Dịch học họ Hùng/Bài 11

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Dịch học họ HÙNG. bài 11


D. Tam Toà hay Tam Tài[sửa]

Tòa trong tiếng Việt có nghĩa là đơn nguyên, Thiên Chúa tam ‘tòa’ tức Thiên chúa ba ‘ngôi’. Tòa nhà tức một khối, thí dụ: tòa nhà = khối nhà. Chu Dịch viết rất giản đơn: Dịch có thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái … có người gọi đó là Dịch, thực ra đó chỉ là phương pháp luận Dịch lý chứ không phải là Dịch học.

1 sinh 2, 2 sinh 4, 4 sinh 8 chính là định luật sóng đôi mà ta đã nói tới. Ngoài sự diễn biến theo qui luật trên Dịch học còn có một loại hình diễn biến khác.


1 → 3 → 5 → 9

thái cực → tam tòa → ngũ hành → cửu trù

1 cục → 3 tòa → 5 hình → 9 chỗ

Ở lưỡng ngôi ta có 2 thành phần hợp tác với nhau để sinh thành. Con người đầu đội trời, chân đạp đất như vậy con người đứng giữa, ở trung tâm đúng nghĩa chữ nhân; do mối tương quan tay ba.



Một bên là tương quan: người – xã hội; bên kia là tương quan: người – tự nhiên thông qua trung tâm là con người, 2 mối tương quan này trở thành ràng buộc của nhau, chế độ xã hội phải phù hợp với mối quan hệ người – tự nhiên. Tức trình độ khoa học và công cụ kỹ thuật.

Tam tài có tính mẫu mực là Thiên Nhân Địa, vẫn được dùng để tôn cao địa vị con người ngang với trời đất. Thiên là những yếu tố vô hình, địa là những yếu tố hữu hình cụ thể. Năng lượng, ánh sáng đến từ vũ trụ hợp với các nguyên tố từ đất tạo thành cây cỏ, thực vật, đến khi có sự tham gia của bàn tay, khối óc còn người tạo thành sự kết hợp tay ba: Thiên – Nhân – Địa và nền nông nghiệp ra đời từ sự kết hợp đó.

Sự ra đời của kỹ thuật trồng trọt được Dịch học đánh giá rất cao trong hào Nhị quẻ Kiền: “hiện long tại điền lợi kiến đại nhân” nếu dịch là “rồng hiện trên mặt ruộng kiến (gặp) đại nhân thì có lợi” chỉ đúng về mặt chữ còn đối với Dịch học thì coi như vô nghĩa. ý nghĩa câu trên theo kiến giải Dịch học là: “con người trở nên người lớn (con người ta lớn) khi bắt đầu biết trồng trọt, lúc chấm dứt sự phụ thuộc hoàn toàn vào giới tự nhiên cũng là lúc xuất hiện thần tính (được ví như con rồng) khiến con người vượt trên mọi sinh vật, sánh ngang cùng trời đất.

Cặp từ Thiên và Địa không nhất thiết phải là trời và đất như ở trên ta đã nói đến: trời chỉ các yếu tố vô hình, đất là những gì cụ thể, có thể nắm bắt được. Thí dụ: trong công thức nổi tiếng về binh pháp: ‘thiên thời – địa lợi – nhân hòa’, thì thiên đâu có nghĩa là trời mà là thời cơ lịch sử, địa là điều kiện vật chất đang thủ giữ, còn nhân là lòng người, lòng quân và lòng dân, yếu tố quan trọng nhất.

Trong Tam tòa thì Tòa Nhân luôn luôn là quan trọng nhất, có một thế giới gọi là khách quan vận động một cách mù lòa, vô hướng, vô nghĩa; tất cả những giá trị xuất phát từ thế giới ý thức, vũ trụ trở nên có “giá trị” từ khi nó được phản ánh bằng thông tin vào não con người và được chính con người ban cho phần giá trị để trở thành 1 phần của thế giới đã được định hướng.


E. Ngũ hành hay 5 hình[sửa]

5 hình là 1 cơ cấu tổ chức, 1 cơ chế hoạt động có 5 thành phần, trong đó hình quan trọng nhất có vị trí trung tâm, là điểm khởi đầu và kết thúc của chuỗi phản ứng dây chuyền. Ngũ hành hay 5 hình xếp theo đồ hình:



Tên 5 Hình là: lửa, nước, gỗ, đá, và cam. Tới đây có 2 điểm phải thuyết minh: lửa, nước, gỗ, đá là 4 loại hình vật chất rất cơ bản của loài người, riêng cam:

- Việt ngữ là màu vàng sậm, màu vàng là màu của trung cung.

