Dịch học họ Hùng/Bài-30

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Dịch học bài 30


15/ Cặp Quẻ: Khổng – lồ (Khảm – ly)[sửa]

Dich 301.jpg


2 thành phần của tinh thần con người lý trí và tình cảm, khổng lồ là biến âm của Khảm Ly dùng trong tiếng Việt chỉ sự to lớn vô cùng, vì lý trí và tình cảm là 2 đầu mối của mọi sinh hoạt tinh thần, hoạt động cân đối tốt đẹp người Việt bảo là có lý có tình, đây là một cặp lưỡng lập hoàn toàn không có tính đối kháng như người ta hay nghĩ sai. Sở dĩ vậy là xuất phát từ ý nghĩa công lý và tư tình, lý là phổ quát đúng ở mọi nơi, mọi chỗ còn tình là cái rất riêng không ai giống ai.

A- Quẻ Khảm hay khổng khảm/ Khảm

Dịch gọi là Tập Khảm vì cả trên và dưới đều là Khảm.

Khảm trong Dịch học có nhiều nghĩa, khảm trước hết là tình cảm, khảm là “cảm thấy” khác với “nhìn thấy” hay trông thấy.

Khảm là nước, là mây.

Tùy lúc, tùy nơi khi xét trong mối tương quan của một cái chung lớn hơn mà nó mang một ý nghĩa.

a) Lời Quẻ

Tập Khảm, Hữu phu, duy tâm, hanh, hành hữu thượng.

Tình cảm yêu thương trước hết là lòng tin, xuất phát từ con tim, như vậy tiến triển tốt đẹp, có sự chân thành ấy mọi việc đều đi lên bản thân được trọng vọng.

Tập khảm có thể dịch là yêu thương vô bờ hay tình cảm dồi dào.

Duy tâm ở đây nghĩa là phát từ đáy lòng mình tức chân thật hết mức, tình yêu mà tin tưởng hoàn toàn, chân thật hết mực thì còn gì bằng.

b) Lời tượng

Thủy tấn chí, tập khảm, quân tử dĩ thường đức hạnh, tập giáo sư

Thủy tấn chí là nước chảy không ngừng.

Tập khảm là 2 quẻ khảm đơn chồng lên thành quẻ khảm trùng.

Bậc trưởng nhân phải thường xuyên trau dồi nết đẹp (đức hạnh) nơi mình; và tập cách truyền đạt cho cả xã hội để phong hóa càng ngày càng tốt đẹp lên.

Cảm tiếng Việt còn đọc là cám (cám dỗ) tức lôi kéo người khác Quân tử phải một mặt lo cho mình để trở thành tấm gương cho thiên hạ, 2 là làm sao cho người khác trở nên giống mình đấy là nhiệm vụ của quân tử trong xã hội, đó là ý nghĩa 2 lần khảm hay tập khảm.

c) Lời Hào

c.1) Hào Sơ

Tập khảm, nhập vụ khảm đạm, hung

Tình lai láng tới mức si mê xấu.

Tình chồng lên tình quá mức như si cuồng, lấn át cả lý trí, làm sao biết tốt xấu, phải trái, như vậy là trở nên hôn ám vì tình, xấu là phải.

c.2) Khảm hữu hiểm, cầu tiểu đắc

Mắc vào bẫy tình thực hiểm nghèo, cầu mong một chút may mắn

Lòng người hiểm độc, mình không tỉnh táo sáng suốt là ôm hận cả đời, bẫy tình như lưới nhện, dính vào là chết chắc mà còn dám mơ tới chuyện lớn lao gì nữa.

c.3) Hào Tam

Lai chi khảm khảm, hiểm thả chẩm, nhập vu khảm đạm, vật dụng

Sa lầy trong tình yêu, trong vùng soáy sâu hiểm của cuồng si, chẳng làm nổi việc gì.

Sa lầy là trạng thái không lối thoát, sâu và hiểm là không thể nào thoát được, si mê không thể nào thoát được, si mê cuồng loạn là tâm thần không còn bình thường. Thực là vô phương cứu chữa.

c.4) Hào Tứ

Tôn tửu quỹ nhị dụng phẫu, nạp ước tự chủ, chung vô cữu.

Dâng lên (tổ tiên) cơm và rượu đựng trong 2 chén sành, kết ước bên song cửa sổ, không lỗi gì.

Cùng nhau kết ước bên song cửa sổ rất có thể là một tập tục, một phần trong nghi thức hôn nhân cổ xưa (nói có thể vì không xác quyết được)

Đây là cuối đoạn đường của tình yêu lứa đôi, kết ước rồi chuyển sang nghĩa vợ chồng, không còn sự say đắm nhưng khởi đầu sự an lạc.

c.5) Hào ngũ:

Khảm bất doanh, kỳ lý bình vô cữu.

Tình chưa trọn vẹn nhưng thấy bằng lòng không lỗi gì.

Tình cảm, sự liên đới giữa người và người trong xã hội, chưa tràn trề nhưng được như vậy cũng yên lòng yên trí lắm rồi, còn lỗi gì nữa.

Tình cảm tràn đầy chỉ có trong tiểu thuyết, thực tế chỉ cần con người có chút thương cảm với nhau đã là đáng quý rồi.


c.6) Hào 6:

Hệ dụng huy mặc, chí vu tùng cức.

Tam tuế bất đắc, hung

Bị trói bằng dây thừng, nhốt giữa tường bằng cây gai, 3 năm mà không toại chí thỏa lòng (hoặc 3 năm rồi trong cảnh bất đắc chí) xấu.

