tên gọi khác của âm và dương mà thôi .

- Truyền thuyết họ HÙNG nói trời chỉ dạy cho Lang Liêu làm ra bánh Chưng bánh Dày đồng nghĩa với sự truyền dạy cho hậu thế :Vua LA là người đã làm ra dịch học, người La là chủ của thuyết lưỡng nghi –tam tài sinh hóa vạn vật ....

- Lang Liêu là ai và đạo Tròn vuông có liên quan như thế nào với người Việt  ?

5b.jpg

- Trên mặt tròn của nhiều trống đồng có 4 hình cóc đắp nổi .

- Đấy chính là biểu tượng của nguyên lý trời tròn đất vuông ., 4 con cóc biểu thị cho 4 góc của hình đất vuông trên mặt trống tròn của trời; 4 con cóc là 4 tiếp điểm của hình vuông và hình tròn, người chế tạo ra trống đồng nói rất rõ :

- Cóc là biến âm của góc hình vuông; cóc → góc tương tự :

- Kà → gà

- Cái → gái ...

5c.jpg

- Sự biểu diễn dịch học trên đồ đồng Đông sơn còn thấy rõ hơn ở mặt thạp đồng Đào thịnh đã tìm được . 5d.jpg

- Ở nắp thạp đồng tròn 4 con cóc được thay bằng 4 cặp nam nữ đang giao hợp ý chỉ 4 điểm giao của hình vuông và tròn cũng là giao điểm của trời và đất, âm và dương.

- Trống đồng người Việt xưa gọi là “cối đồng” Hoa ngữ dịch ra “đồng cửu” rồi biến âm thành “đồng cổ”, cửu là cái cối biến ra cổ là cái trống.

- Tóm lại là có sự liên quan rất rõ ràng giữa dịch học và trống đồng hay rộng hơn là đồ đồng Đông sơn .

- Sự khẳng định này khiến ta không thể lý giải vì theo chính sử Trung quốc thì Văn vương tác dịch ở tận Thiểm tây bắc Trung quốc hiện nay và vào thuở ấy người Việt không hề biết dịch lý là gì ...cũng như văn vương không hề biết mặt mũi trống đồng thạp đồng ra sao ...nhưng với những gì đã biết trong bài này :

- Ta không thể nào kết luận khác hơn là “dân trống đồng”chính là chủ thể đã tác tạo ra dịch học .

- 2-Quẻ LÔI-ĐỊA DỰ và trống đồng.[sửa]

- Dịch học có :

- Cặp Quẻ: Khiêm nhường – Dự phần

Gọi tắt là Khiêm và Dự.

Bbb.jpg

Sự sáng suốt nơi con người mách bảo vạn vật và xã hội phát triển theo những quy luật, các quy luật thì trường tồn và bất biến, con người không thể thay đổi một cách chủ quan, tùy tiện. Vậy công thức về sự chủ động phát triển là: Khiêm nhường – dự phần.

Muốn dự phần hay tham gia cùng trời và đất trong việc biến đổi vũ trụ con người phải biết tôn trọng và vận dụng các quy luật tự nhiên.

Một thành tựu đạt được luôn là sự hợp tác con người – tự nhiên. Con người không thể thay đổi quy luật nhưng có thể tác động ở đầu vào để nhận được kết quả ở đầu ra. Như thế gọi là khiêm và dự, dự chính là dự phần vào việc tái tạo vũ trụ.

- ý nghĩa Quẻ Dự = Lôi / Địa

Dự Nghĩa là tham gia vào là cùng trời cùng đất tạo thành bộ mặt vũ trụ, tài nhân ngang hàng tài thiên, tài địa trong thế tam tài của dịch học, một quan điểm triết lý tôn vinh con người rất tiến bộ so với thời đại ấy .

a. Lời Quẻ

Dự: Lợi kiến hầu, lợi hành sư.

Quẻ dự tạo thành bằng quẻ lôi trên quẻ địa, sấm nổ trên đất chính là tượng của trống đồng. Lợi kiến hầu nghĩa là dùng vào việc phong tước hầu.

Hiện nay có những nhà nghiên cứu lịch sử cho trống đồng là một biểu tượng vua ban khi phong tước cho các công hầu, nó tựa như một loại ấn tín sắc phong vậy. - Đặc biệt trong lễ nghi đạo hiếu của Việt Nam thì các bậc vương hầu dùng trống đồng thay mặt người dân của mình để tế tổ tiên của cộng đồng.

- Chữ lợi ở đây có nghĩa là: được dùng để .

Lợi kiến hầu: dùng trong việc phong tước hầu.

Lợi hành sư: dùng để hành quân,

- quân theo tiếng trống mà tiến hoặc lùi hoặc sang phải, sang trái… công hoặc thủ v.v… trống đồng trở thành một quân khí dùng trong quân sự.

b. Lời tượng:

- Lôi xuất địa phấn dự, tiên vương dĩ tác nhạc sùng đức, ân tiến chi thượng đế, dĩ phối tổ khảo.

Sấm vang trên mặt đất là tượng quẻ Dự, các bậc tiên vương làm ra nhạc đề cao đạo đức, long trọng dâng lên thượng đế cùng với anh linh tiên tổ.

Trống đồng còn gọi là trống sấm là loại trống duy nhất khi đánh để úp xuống đất nên lời tượng bảo: lôi xuất địa phấn .

- Tiên vương tức tiên đế nhà Chu là Văn Vương, Vũ Vương, Chu Công v.v…

Chữ Tác nhạc cho thấy rõ ràng trống đồng là một nhạc cụ dùng trong các buổi lễ tế, nó chính là tổ tiên của văn hóa cồng chiêng ngày nay.

Nhiều nhà nghiên cứu vẫn còn đang đặt câu hỏi: trống đồng dùng để làm gì hay công dụng của nó ra sao .

- lời quẻ và lời tượng quẻ DỰ đã chỉ rõ 3 công dụng:

1. Trống đồng dùng như một lệnh bài sắc phong tước vị.

2. Dùng làm hiệu lệnh điều quân.

3. Dùng trong âm nhạc ở các buổi tế lễ long trọng.

Qua lời quẻ và lời tượng của quẻ Lôi- Địa DỰ Việc liên hệ giữa dịch học và trống đồng là điều không thể phủ nhận .

Chỉ với những khám phá trên đủ khẳng định :

Dân tộc là chủ nhân của trống đồng cũng chính là dân tộc đã sáng tạo dịch học .

Dịch học dứt khoát không phải là sản phẩm của nền văn minh Hán, dân tộc sống ở lưu vực Hoàng Hà không hề biết trống đồng là gì vào thời những chiếc trống đồng cổ xưa nhất được dùng và hệ qủa đương nhiên của sự việc này là: tứ thánh của Dịch học là: Phục Hy –Văn vương – Chu công – Khổng tử ..cũng không phải là người Hán ,các vị không thể nào sinh trưởng ở Bắc Hoàng hà ...trong vùng văn minh Hán .

Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.