Giáo án Tin học lớp 11 - Chương 1 tiết 2, LA CHÍ DŨ, THPT Vĩnh Bình Bắc – Vĩnh Thuận – Kiên Giang

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
BÀI 2 : CÁC THÀNH PHẦN CỦA NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH

Nuvola apps important.png I. Mục đích yêu cầu[sửa]

- Biết ngôn ngữ có ba thành phần cơ bản là: bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.

- Hiểu và phân biệt được ba thành phần này

- Biết các thành phần cơ sở của Pascal: Bảng chữ cái, tên, tên chuẩn, tên riêng, hằng và biến.

- Phân biệt được tên hằng và biến.

- Biết đặt tên đúng.

Gnome-help.png II. Phương pháp và phương tiện dạy học[sửa]

- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp

- Phương tiện: Máy chiếu, máy tính, phông chiếu hoặc bảng

Nuvola apps package edutainment.png III. Nội dung và tiến trình lên lớp[sửa]

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3. Tiến hành bài mới

Nội dung
Hoạt động của GV và HS

1. Các thành phần cơ bản:

Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có ba thành phần cơ bản: bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.

a, Bảng chữ cái: Là tập các kí hiệu dùng để viết chương trình.

- Trong ngôn ngữ Pascal bảng chữ cái gồm: Các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh, các chữ số 0 -> 9 và một số kí tự đặc biệt (SGK)

b, Cú pháp: là bộ qui tắc dùng để viết chương trình.

c , Ngữ nghĩa: xác định ý nghĩa thao tác cần phải thực hiên , ứng với tổ hợp kí tự dựa vào ngữ cảnh của nó

- Cú pháp cho biết cách viết một chương trình hợp lệ , còn ngữ nghĩa xác định ý nghiã của các tổ hợp kí tự trong chương trình.

- Lỗi cú pháp được chương trình dịch phát hiện và thông báo cho người lập chương trình biết , chỉ có các chương trình không còn lỗi cú pháp mới có thể được dịch sang ngôn ngữ máy.

- Lỗi ngữ nghĩa chỉ được phát hiện khi thực hiện chương trình trên dữ liệu cụ thể .

2. Một số khái niệm

a, Tên

Mọi đối tượng trong chương trình đều phải được đặt tên theo quy tắc của ngôn ngữ lập trình và từng chương trình dịch cụ

Trong Turbo Pascal, tên là một dãy liên tiếp không quá 127 kí tự bao gồm chữ số , chữ cái hoặc dấu gạch dưới.

Trong chương trình dịch Free Pascal, tên có thể có độ dài tới 255 kí tự

Ngôn ngữ pascal không phân biệt chữ hoa, chữ thường trong tên. Một số ngôn ngữ lập trình khác (ví dụ C++) phân biệt chữ hoa, chữ thường

Nhiều ngôn ngữ lập trình, trong đó có pascal, phân biệt ba loại tên .

- Tên dành riêng

- Tên chuẩn

- Tên cho người lập trình đặt

Tên dành riêng :

+ Là những tên được ngôn ngữ lập trình quy định với ý nghĩa xác định Mà người lập trình không thể dùng với ý nghĩa khác.

+ Tên dành riêng còn được gọi là từ khóa

Ví dụ : Một số từ khóa

Trong ngôn ngữ Pascal: program, var, uses, Begin, End…

Trong ngôn ngữ C++: main, include, while, void…

Tên chuẩn :

+ Là những tên được NNLT dùng với ý nghĩa nào đó trong các thư viện của NNLT, tuy nhiên người lập trình có thể sử dụng với ý nghĩa khác

+ Tên dành riêng còn được gọi là từ khóa. Ví dụ Một số tên chuẩn

- Trong ngôn ngữ Pascal: Real, lnteger, Sin , Cos, Char…

- Trong ngôn ngữ C++: cin, cout, getchar…

Tên do người lập trình tự đặt:

- Được xác định bằng cách khai báo trước khi sử dụng và không được trùng với tên dành riêng

- Các tên trong chương trình không được trùng nhau

b) Hằng và biến

Hằng: là các đại lượng có giá trị không đổi trong quá trình thực hiên chương trình

- Các ngôn ngữ lập trình thường có:

+ Hằng số học : số nguyên hoặc số thực

+ Hằng xâu: là chuổi kí tự đặt trong dấu nháy “hoặc “’’

+ Hằng logic: là các giá trị đúng hoặc sai

Biến:

- Là đại lượng được đặt tên , giá trị có thể thay đổi được trong chương trình

- Các NNLT có nhiều loại biến khác nhau

- Biến phải khai báo trước khi sử dụng

c) Chú thích :

- Trong khi viết chương trình có thể viết các chú thích cho chương trình. Chú thích không làm ảnh hưởng đến chương trình

- Trong pasacl chú thích được đặt trong (và) hoặc (*và*)

- Trong C++chú thích đặt trong /* và */.