- cam biến âm thành kim, kim trong Hoa ngữ là hiện nay, lúc này là điểm giữa của 1 bên là quá khứ và 1 bên là tương lai.

- cam trong Hoa ngữ nghĩa là ngọt, vị trung tâm của ngũ vị, đắng, cay, ngọt, mặn, chua.

Tóm lại: với 3 lần nghĩa là trung tâm, hành Kim hay Cam không thể là hành biểu thị cho phía tây như trong Hán Dịch đã ghi.

Điểm cần thuyết minh thứ hai:

Tại sao đã dùng gỗ đá là 2 loại vật liệu rồi còn dùng chi chữ ‘mộc’ và ‘thạch’? Trong tiếng Việt: mộc là gỗ và cũng là biến âm của ‘mọc’ tức phương Đông mặt trời mọc lên, ngược với phương Tây mặt trời “thụt” xuống, thụt biến âm ra thạch và thục (trong Hoa ngữ thành từ kép ‘Tây Thục’). Thạch cũng chính là đá, ta khẳng định phương Tây dùng đá là tiêu biểu vì theo Dịch lý họ Hùng thì phương Tây là phương “không đổi” hay phương Căng, Cứng, tục ngữ Việt Nam có câu: ‘cứng như đá’ giúp cũng cố thêm cho xác quyết này. – Dịch học hình thành từ thời Thái cổ thì làm gì có kim loại để có hành “Kim” ở phương Tây.

Ta có vế đối: phương Đông là mộc tức gỗ; phương Tây là thạch tức đá; gỗ đá là 2 vật liệu cơ bản thuở xưa để làm nhà và vật dụng; người Trung Hoa đã biến thạch à thổ là đất và đưa nó vào trung cung, đổi hành cam ra phía tây và biến âm thành kim, tức kim loại, trở thành vật đối xứng với đầu bên kia là gỗ (mộc).

Càng đi sâu vào nghiên cức Dịch càng có thể khẳng định chỉ có 1 Dịch học xuyên suốt và thống nhất nhưng có 2 loại biểu hiện; Dịch nút số hay tượng số xuất hiện từ thời Thái cổ cách nay trên chục ngàn năm, Dịch tượng vạch thể hiện tư tưởng bằng vạch quẻ ra đời cách nay khoảng 5.000 – 6.000 năm, bộ Chu Dịch diễn tả bằng văn tự xuất hiện vào đời Chu cách nay hơn 3.000 năm.

Nhưng trong lịch sử Dịch học Trung Hoa luôn chứa nhiều điều kỳ bí như:

Hà đồ lạc thư – đã có từ thời Thái cổ, vậy mà mãi tời đời Tống tức chỉ cách nay hơn 1.000 năm mới công bố.

Sách ‘Hoàng đế nội kinh tố vấn’ với đề tựa như thế thì chắc chắn đã có từ thời Hoàng Đế cách nay 5 – 6 ngàn năm, trong sách có các thông tin của Dịch lý như ngũ hành, hà thư, ngũ sắc, ngũ âm v.v…; điều gây thắc mắc là ‘Hoàng đế nội kinh tố vấn’ viết bằng loại chữ gì? được viết lên trên vật liệu gì? hay là chỉ được truyền khẩu?

Ở phần trên ta đã khẳng định sự thống nhất xuyên suốt của Dịch học, có nhiều đồ hình tức các văn bản cổ sơ bằng hình vẽ nhưng giữa các đồ hình đều có sự nhất quán, tương thông ý nghĩa.


Ta tìm hiểu sự thương thông trong Hà thư, Tứ tượng, và Ngũ hành:



Dịch viết:

Nhất viết Thủy, nhị viết Hỏa, tam viết Mộc, tứ viết Thạch (Thổ), ngũ viết Cam (Kim); Dịch học họ Hùng khác Dịch Tàu ở 2 điểm: trong 5 hành đã hoán đổi vị trí hành Kim và Thổ (viết thành Cam và Thạch)

Nếu so sánh Hà Thư và 5 hành ta nhận ra sự tương đồng vị trí đúng như đã được chỉ định ở trên.

