Dịch học họ Hùng/Bài 47

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Dịch học họ HÙNG – bài 47


32- Cặp quẻ: Khép (khấp) – Khởi[sửa]

Dich 471.jpg


Dịch học thông hành gọi là:

Ký tế – vị tế

Ký tế = là việc đã xong

Vị tế = là việc chưa xong

Dịch học họ Hùng có cặp quẻ: khép – khởi. Ý là: khép là khép lại, đồng nghĩa với ký tế, khép là kết thúc chu kỳ trước đồng thời cũng là khởi là bắt đầu chu kỳ sau. Lúc khép lại cũng chính là lúc khởi đầu.

Quẻ khép – khởi của Dịch học họ Hùng ngược với Dịch học của Tàu:

Hỏa trên, thủy thành ra quẻ khép tức ký tế hay việc đã xong.

Dịch học Tàu gọi là: hỏa trên thủy tạo ra quẻ vị tế là việc chưa xong.

Quẻ thủy trên hỏa thành quẻ khởi cũng tương tự.

A- Quẻ: Khép = Hỏa/ Thủy

Khép hay ký tế đều mang ý nghĩa là việc đã xong.

Hỏa ở trên, thủy ở dưới là đã đâu vào đấy; mọi việc đã an bài, xem tượng đó nên đặt tên là ký tế.

a) Lời Quẻ:

Ký tế, hanh tiểu, lợi trinh, sơ cát chung loạn.

Việc đã xong ký tế, việc nhỏ đã thông, bền lòng được hưởng lợi lúc đầu tốt đẹp về sau hỗn loạn.

Chuyện nhỏ là chuyện làm ăn, cuộc sống. Tiểu hanh là chuyện làm ăn, cuộc sống thì hanh thông thuận lợi.

Lúc đầu tốt đẹp vì như đã nói đến ở Hào từ quẻ trung phu, việc đã thành tức là lúc chế độ xã hội chuyển biến phù hợp với nền tảng vật chất kỹ thuật, về sau hỗn loạn vì khoa học kỹ thuật luôn biến đổi tiến bộ, sự tiến bộ này tạo thành một độ lệch, càng ngày càng lớn. Đó là nghĩa: sơ cát, chung loạn.



b) Lời tượng:

Hỏa tại thủy thượng, ký tế

Quân tử dĩ tư hoạn, nhi dự phòng chi

Quẻ khép hay ký tế: người quân tử xem tượng đó biết suy nghĩ đến sự loạn khi đang yên, phải ngăn ngừa từ khi nó chưa xảy ra.

c) Lời Hào

c.1) Hào Sơ

Duệ kỳ luân, nhu kỳ vĩ, vô cữu,

kéo lết bánh xe, ướt cái đuôi không lỗi.

Dịch học dùng hình ảnh vượt sông để chỉ sự cải cách xã hội.

Kéo lết cái bánh xe là hãm bớt tốc độ cải cách xã hội lại, vì bộ phận chậm tiến nhất (cái đuôi) trong nhân dân không theo kịp không chấp thuận việc cải cách hoặc bắt buộc phải theo nhưng không thông suốt, khẩu phục tâm bất phục, làm chậm lại như thế thì không mắc lỗi.

c.2) Hào Nhị

Phụ táng kỳ phất, vật trục thất nhật đắc.

Kiệu hay xe của phụ nữ quyền quý mất cái rèm che (nên không đi đâu được) vật trục thất nhật đắc.

Chuyển đổi nếp nghĩ, quan niệm, về phong hóa xã hội không theo kịp với đà cải cách xã hội, đừng bận tâm bởi cái nếp văn hóa đã lạc hậu ấy; chỉ một thời gian sau sẽ đâu vào đấy, nghĩa là tự nó thích nghi.

Kiệu hay xe của đàn ông đi không cần che rèm, bây giờ cải cách phong hóa xã hội bỏ luôn cái rèm che của kiệu hay xe của phụ nữ đi nghĩa là thực hiện bình đẳng nam nữ ý tưởng đó quá táo bạo trong thời phong kiến… chuyển biến hay nhận thức của chính giới nữ cũng không theo kịp.

c.3) Hào Tam

Cao tông phạt quỷ phương, tam niên khắc chi, tiểu nhân vật dụng .

Với lòng chí thành, muốn khai hóa văn minh cho dân phía tây, vua Cao Tông nhà Thương đã đánh nước “phương Tây” hay Qủy phương bọn tiểu nhân không thể làm như thế.

Chữ Quỷ là biến âm của Quí hay Cửu nghĩa là số 9, số 9 trong Hà Thư (đồ) chỉ phương Tây (số 8 chỉ phương Đông); Quỷ phương là nước ở phương Tây nhà Thương gọn lại là Tây Quốc.