GV: Ở tiết trước chúng ta đã học bài : “ Một số khái niệm về lập trình và ngôn ngữ lập trình”. Hôm nay chúng ta đi tìm hiểu xem ngôn ngữ lập trình có các thành phần cơ bản nào?

GV: các ngôn ngữ tự nhiên có các thành phần cơ bản là: bảng chữ cái, ngữ pháp (cú pháp), nghĩa của câu, từ. Trong ngôn ngữ Pascal cũng vậy, cũng có các thành phần cơ bản là: bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.

HS: ghi bài.




GV: giảng giải.

HS: ghi bài.













GV: ngôn ngữ nào cũng có 3 loại tên cơ bản này nhưng tùy theo ngôn ngữ mà các tên có ý nghĩa khác nhau .

- Trong khi soạn thảo chương trình , các ngôn ngữ lập trình thường hiển thị các tên dành riêng với một màu chữ khác hẳn với các tên còn lại giúp người lập trình nhận biết được tên nào là tên dành riêng ( từ khóa) trong ngôn ngữ pascal , từ khóa thường hiện thị bằng màu trắng.

GV: mở một chương trình viết bằng Pascal để học sinh quan sát cách hiển thị của một số từ khóa trong chương trình .

- Các ngôn ngữ lập trình thường cung cấp một số đơn vị chương trình có sẵn trong các thư viện chương trình giúp người lập trình có thể thực hiện nhanh một số thao tác thường dùng

- Giáo viên chỉ cho học sinh một số tên chuẩn .






GV: Hằng có hai loại: hằng được đặt tên và hằng không được đặt tên.




GV: Biến là đại lượng có thể thay đổi nên thường được dùng để lưu kết quả.

HS: lắng nghe, ghi chép.


2. Củng cố, dặn dò

- Nhắc lại một số khái niệm mới .

- Ra bài tập về nhà.

Nuvola apps korganizer.png IV. Rút kinh nghiệm[sửa]

Xem thêm[sửa]

Giáo án Tin học 11, La Chí Dũ, THPT Vĩnh Bình Bắc – Vĩnh Thuận – Kiên Giang
Tiết 1 BTTHtiet01_VinhBinhBac
Tiết 2 BTTHtiet02_NgoSiLien
Tiết 5 BTTHtiet05_DinhAn
Tiết 6 BTTHtiet06_VinhTuy
Tiết 7 BTTHtiet07_VanKhanh
Tiết 10 BTTHtiet10_TTKTTHHNHonDat
Tiết 11 BTTHtiet11_ThanhTay
Tiết 12 BTTHtiet12_MinhThuan2
Tiết 14 BTTHtiet14_NamYen
Tiết 15 BTTHtiet15_MyHiepSon
Tiết 16 BTTHtiet16_VinhHoaHungBac
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
Tiết 2 CÁC THÀNH PHẦN CỦA NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
CHƯƠNG II CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN
Tiết 1 CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
Tiết 2 MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU CHUẨN
Tiết 3 KHAI BÁO BIẾN
Tiết 5 ĐỊNH LUẬT CULÔNG
CHƯƠNG 3
Tiết 2 CẤU TRÚC LẶP
CHƯƠNG 4
Tiết 1 KIỂU DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC - KIỂU MẢNG
Tiết 3 KIỂU DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC - KIỂU MẢNG (TT)
Tiết 4 KIỂU DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC -KIỂU MẢNG (TT)
Tiết 9 BÀI TẬP
CHUƠNG 5 TỆP VÀ THAO TÁC VỚI TỆP
Tiết 1 KIỂU DỮ LIỆU TỆP, THAO TÁC VỚI TỆP
Tiết 2 THAO TÁC VỚI TỆP
CHƯƠNG 6
Tiết 1 CHƯƠNG TRÌNH CON VÀ PHÂN LOẠI
Tiết 3 VÍ DỤ VỀ CÁCH VIẾT VÀ SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH CON (T1)
Tiết 4 VÍ DỤ VỀ CÁCH VIẾT VÀ SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH CON (TIẾP THEO)
Tiết 5 THƯ VIỆN CHƯƠNG TRÌNH CON CHUẨN
Tiết 6 CHƯƠNG TRÌNH CON VÀ PHÂN LOẠI
Tiết 7 BÀI TẬP

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.