Hành Hỏa ở phía trên hoặc phương Bức (hướng xích đạo); Hành Thủy chiếm bên dưới hoặc hướng địa cực Bắc hiện nay.

Mộc ở phương Đông, Thục (Thạch, Thổ) ở phương Tây và Cam ở chính giữa.

Đoạn văn chỉ dẫn trên cho ta biết Hà Thư là Dịch dùng nút số đã có trước rồi từ cái nền của Hà Thư đã biết đó con người xác lập vị trí của ngũ (5) hành.

Khi đặt chồng cả 3 đồ hình: Tứ Tạng, Ngũ Hành và Hà Thư ta mới giải nghĩa mỗi đoạn “công thức” ngắn ngủi sau:

Hỏa viêm thương

Thủy nhuận hạ

Mộc viết khúc trực

Thạch viết tòng cách

Cam viết giá sắc

Nguyên văn cổ thư Trung Hoa viết:

Kim viết Tòng cách

Thổ viết giá sắc

Ta đã biết số 2 và 1 trong Hà Thư là nhẹ và nặng, số 8 và 9 là mềm và cứng nên so sánh mới viết:

1. Hỏa số 2 viêm thượng, lửa thì nhẹ nên bốc lên trên cao; đấy là nghĩa vật lý còn ý nghĩa triết học: tinh thần là phần làm nên giá trị con người, tức trở nên cao quí hay viêm thượng.


2. Thủy số 1 nhuận hạ, thân xác cũng là 1 sinh vật trong sinh giới, nó cũng bị chi phối bởi các quy luật vật lý và sinh học như các động thực vật khác nên Dịch viết: Thủy nhuận hạ, hạ đây không phải là hạ cấp, bên dưới mà là sự ràng buộc vào thế giới vật chất thực tế, cụ thể.


3. Thạch số 4 viết Tòng cách (nguyên văn Kim viết Tòng cách)

Tòng là tuân theo

Cách là sửa đổi

Hướng Tây là cứng (Hà Thư) là mối quan hệ người – tự nhiên (tứ tượng) nên ngũ hành tượng trưng bởi đá, tục ngữ Việt thường nói cứng như đá; không thay đổi là đặc tính của quy luật lý lẽ.

Chi phối mối tương quan con người và tự nhiên là lý lẽ; đứng trước các quy luật con người chỉ có một cách duy nhất là tuân theo, không thể nào sửa đổi được vì nếu sửa đổi được thì đâu có còn là quy luật tự nhiên, đó chính là nghĩa chữ Tòng.

Tôn trọng theo đúng các quy luật để vận dụng ngay các quy luật đó làm lợi cho mình gọi là cách.

Thí dụ: ta không thể bắt nước chảy ngược từ thấp lên cao được; nhưng vận dụng ngay quy luật nước chảy xuống thấp để đắp đập tưới tiêu, làm thủy điện v.v… Biến thủy tai thành thủy lợi đấy chính là tòng cách.


4. Mộc số 3 viết khúc trực

Khúc trực có nhiều ý:

- Gẫy khúc và thẳng thắn

- Cong và ngay

- Gián tiếp và trực tiếp

Ý rất rõ muốn đến thẳng phải đi đường vòng … nói như thế nghe hơi kỳ…

Quẻ Mộc phương Đông chỉ xã hội chỉ mối tương quan – Người và Người.

Hà thư có vòng trong là vòng sinh, vòng ngoài là vòng thành; vòng thành chỉ những gì đã hiện ra; đã hình thành rồi; nhưng cái gốc rễ sinh ra nó lại nằm chìm ở vòng sinh. Thí dụ: trộm cắp như rươi có nguyên nhân chính ở vòng trong là: sự thiếu thốn quá mức như vậy nhà cầm quyền không phải chỉ biết có trừng phạt… mà còn phải biết giải quyết tệ nạn tận gốc rễ tức làm sao để không còn nghèo đói, ai cũng đủ ăn, đủ mặc.

Tóm tắt mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân sâu xa, muốn giải quyết nó tức “trực” thì phải thay đổi nguyên nhân đã tạo ra nó tức “khúc” Mộc viết khúc trực không phải là một quan niệm cổ nữa mà là một định luật của ngành khoa học chính trị hiện đại.


5. Cam số 5 viết giá sắc

Nguyên văn trong Dịch học của Tàu Thổ viết giá sắc.

