Dịch học họ Hùng/Bài 27

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Dịch học họ HÙNG . bài 27


12 – Cặp Quẻ Bái – Phục[sửa]

Dich 271.jpg


Biến âm của (Bá – Phụt)

Bá phụt là định luật đúng cả trong lĩnh vực khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội

Bá là tựa, là tì.

Phụt là phóng đi

Đơn giản nhất như sự nhảy lên, không có điểm tì vào thì làm sao nhảy lên được….

Cặp quẻ bái – phục của Dịch học họ Hùng và cặp Quẻ bác phục của dịch học người Tàu âm tựa tựa như nhau nhưng nghĩa thì khác hoàn toàn.

Núi tựa vào mặt đất mà đứng, như vậy là bá hay tì hay tựa.

Địa lôi phụt là hình tượng sự rung động trong lòng đất và dung nham phụt lên… ta thường gọi là sự phun trào của núi lửa.

Quẻ phụt kết hợp 2 hiện tượng địa chấn và núi lửa (địa lôi) trong thiên nhiên thường xảy ra đúng như thế.

Phục theo Hoa ngữ là trở lại, ở đây miễn bàn.

A- Quẻ Bá = Sơn/ Địa

Bá là từ Việt có cận âm là bấu, đều có nghĩa là tựa vào bám víu vào.

Núi tựa trên đất là hình tượng của việc chính quyền dựa trên dân. Thượng tầng kiến trúc “bá” trên hạ tầng cơ sở.

a. Lời Quẻ

Bá – bất lợi – hữu du vãng.

Phụ thuộc vào cái khác, (người vật) nên bất lợi, nếu tiến hành công việc.

Phải dựa trên cái gì đó nên không thể độc lập tiến hành công việc.

Về phương diện quốc gia nếu chưa đủ sức tự lực, tự cường mà lúc nào cũng dựa vào anh cả, chị cả thử hỏi có dễ dàng thành đạt các mục tiêu quốc gia hay không? Hay thực ra chỉ là để sai vặt cho thiên hạ.



b. Lời tượng:

Sơn phụ ư địa: Bá, thượng dĩ hậu hạ, an trạch.

Núi dựa vào đất là tượng quẻ Bá, nhìn tượng đó bậc trên, tức bậc quân vương phải biết làm cho vững chắc điểm tựa của mình, tức lo cho dân được no ấm, an ổn nơi ăn chốn ở.

Bậc trí giả hoặc đấng minh quân đều biết địa vị của mình có vững hay không là nhờ cái chân đế ở dưới, muốn vững trên thì trước phải lo cho vững dưới, nhà nhà ấm no hạnh phúc thì chế độ vững như bàn thạch, chẳng có “kẻ thù” nào lật đổ nổi.

c. Lời Hào

c.1 Hào Sơ:

Bá sàng dĩ túc, miệt trinh hung.

Chân ở đây là tay chân tay bộ hạ, thần thiêng tại bộ hạ, triệt hết tay chân thì triều đình, quân vương dựa vào đâu, dĩ nhiên là hung nếu kéo dài không chấn chỉnh.

Ý Hào là vô hiệu hóa dần từ cơ sơ,̉ hệ thống cơ sở chống đỡ chế độ cũng như 4 chân giường đỡ cả cái giường vậy, giường gãy chân thì vua và triều đình ngủ…đất.

c.2 Hào nhị

Bá; sàng dĩ biện, miệt, trinh hung

Thang giường là chỗ đỡ mặt giường, thang giường gãy thì mặt giường tựa vào đâu, ý hào là đã hỏng tới lớp cận thần rồi.

Tình thế này, vua việc xa không biết việc gần cũng không hay, vua biết hỏi ai để nắm dân tình, mang tiếng là quân vương nhưng thực ra bị che mắt bịt tai chẳng khác gì bù nhìn.

c.3 Hào Tam

Bá chi – vô cữu

Dựa vào cái gì? Biết dựa vào đâu?

Không có hệ thống cán bộ, hay quan lại từ cấp cao xuống cấp thấp; lấy gì liên lạc với dân nên hào tứ hỏi hay than van. Biết dựa vào đâu?

c.4 Hào tứ

Bá, sàng dĩ phục, hung

Giường không còn mặt thì nằm vào chỗ nào, nói cho văn hóa có thứ tự có logic từ dưới lên trên thì như thế nói gọn ghẽ là: làm gì còn giường mà nằm, hoàn toàn không còn chỗ dựa, đến thái giám cung phi cũng không tin được nữa thì còn ai nữa đấy là tình cảnh cuối đường của một ông vua.


c.5 Hào ngũ:

Quán ngư dĩ cung nhân sủng vô bất lợi.

Quây đám tiểu nhân lại cách ly chúng với triều đình và dân chúng để khống chế ảnh hưởng của chúng. Vì nhiều lý do dây mơ rễ má khiến chưa diệt chúng ngay được, tạm coi chúng như bọn người hầu kẻ hạ trong nhà mà thôi, cao lắm thì đối xử như đám cung phi để mua vui, không cho chen vào việc nước được.

Làm được như vậy là coi như tình tiếc đã xoay chuyển, mọi việc đều tốt.

c.6 Hào thượng

Thạc quả bất thực, quân tử đắc dư, tiểu nhân bác lư.

Còn một ghế cao lắm chưa có người ngồi (thạc quẻ bất thực), nếu quân tử nhận chức ấy muôn người được nhờ (đắc dư = được cái xe lớn) còn tiểu nhân ngồi vào đấy thì còn biết trông mong nhờ cậy vào đâu (bác lư), ghế này không phải ngai vàng của quân vương thì cũng là ghế tể tướng .

