Giáo án Tin học lớp 11 - Chương 5 tiết 1, LA CHÍ DŨ, THPT Vĩnh Bình Bắc – Vĩnh Thuận – Kiên Giang

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

GIÁO ÁN: tiết 1 chương V

Đơn vị: Trường THPT Hoà Thuận

§14,15 KIỂU DỮ LIỆU TỆP, THAO TÁC VỚI TỆP

Nuvola apps important.png I/ Mục đích, yêu cầu[sửa]

1. Kiến thức:

Giúp học sinh:

- Biết được vai trò của kiểu dữ liệu tệp.

- Biết được có hai cách phân loại tệp.

- Biết khai báo biễn tệp và các thao tác cơ bản đối với tệp văn bản.


2. Kỹ năng:

Dần dần hình thành kỹ năng về các thao tác với tệp văn bản.


3. Thái độ:

Rèn luyện cho học sinh có ý thức lưu trữ dữ liệu một cách khoa học, phòng chống mất mát thông tin hoặc nhiễm vi rút.


Gnome-help.pngII/ Phương pháp, phương tiện[sửa]

- Sử dụng thuyết trình, giảng giải, gợi ý nêu vấn đề.

- Dùng bảng in sẵn hình 16 trong SGK và chuẩn bị máy chiếu overhead.


Nuvola apps package edutainment.pngIII/ Nội dung[sửa]

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của kiểu dữ liệu tệp. Phân loại kiểu tệp:

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV:

Trong các giờ thực hành đã học, sau khi chạy một chương trình ta thấy kết quả in lên màn hình, tuy nhiên muốn sử dụng kết quả đó về sau thì không được. Để khắc phục nhược điểm này ta nghiên cứu dữ liệu kiểu tệp.

- GV hỏi: Trong máy tính có những loại bộ nhớ nào? Loại bộ nhớ nào không bị mất dữ liệu khi tắt máy hoặc mất điện?

- GV hỏi: Em hãy cho biết dữ liệu trong các kiểu dữ liệu từ trước đến nay ta sử dụng được lưu trữ ở loại bộ nhớ nào khi thực hiện chương trình? Vì sao?

- GV diễn giải: Để lưu trữ được dữ liệu ta phải lưu nó ở bộ nhớ ngoài thông thông qua kiểu dữ liệu tệp. Mọi ngôn ngữ lập trình đều có các thao tác: khai báo biến tệp, mở tệp, đọc/ ghi dữ liệu, đóng tệp.

- Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK và cho biết đặc điểm của kiểu tệp? Có mấy loại kiểu tệp?


- Yêu cầu HS trình bày khái niệm tệp có cấu trúc và tệp văn bản.

Học sinh chú ý nghe giảng




HS xung phong trả lời.


HS trả lời: Đó là bộ nhớ RAM. Vì nó mất dữ liệu khi mất điện.


- HS lắng nghe



- HS trả lời:

+ Không mất thông tin khi tắt máy.

+ Dung lượng dữ liệu được lưu trữ lớn.

+ Có hai loại kiểu tệp: tệp có cấu trúc và tệp văn bản.

- HS trả lời như SGK



Hoạt động 2: Tìm hiểu các thao tác cơ bản xử lý tệp văn bản trong ngôn ngữ lập trình Pascal

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV giới thiệu cấu trúc chung của khai báo biến tệp

Var <tên biến tệp>: Text ;

- Yêu cầu HS tìm ví dụ cụ thể


GV giới thiệu các thao tác xử lý tệp như: gán tên tệp, tạo tệp mới để ghi, mở tệp để đọc, đóng tệp.

+ Assign(<tên biến tệp>, <tên tệp>);

+ Rewrite(<tên biến tệp>);

+ Reset(<tên biến tệp>);

+ Close(<tên biến tệp>);

- Yêu cầu HS lấy ví dụ minh hoạ mở tệp để ghi thông tin và mở tệp để đọc thông tin.