Cam là hành trung tâm, là nơi xuất phát và qui về. Cam chính là chỉ con người hay loài người sống thực, một cá nhân bị vây tứ phía bởi các quy luật, tự nhiên và xã hội

Cam = chính ta, tại đây, lúc này.

Dịch viết: cam viết giá sắc (nguyên văn Thổ viết giá sắc)

Giá là gieo, sắc là gặt. Hiểu theo ngôn ngữ này là bởi con người, vì con người

Chính con người phát động chuỗi phản ứng dây chuyền mà cũng chính con người lãnh hậu quả sau cùng. Có 2 chuỗi phản ứng: ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc

Sinh và khắc đều dùng Hán Tự ký âm mà ra. Chữ suôn trong suôn sẻ thuận lợi suôn à sinh; Sinh ở đây không có ý nghĩa là sanh đẻ.

Chữ khác à khắc, khắc chế chữ khác có nghĩa là vận động khác chiều hay trái chiều.

Nếu 2 lực đồng chiều thì tổng là số cộng còn nếu 2 lực trái chiều thì tổng là số trừ của nhau. Đấy chính là ý nghĩa toán học của sinh và khắc. Còn ý nghĩa triết học là:

Sinh là đồng chiều với khuynh hướng tự nhiên, nếu cứ để tự nhiên đừng can thiệp vào bằng nỗ lực chủ quan thì chiều diễn biến sẽ như thế.

Ngược lại: khác là bơi ngược dòng nên hậu quả là rất tốn công sức, rất mệt mỏi mới có thể đến đích. Sở dĩ con người phải chấp nhận sự mệt mỏi, vất vả vì đi theo chiều khắc là đi đường tắt, đường đến đích ngắn nhất, nhanh nhất. Bằng nỗ lực chủ quan vượt lên bất chấp mọi sự đòi hỏi của khách quan. Thực tế vận động theo vòng nghịch chỉ 1 số ít thánh nhân thành công còn đối với người phàm như đại đa số cái gọi là giống người thì chiều khắc chỉ được coi là 1 ý hướng, cố gắng tiến đến càng gần càng tốt, dù chỉ rút ngắn được một khoảng cũng xứng mặt “lãnh đạo” rồi, còn quần chúng không cần đi tắt cứ bình thản theo vòng sinh mà đi.

a) Ngũ hành tương sinh

Chúng ta vẫn thường quen đọc là cam sinh thổ, thổ sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh cam…

Đơn giản hóa chuỗi sinh này:

Cam à Thổ à Thủy à Mộc à Hỏa à Cam

Dịch lý người Tàu vòng sinh như sau:

Thổ à Kim à Thủy à Mộc à Hỏa à Thổ

Vẽ theo đồ biểu ngũ hành ta có vòng sinh:



Con người từ nguyên thủy tiến lên từng bước đến văn minh.

  • Xuất từ con người tức hành Cam, đầu tiên xử lý mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên tượng trưng bởi hành Thổ (Thạch) cụ thể là tăng tiến tri thức khoa học và cải tiến công cụ để tạo ra năng suất mỗi ngày mỗi cao hơn, tạo ra của cải vật chất ngày càng nhiều hơn và đưa đến:
  • Thổ sinh Thủy: ý nghĩa là dựa vào sự thăng tiến khoa học kỹ thuật mà đời sống vật chất của con người được cải thiện, nâng cao lên.
  • Thủy sinh Mộc: Mộc là tình cảm giữa con người với nhau, khi của cải vật chất dồi dào, nhu cầu cho sinh tồn không bức bách nữa thì con người dễ thông cảm với nhau, dễ tôn trọng chia xẻ hơn, thực ra tình cảm đối với con người cũng là một bản năng cũng y như bản năng sinh lý vậy, tình cảm chỉ lụi tàn khi bị bản năng sinh tồn lấn lướt.
  • Mộc sinh Hỏa: Khi cuộc sống đã ít phải lo toan, mối liên hệ người và người đã tốt đẹp thì sự thăng tiến trong đời sống tinh thần trở nên dễ dàng hơn. Khi ăn bữa nay lo chạy bữa mai thì khó nói đến việc tự chủ, tự cường.