B- Quẻ Phụt = Địa/ Lôi

Phụt được ký âm Hán Tự là phục

Quẻ địa trên quẻ lôi rõ ràng là tượng địa chấn hay rung động trong lòng đất, sự rung động này chẳng bao lâu sau dung nham sẽ phụt lên trời.

Lại nữa 5 vạch đứt ở trên là cứng là hình ảnh lớp vỏ trái đất, vạch dưới cùng là vạch liền là mềm, lỏng chỉ dung nham. Dung nham sẽ phun trào theo khe nứt ở giữa 5 vạch đứt – tức khe hở trong lòng núi lửa.

Dịch học của Tàu gọi là quẻ phục nghĩa là trở lại.

a. Lời Quẻ:

(Phục) phụt – hanh – xuất nhập vô tật bằng lai, vô cữu, phản phục kỳ đạo, thất nhật lai phụt lợi hữu du vãng.

Bắn ra hay phóng lên – ra vào không sao cả, mà có trở lại cũng không lỗi gì, trở lại đường ngay nẻo chính, 7 ngày sau thăng hoa kết quả, lợi cho sự phát triển.

Phụt lên là sự chuyển động, dung nham phun trào là hiện tượng tự nhiên, nếu lập lại (bằng lai) cũng là chuyện bình thường. Sau khi phóng ra đạt được sự cân bằng (phản phục kỳ đạo) giữa sức nén, và lực bung ra, chu kỳ sau lại tiếp tục, lợi cho sự phát triển.

Hiện tượng núi lửa là chu trình cân bằng, phá vỡ cân bằng của một bên là lực nén của vỏ quả đất, một bên là lực bung ra của dung nham cháy bỏng, lực tích tụ trong lòng đất cứ gia tăng dần tức độ nén ngày càng lớn, đến lúc độ lệch quá lớn sẽ bùng nổ sự phun trào. Dòng dung nham bắn ra áp lực giảm đi, sự cân bằng được lặp lại, lại khởi đầu một chu kỳ mới.

b. Lời tượng

(phục) Phụt, quân tử dĩ chấn dân, dục đức

Bậc trưởng nhân phải giúp dân nuôi đức hay tích đức để mỗi ngày mỗi cao dần lên.

Phụt cũng có nghĩa là tiến lên, sự thăng tiến cao nhất cũng là lâu nhất và khó nhất là thăng tiến đạo đức, không thể ngày một và ngày hai mà có được, giống như của cải thì ta có thể bỏ tiền trao đổi là xong, đức độ phải tích lủy lâu ngày dài tháng, mỗi ngày mỗi chút cứ như vậy suốt cả đời mình mới có thể đạt được đến mức đức cao trọng vọng.

c. Lời Hào

c.1 Hào Sơ

Bất viễn phụt (phục) vô chi hối, nguyên cát

Chưa đi xa ý nói không lâu mà đã thăng tiến được, còn gì phải hối nữa, tốt từ căn bản. Tu đức đòi hỏi công phu và thời gian ở Hào sơ… chưa xa đồng nghĩa là thời gian chưa lâu mà đã tiến bộ rõ rệt, có lẽ là nhờ cốt cách phi thường, tốt từ trong trứng tốt ra.

c.2 Hào nhị

Hưu phụt (phục) cát

Thăng tiến ngoạn mục, rất tốt.

Cái lõi của đạo đức nằm ở chữ nhân, nên Việt Nam hay nói tu nhân tích đức, rộng lòng nhân ái thì tiến đức rất nhanh không ai bằng nên hào từ nói hưu phụt cát.

c.3 Hào tam

tần phụt (phục) lệ, vô cữu.

Liên tục thăng tiến, còn lỗi gì nữa.

Mọi sự việc trên đời đều luôn chuyển động, đứng lại tức thụt lùi, con người phải thăng tiến một cách liên tục, đều đặn thì mới mong đạt được sự văn minh toàn diện cả văn minh vật chất lẫn văn minh tinh thần.

c.4 Hào tứ

Trung hành – độc phụt (phục)

Chỉ có mình tiến lên được do đi đúng đường.

Hào tứ là địa vị của sự duy lý, thiên hạ đều mắc bệnh thái quá, riêng ta biết đạo trung dung nên đi đúng đường và dĩ nhiên vượt lên trên tất cả.

c.5 Hào ngũ

Đôn phụt (phục) vô hối

Một lòng một dạ tiến lên còn ăn năn gì nữa.

Hào ngũ là vị trí của chúa tể đắc đạo trung tức không thái quá không bất cập, nếu đã rắp tâm tiến lên thì còn ai bằng nữa.

c.6 Hào thượng

Mê phụt (phục) hung, hữu tai sảnh

Dụng hành sư chung hữu đại bại, dĩ kỳ quốc quân hung – chí vu thập niên bất khắc chinh.

Tiến bừa thì tai họa chắc đến, dùng hành quân chắc chắn đại bại, vua gặp nguy hiểm 10 năm chẳng tiến lên được.

Làm càn thì chắc là hỏng việc, quân mà tiến càn thì chắc là đại bai thất bại hết việc này đến việc khác đến địa vị của vua cũng lung lay làm càn như thế thất bại hao tổn quốc lực lớn lao, đến 10 năm, ý nói lâu lắm cũng chưa tiến lên được.

Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.