Đất chính của nhà Thương và Ân Thương là vùng hồ Nam và Hà Nam, phía Tây của vùng ấy là Tứ Xuyên ngày nay, đấy là đất của giống người Khương hay Tạng Tộc, sau được gọi là người Quì Việt hay Quỉ Việt

Tiểu nhân vật dụng là bọn tiểu nhân làm gì có lòng chí thành muốn khai hóa văn minh cho dân, chúng chỉ có lòng tham lam, chiếm đất đoạt của thì tuyệt đối không được gây chiến.

Đa số các bản dịch kinh chu dịch đều dịch: Tiểu nhân vật dụng là không được dùng bọn tiểu nhân.

c.4) Hào Tứ

Nhu hữu y như, chung nhật giới

Coi chừng áo lành thành áo rách. Lúc nào cũng phải cảnh giác.

Cách mạng thành công rồi nhưng không được ngủ quên trên chiến thắng. Từng giờ từng phút những thói hư tật xấu cùng với bọn giả danh cách mạng hay bọn thoái hóa biến chất lúc nào cũng sẵn sàng ngóc đầu dậy, phá hoại những thành tựu của công cuộc cải cách….biến áo lành thành ra áo rách.

c.5) Hào Ngũ:

Đông lân sát ngưu (dĩ tế) bất như tây lân chi thược tế, thực thụ kỳ phác.

Nhà Ân Thương tế lễ thịnh soạn (sát ngưu) không bằng nhà Chu tế lễ đơn giản, đạm bạc (thược tế), trời ban ân, gióng phúc cho bộ tộc Chu.

Cuối đời Ân Thương sa đọa đến cực điểm; mất lòng dân thì có hối lộ trời bằng cách giết trâu tế lễ, trời cũng chẳng dám nhận, vì lòng dân là ý trời, ngược lại nhà Chu thời Văn Vương, Vũ Vương thực là bậc minh quân – thánh đức.Phong hóa xã hội thì chính đạo sáng ngời như vậy chỉ cần tế lễ mọn tượng trưng thôi vì ý trời đã sẵn hướng về nhà Chu.

c.6) Hào Thượng

Nhu kỳ thủ lệ.

Cực thịnh ắt suy, trăng tròn là lúc bắt đầu khuyết, nguy ở chỗ là không phải một số dân chậm tiến, ngu muội không đồng tình với cải cách mà bây giờ là hàng ngũ lãnh đạo không muốn tiếp tục cải cách vì sự cải cách sẽ đụng chạm đến quyền lợi họ đang có, đang được hưởng nên hào từ bảo: Nhu kỳ thủ, lệ: Qua sông mà ướt cái đầu, đáng lo.

Dịch là chuyển biến, sự chuyển biến liên tục không bao giờ dừng lại, có những người hôm nay hăng hái phất cờ tiên phong cách mạng, nhưng thời gian sau lại trở thành đối tượng mà cách mạng phải trừ khử vì họ khư khư ôm ghế nên trở thành cục đá chắn đường.

Từ phần tử tiên tiến. Sau đó tự mãn không tiếp tục dưỡng rèn luyện để sau một thời gian lại trở thành phần tử chậm tiến lac hậu so với thời thế.

B- Quẻ: khởi = thủy/ hỏa

Dịch học Tàu gọi là vị tế là việc chưa xong.

Thủy mà ở trên hỏa là trái lẽ thường tức chưa “đâu vào đấy”.

Sự trái lẽ thường ấy khiến lại phải bắt đầu công việc nên đặt tên là quẻ Khởi, nghĩa là bắt đầu.

Vạn vật phát triển theo chu kỳ, nên điểm kết thúc chu kỳ trước lại là điểm khởi đầu của chu kỳ sau, cứ vậy chuyển biến mãi không ngừng.

a) Lời Quẻ:

Vị tế hanh – tiểu hồ ngật tế – nhu kỳ vĩ, vô du lợi.

Việc chưa xong, đúng theo qui luật phát triển, cải cách là quốc gia đại sự, tâm địa nhỏ nhen lưu manh vật vãnh (tiểu hồ) không thể đảm đương được, tâm địa đó cùng lắm chỉ là kẻ bám đuôi, “ăn theo” cách mạng, những kẻ đó chẳng lợi ích gì cho xã hội cả.

b) Lời tượng

Thủy tại hỏa thượng (ngược với Dịch học Thông hành) vị tế hay khởi, quân tử dĩ biện vật cư phương.