Con người phải nhắm đạt 3 chữ chủ làm chủ bản thân, làm chủ thiên nhiên và làm chủ xã hội

Làm chủ bản thân tức sự đấu tranh giữa ý hướng vươn lên của tinh thần và sự kéo xuống của dục vọng, rõ ràng khi nhu cầu vật chất không thiếu thốn nữa, con người dễ vươn lên hơn nhiều, điều này dịch đã noí rõ trong câu: Chiến hồ càn.

b) Ngũ hành tương khắc:



Vòng tương khắc như sau:

Cam khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Thạch, Thạch khắc Mộc, Mộc khắc Cam.

4 khía cạnh của ý thức là:

Hỏa = ý chí, Thủy = dục vọng, Mộc = tình cảm, Thạch = lý lẽ và Cam là nơi dung hợp cả 4 khía cạnh.

· Cam khắc Thủy: bước đầu phải diệt dục để trở thành vô cầu.

· Thủy khắc Hỏa: khi đã diệt dục rồi thì tinh thần thảnh thơi tự tại không bị lôi kéo bởi vật dục nữa, tinh thần thăng hoa tột đỉnh đạt trạng thái gọi là vô vọng.

· Hỏa khắc Thạch: khi đã đạt vô cầu, vô vọng bản thân không còn bị ràng buộc của tục lụy trần gian; lý lẽ, đúng sai, phải trái không còn ý nghĩa nữa, nghĩa là đã vượt vòng cương tỏa thong dong tự tại trong trạng thái vô chấp, các quy luật thông thường của tự nhiên và xã hội đều vô can với mình.

· Thạch khắc Mộc: cái vô thứ 4 đạt đến là vô biên, sau vồ cầu, vô vọng, vô chấp đỉnh cao mà con người có xương có thịt đạt đến được là vô biên; không còn các biên giới phân ranh giữa ta và người khác. Đạt đến mức này, thì từ sở hữu không còn ý nghĩa nữa tức có thể xây dựng chế độ cộng sản trên trái đất này.

· Mộc khắc Cam: bước cuối cùng của hành trình tương khắc là trở về với nhân tức con người, nhân cũng chính là bước khởi đầu chuỗi tác động dây chuyền, nhưng con người bây giờ không còn là con người cũ nữa, sự tột đỉnh của hữu đã biến thành… vô, con người cá thể không còn, thay vào đấy là tột đỉnh vô ngã… tức không còn là người theo nghĩa thông thường nữa mà là thánh nhân.

Tương khắc thực chất là con đường tu hành, chỉ có 1 số người có phẩm chất đặc biệt mới theo được… Ta tuyệt đối không bao giờ được sai lầm, đem áp dụng cho cả xã hội, cộng đồng, nếu bừa bãi cuối cùng chắc chắn là rơi vào đường đi không đến… hay càng đi càng xa đích nghĩa là trầm luân khổ ải vô bờ.

Vậy thánh nhân chỉ ra ngũ hành tương khắc để làm gì?

Nếu vận dụng thành công ngũ hành tương sinh ta có thể xây dựng được một cộng đồng giàu mạnh; nhưng giàu mạnh chưa chắc đã là hạnh phúc, có khi còn ngược lại … khổ hơn khi chưa giàu.

Hạnh phúc là một xúc cảm nội thể tạo nên bởi các yếu tố nội sinh, các yếu tố bên ngoài chỉ ảnh hưởng mà thôi, ảnh hưởng dù mạnh tới đâu cũng vẫn là ảnh hưởng, quyết định vẫn là chuyện của bên trong. Chính vì vậy mới phải có vòng tương khắc.

Một xã hội dù giàu có tới đâu cũng không thể là xã hội an hòa khi trong lòng nó vẫn tồn tại mâu thuẫn rất cơ bản; một bên là tính hữu hạn của vật chất và bên kia là lòng tham vô hạn của con người, của cải vật chất thủ đắc biết bao nhiêu cho đủ? Chính vì vậy mà thánh nhân mới tác Dịch để dạy chúng ta vòng tương khắc; tính hữu hạn của vật chất là khách quan ta không can thiệp được nhưng vế sau là lòng tham lam của con người thì có thể uốn nắn, sửa đổi được.

Ta nhận xét:

Ngũ hành tương sinh tồn tại trong văn minh nhân loại với tư cách là nền khoa học, khoa học tiến hóa xã hội.

Ngũ hành tương khắc lại có tư cách một nền đạo đức xã hội, nó thúc dục, định hướng sinh hoạt nội tâm mỗi con người và sau cũng chính nó chứ không gì khác dẫn con người đến hạnh phúc.

Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.