Giáo án Tin học lớp 11 - Chương 2 tiết 1, LA CHÍ DŨ, THPT Vĩnh Bình Bắc – Vĩnh Thuận – Kiên Giang

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Họ và tên: TRẦN TIẾN SỸ

Đơn vị: THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
MÔN: TIN HỌC
CHƯƠNG II: CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN
§3. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH

Nuvola apps important.png I. Mục tiêu cần đạt[sửa]

1. Về kiến thức

+ Hiểu chương trình là sự mô tả của thuật toán bằng ngôn ngữ lập trình.

+ Biết cấu trúc của chương rình đơn giản: cấu trúc chung và các trúc thành phần.

2. Về kỹ năng:

Nhận biết được các thành phần của một chương trình đơn giản

3. Về thái độ:

+ Xác định thái độ nghiêm túc trong học tập khi làm quen với nhiều quy định nghiêm ngặt trong lập trình.

+ Có ý thức cố gắng vượt qua những lúng túng, khó khăn ở giai đoạn bắt đầu học lập trình.


Gnome-help.png II. Phương tiện và phương pháp dạy học:[sửa]

1. Phương tiện: một số minh hoạ về cấu trúc chương trình trên giấy khổ lớn.

2. Phương pháp: diễn giảng, đàm thoại gợi mở nêu vấn đề kết hợp với thảo luận nhóm.

Nuvola apps package edutainment.pngIII. Nội dung và tiến trình dạy học:[sửa]

1. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Nêu khái niệm tên trong lập trình? Cho 3 ví dụ tên đúng và tên sai trong ngôn ngữ Pascal?

Câu 2: Nêu khái niệm hằng và biến? Cho ví dụ minh hoạ?

2. Trình bày tài liệu mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Cấu trúc chung:

Hoat-dong.png1. Đọc phần cấu trúc chung trong SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau

a) Cấu trúc của một chương trình được viết bằng ngôn ngữ bậc cao gồm mấy phần?

b) Phần nào bắt buộc phải có?

GV: Nhận xét.

GV: Cấu trúc của một chương trình có thể được khai báo như sau:

[<phần khai báo>]

<phần thân>

Hoat-dong.png2. Nêu ý nghĩa của cặp dấu [ và ], < và >?

GV: Nhận xét, đánh giá

2. Các thành phần của chương trình:

a) Phần khai báo:

GV: Có thể khai báo cho: tên chương trình, thư viện, hằng, biến và chương trình con

Khai báo tên chương trình

GV: Phần này có thể có hoặc không. Trong pascal, dùng từ khoá program và tên chương trình để khai báo phần này.

Program <tên chương trình>

GV: tên chương trình là tên do người lập trình đặt theo đúng quy định về tên

Hoat-dong.png3. Thảo luận để cho một số ví dụ về khai báo tên chương trình.

Khai báo thư viện

GV: khai báo thư viện cung cấp một số chương trình thông dụng đã được lập trình sẵn.

GV: Đưa các ví dụ, nêu ứng dụng của một số thư viện ở một vài ngôn ngữ lập trình bậc cao và các từ khoá ứng với mỗi ngôn ngữ lập trình như: trong Pascal để khai báo thư viện (crt, graph, …), trong C++sử dụng #include <tên thư viện (stdio, conio, …)> để khai báo.

Hoat-dong.png4. Cho ví dụ về khai báo một số thư viện trong ngôn ngữ Pascal và C++?

GV: Nhận xét

Khai báo hằng

GV: khai báo cho những giá trị xuất hiện nhiều lần trong chương trình.

GV: Trong ngôn ngữ Pascal và C++ để khai báo hằng ta dùng từ khoá const.

Hoat-dong.png5. Tham khảo ví dụ trong SGK và cho một số ví dụ khác về khai báo hằng?

GV: Nhận xét

Khai báo biến

GV: Tất cả các biến dùng trong chương trình phải đặt tên và khai báo cho chương trình dịch biết để lưu trữ và xử lí. Biến chỉ nhận một giá trị tại mỗi thời điểm thực hiện chương trình được gọi là biến đơn.

GV: Cho ví dụ về một số biến đơn.

GV: Cách khai báo biến và chương trình con được trình bày trong các bài sau.

b) Phần thân chương trình

GV: Dãy lệnh trong phạm vi được xác định bởi cặp dấu hiệu mở đầu và kết thúc tạo thành thân chương trình.

GV: trình bày một số cặp dấu hiệu mở đầu và kết thúc trong 1 số ngôn ngữ lập trình (Pascal, C++,..)

3. Ví dụ chương trình đơn giản.

GV: treo giấy khổ lớn đã viết một số chương trình đơn giản trong ngôn ngữ Pascal và C++ lên bảng.

Hoat-dong.png6. Quan sát các đoạn chương trình, thảo luận để xác định:

+ Phần khai báo và phần thân.

+ Tên chương trình và tên thư viện được khai báo trong chương trình.

+ Có thể bỏ được phần nào trong các chương trình đó. GV: nhận xét, đánh giá.


HS: Thảo luận nhóm

HS1: Gồm 2 phần: phần khai báo và phần thân.

HS2: Phần thân



HS3: < và >: để diễn giải ngôn ngữ tự nhiên

[ và ]: thành phần của chương trình có hoặc không







HS: thảo luận

HS1, HS2: Lên bảng cho ví dụ



HS: theo dõi, ghi chú tên một số thư viện thường gặp và vai trò của chúng



HS: Thảo luận

HS1: cho ví dụ trong ngôn ngữ Pascal

HS2: Cho ví dụ với ngôn ngữ C++.




HS: Thảo luận

HS1: cho ví dụ với Pascal

HS2: Cho ví dụ với ngôn ngữ C++.



HS: theo dõi và ghi chép





HS: nghe và ghi chép

HS: Tìm hiểu ví dụ trong SGK



HS: quan sát các chương trình.

HS: thảo luận

HS1: lên bảng chỉ rõ phần thân và phần khai báo

HS2: nêu tên chương trình và thư viện

HS3: Phần khai báo

3. Củng cố:

+ Nêu cấu trúc chung của một chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao?

+ Các từ khoá được dùng để khai báo thư viện, tên chương trình, hằng trong ngôn ngữ Pascal, C++ là gì?

+ Cặp dấu hiệu mở đầu và kết thúc chương trình chính của ngôn ngữ Pascal là gì?

4. Dặn dò:

+ Coi lại bài vừa học.

+ Chuẩn bị trước bài: Một số kiểu dữ liệu chuẩn.

Xem thêm[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.