Xem tượng quẻ khởi, lửa ở trên nước là trái lẽ thường, bậc trưởng nhân phải thận trọng nghiên cứu sắp xếp nhân sự, đâu vào đấy để ai cũng phát huy được thế mạnh của mình, tức đạt mức tối ưu tronghiệu quả.

Chuyện tưởng đơn giản ai cũng hiểu, nhưng lại không phải vậy, ngay thời buổi này mà có chuyện tưởng như đùa; trí thức thì cho về nông thôn cày ruộng, còn nông dân bỏ đồng áng, công nhân bỏ xưởng máy để làm… lãnh đạo nên các ngài chăn dân cứ như chăn trâu…. Ai muốn hiểu biết thêm thì cứ đến Trung Quốc hỏi thăm lớp cựu Hồng vệ binh…

c) Lời tượng

c.1) Hào Sơ

Nhu kỳ vĩ, lận

Hào sơ chỉ thành phần thấp nhất, đầu óc kém cỏi nhất, chậm tiến nhất trong xã hội, bản thân họ chẳng biết cách mạng là gì – chỉ theo sau như cái đuôi bắt buộc phải theo cái thân vậy thôi.

c.2) Hào nhị

Duệ kỳ luân, trinh cát

Hãm bớt tốc độ, nhưng kiên quyết cải cách, tốt.

Các điều kiện của cải cách đã có đủ, nhưng vẫn phải thận trọng cải cách từng bước; để toàn xã hội đủ thời gian thích ứng với cơ chế mới, xong bước trước, rồi mới bước bước sau, ý chí cách mạng luôn vững vàng không chùn bước, tốt lắm.

c.3) Hào Tam

Vị tế, chinh lung, lợi thiệp đại xuyên

Vị tế là việc đang làm, cách mạng đổi mới là một quá trình liên tục, cải cách là để thăng tiến xã hội, nếu dùng bạo lực, coi cách mạng là chiến tranh để dành giật thì cực kỳ xấu.

c.4) Hào Tứ

Trinh cát, hối vong, chấn dụng phạt quỉ phương, tam niên hữu thưởng vu đại quốc.

Bền lòng theo đường công chính, mọi hối thẹn biến mất, chinh phạt quỷ phương làm chấn động thiên hạ, sau 3 năm được thiên tử phong là “đại chư hầu”, Hào từ này nói về bụng dạ và uy vũ của ông Tây Bá Xương bị Trụ Vương giam ở Diũ lý, Cơ Xương vẫn bền lòng theo đường công chính, thân khốn nhưng trí minh, ông đã viết nên Chu dịch, sau đó được Trụ Vương tha ra, chính ông đã chinh phạt nước “Quỷ phương” nghĩa là một nước ở phía Tây đất nhà Thương, ông được vua Trụ phong là Tây Bá Hầu, cai quản hết miền Tây Trung Hoa.

c.5) Hào Ngũ

Trinh cát, vô hối, quân tử chi quang, hữu phu, cát.

Hào ngũ chỉ địa vị tôn quí tức là vua.

Giữ chánh đạo được tốt lành, không phải hối thẹn điều gì, hào quang nơi bậc trưởng nhân đã ngời sáng.

Tự tin nơi mình, mọi việc tốt lành. Hào từ này nói về ông Cơ Xương hay Tây Bá Xương nổi tiếng là người có thánh đức, trong cuộc cạnh tranh giữa 2 thế lực, lòng dân đã ngã về ông, bỏ Trụ Vương, vậy mà ông không tiến công diệt Trụ để lên ngôi Thiên tử, đấy chính là quân tử chi quang; Trụ Vương không hề thức tỉnh càng ngày càng tác tệ luôn đến đời con Văn Vương là Vũ Vương đã phải thay cha hành đạo, lập nên nhà Chu và tôn vinh ông là Văn Vương. Tiếng Việt gọi là Văn Lang (lang = Vương). Vương hiệu là: An Dương Vương thực ra chính xác phải là Âm Dương Vương để chỉ việc ông viết Chu dịch.

c.6) Hào Thượng

Hữu phi, vu ẩm tửu, vô cữu, nhu kỳ thủ, hữu phu thất thị.

Tự tin nơi mình, thảnh thơi nhấm nháp chút rượu không lỗi gì, còn tin chắc tối độ mù quáng để ngập đầu trong ăn chơi rượu chè thì phải coi chừng.

Hào thượng của quẻ khởi chính là lúc xong việc, xong việc chính là lúc phải cảnh giác, người ta rất dễ ngủ quên trên chiến thắng, sự ngủ quên này thường đưa đến những sai lầm khiến mình đánh mất chính mình, quân tử chi quang bị chìm mất trong biển rượu… tỉnh ra thì đã muộn vô phương cứu chữa.

Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.