Tình cảm sâu đậm như buộc chặt vào nhau vậy, thực đoạn trường, như bị vây bởi hàng rào cây gai vậy, 3 năm trôi qua rồi mà chưa lấy được nhau, xấu lắm.

Tình cảnh cực kỳ thương tâm, tình trường sao lắm nỗi nghiệt oan, kết thúc của chữ tình sao khổ sở quá vậy.

B/ Quẻ Lồ hay Lửa = Ly / Ly

Lửa chồng lên lửa, sáng suốt tiếp nối sáng suốt còn gì tốt hơn nữa.

a) Lời Quẻ

Ly, Lợi, Hanh, súc tẫn ngưu – cát

Quẻ ly chỉ sự sáng suốt, Ly: thiết thực làm lợi cho cuộc sống, Ly: sáng suốt tức hành động hợp lẽ tự nhiên.

Súc tẫn ngưu là nuôi trâu cái. Trâu đã là loài tốn thuận, trâu cái là tốn thuận cực kỳ, tốn thuận nghe theo sự điều khiển của con người, ý chỉ sự sáng suốt hay hiểu biết phải phù hợp với đạo đức, khoa học phải dưới sự dẫn dắt của Minh Triết.

b) Lời tượng:

Minh lưỡng tác ly, đại nhân dĩ kế minh chiếu tứ phương

Sáng rực rỡ là tượng quẻ Ly, bậc đại nhân tiếp nối những hiểu biết đã có, làm cho sáng hơn nữa để soi rọi khắp gầm trời.

Ý lời tượng là tiếp thu những hiểu biết tức học tập đạt trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhưng như thế vẫn chưa đủ, phải miệt mài nghiên cứu nâng cao sự hiểu biết hơn nữa đồng thời truyền bá khoa học kỹ thuật ra khắp thiên hạ để xã hội trở nên xã hội văn minh.

c) Lời Hào

c.1) Hào Sơ

Lý thác nhiên, kính chi, cô cữu

Lý thác nhiên Chu Dịch bản lụa chép là: lễ tích nhiên, thực ra đúng câu này là: lẽ tất nhiên trong ngôn ngữ Việt chỉ sự đương nhiên như thế khỏi phải bàn, phải tôn trọng vì đó là quy luật tự nhiên không lỗi gì.



c.2) Hào nhị

Hoàng ly – nguyên cát _

Hoàng ly tiếng Việt viết là: đúng lý hay hợp lẽ – căn bản là tốt.

Trong kết cấu Quẻ trùng, khi nhìn theo chiều trên và dưới thì

Phần dưới chỉ những gì phụ thuộc tự nhiên, bên trên là những gì sáng tạo.

Hào nhị đắc trong phần dưới, nên lời hào là Hoàng Ly, Hoàng là đắc trung, Ly là lý lẽ, trung là trúng hay đúng.

c.3) Hào Tam

Nhật trắc chi ly, bất cổ phẫu nhi ca, tắt đại diệt chi ta, hung

Tà tà bóng ngả về Tây, không có tiếng nhạc lời ca, phải chăng thảm họa đang rình rập, xấu lắm.

Ở hào này chữ Ly, lửa chỉ ánh nắng hay ánh mặt trời

c.4) Hào tứ

Đột như kỳ lai như, phần như, tử như, khí như.

Thảm họa đột nhiên đến, đốt sạch, giết sạch chỉ còn lại cảnh hoang tàn.

Ở Hào Tứ chữ ly là lửa, khói lửa chỉ chiến tranh hay chiến trận.

Hào từ hào tam là điềm báo, báo không yên bình, sang hào tứ thì thảm họa thực sự đến. Cả 2 hào Tam và tứ là kể lại tình cảnh đất phía Tây của nhà Chu bất ngờ bị quân hùng tướng mạnh của Trụ Vương tấn công đánh phá, đốt sạch khiến trở nên hoang tàn. Lời 2 hào này phần nào biện minh cho hành động của Vũ Vương nhà Chu diệt Trụ Vương của nhà Thương.

c.5) Hào ngũ

Xuất thế đà nhược, thích ta nhược cát.

Quân thù rút đi để lại sự hoang tàn, lòng người sầu thảm bi ai tới khôn cùng. Nhưng tai họa đã qua có thể làm lại từ đầu, âu cũng là điều tốt.

Quân thù đi qua nhưng chỉ còn lại cảnh hoang tàn ý nói kẻ thù vô cùng tàn ác.

c.6) Hào thượng:

Vương dụng xuất chinh, hữu gia chiết thủ, hoạch phỉ kỳ xú vô cữu.

Vua xuất chinh, thắng trận, chặt đầu tướng giặc, không bắt tội kẻ theo đuôi – không lỗi.

Hào thượng tiếp ý có hào trước, quân thù tàn ác như thế chỉ sự bạo tàn của ác quân – tức Trụ vương, ở đây không có chữ lý nào nhưng ngầm hiểu những gì đã xảy ra đủ biện minh cho hành động của Vũ vương nhà Chu, giết tên hôn quân không phải là giết vua mà là xử tên gian ác trả thù cho trăm họ. Nhà Chu lên ngôi là mệnh trời phục hưng Trung Hoa, đem lại yên ổn hạnh phúc cho muôn dân chứ không phải bất trung phản nghịch.


Quẻ Ly hết sực đặc biệt

Hòa sơ, hào nhị: Ly là lý lẽ

Hào tam, Ly là ánh nắng

Hào tứ, hào ngũ: Ly là lửa khói

Hào thượng Ly là lý (do)

Ly âm gốc là lửa, tiếng Việt chỉ ánh sáng, mặt trời, lý lẽ.

Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.