GV chiếu sơ đồ làm việc với tệp lên bảng, hình 16 trang 86 SGK. Yêu cầu học sinh giải thích ý nghĩa của sơ đồ.


GV giới thiệu cấu trúc chung của thủ tục đọc ghi dữ liệu tệp văn bản. Yêu cầu HS lấy ví dụ minh hoạ.


Quan sát cấu trúc và suy nghĩ trả lời:

Var a, b: text;



HS trả lời.

Assign(f, ‘B1.INP’);

Rewrite(f);

Close(f);


Assign(f, ‘B1.OUT’);

Reset(f);

Close(f);

HS quan sát sơ đồ và suy nghĩ trả lời:

- Ghi tệp: gán tên tệp, tạo tệp mới, ghi thông tin và đóng tệp.

- Đọc tệp: gán tên tệp, mở tệp, đọc thông tin và đóng tệp.

HS sinh quan sát cấu trúc chung và tìm ví dụ minh họa:

- Readln(f, x1, x2); Đọc dữ liệu từ biến tệp f, đặt giá trị vào hai biến x1, x2.

- Writeln(g, ‘Tong la’, x1+x2); Ghi vào biến tệp g hai tham số dòng chữ ‘Tong la’ và giá trị tổng x1+x2.


Nuvola apps korganizer.png IV/ Củng cố[sửa]

- Gọi một học sinh khái quát lại vai trò của kiểu tệp và phân loại tệp.


- Học sinh khái quát lại các thao tác phải thực hiện khi đọc dữ liệu từ tệp và ghi dữ liệu vào tệp dựa vào hình 16 SGK).

Xem thêm[sửa]

Giáo án Tin học 11, La Chí Dũ, THPT Vĩnh Bình Bắc – Vĩnh Thuận – Kiên Giang
Tiết 1 BTTHtiet01_VinhBinhBac
Tiết 2 BTTHtiet02_NgoSiLien
Tiết 5 BTTHtiet05_DinhAn
Tiết 6 BTTHtiet06_VinhTuy
Tiết 7 BTTHtiet07_VanKhanh
Tiết 10 BTTHtiet10_TTKTTHHNHonDat
Tiết 11 BTTHtiet11_ThanhTay
Tiết 12 BTTHtiet12_MinhThuan2
Tiết 14 BTTHtiet14_NamYen
Tiết 15 BTTHtiet15_MyHiepSon
Tiết 16 BTTHtiet16_VinhHoaHungBac
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
Tiết 2 CÁC THÀNH PHẦN CỦA NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
CHƯƠNG II CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN
Tiết 1 CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
Tiết 2 MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU CHUẨN
Tiết 3 KHAI BÁO BIẾN
Tiết 5 ĐỊNH LUẬT CULÔNG
CHƯƠNG 3
Tiết 2 CẤU TRÚC LẶP
CHƯƠNG 4
Tiết 1 KIỂU DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC - KIỂU MẢNG
Tiết 3 KIỂU DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC - KIỂU MẢNG (TT)
Tiết 4 KIỂU DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC -KIỂU MẢNG (TT)
Tiết 9 BÀI TẬP
CHUƠNG 5 TỆP VÀ THAO TÁC VỚI TỆP
Tiết 1 KIỂU DỮ LIỆU TỆP, THAO TÁC VỚI TỆP
Tiết 2 THAO TÁC VỚI TỆP
CHƯƠNG 6
Tiết 1 CHƯƠNG TRÌNH CON VÀ PHÂN LOẠI
Tiết 3 VÍ DỤ VỀ CÁCH VIẾT VÀ SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH CON (T1)
Tiết 4 VÍ DỤ VỀ CÁCH VIẾT VÀ SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH CON (TIẾP THEO)
Tiết 5 THƯ VIỆN CHƯƠNG TRÌNH CON CHUẨN
Tiết 6 CHƯƠNG TRÌNH CON VÀ PHÂN LOẠI
Tiết 7 BÀI TẬP

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.