Dịch học họ Hùng/Bài 24
Dịch học bài 24
9. Cặp Quẻ = Tùy theo, cải – sửa[sửa]
Hán
Dịch
chép
là:
Tùy
–
Cổ
Tùy trong Tiếng Việt là tùy theo tức phụ thuộc vào hay dựa trên một cái gì đó mà xử lý tình huống tùy cũng nghĩa là đi theo như tùy tùng.
Theo đổi (đuổi là âm đọc lệch đi) ý chỉ: sự thay đổi luôn luôn có điều kiện, muốn cải cách xã hội thì phải xem các điều kiện, đặc biệt là cơ sở vật chất có đủ để thay đổi hay chưa.
Thí dụ: muốn làm cách mạng tư sản lật đổ chế độ quân chủ thì phải dựa trên cơ sở là cuộc cách mạng cơ khí hóa, điện khí hóa, vẫn cái cày đi trước con trâu thì… tốt nhất là để nguyên chế độ vua chúa, nếu chưa hội đủ các điều kiện vật chất mà vẫn tiến hành thì chắc chắn chỉ là cách mạng hình thức mà thôi, được một thời gian rồi đâu vào đấy chỉ thay áo chứ thực chất không thay đổi gì.
A. Quẻ Tùy theo = trạch/ lôi
Trạch là tri thức hay sự hiểu biết, lôi là hành động, hành động dựa trên tri thức khoa học tức là “theo” đúng qui luật vận động.
a. Lời Quẻ
Tùy nguyên hanh lợi trinh vô cữu, tùy theo cái gì? Ý quẻ là khi hành động đều phải xem xét dựa trên 4 nguyên chuẩn: nhân bản hợp lý, thiết thực và bền vững.
Nếu không có gì vi phạm thì không lỗi nguyên hanh lợi trinh là 4 tiêu chuẩn hướng dẫn hành động bậc trưởng nhân luôn phải suy xét mỗi khi phát động công cuộc cải cách, thay cũ đổi mới.
b. Lời tượng
Tùy, Quân tử dĩ hướng hối nhập yến tức
Hình ảnh mẫu mực nhưng lại hết sức đơn giản của đạo tùy.
Khi trời tối là lúc bậc trưởng nhân nghỉ ngơi.
Ban ngày là thời gian hoạt động và khi đêm về là lúc phải nghỉ ngơi để lấy lại sức khỏe, giữ đúng như thế thì mới có thể làm việc lâu dài.
c. Lời Hào
c.1 Hào Sơ
Quan hữu du, trinh cát, xuất môn giao hữu công.
Cái nhìn có khác đi (quan niệm) nhưng tấm lòng thì bền chặt, tốt lắm đi một quãng đàng học một sàng khôn.
Tức là tùy lúc, tùy thời thế mà cái nhìn hay sự nhận thức có biến đổi nhưng tấm lòng quân tử thì mãi như thế vẫn một đạo công chính mà thôi.
c.2 Hào nhị
Hệ tiểu tử, thất trượng phu
Nguyên văn Việt Ngữ: vì trẻ con làm mất lòng người lớn.
Trẻ con chưa phân biệt rõ phải trái, nhận thức chưa chín chắn, nếu nghe theo chúng là mình cũng sai lầm, tức không đồng thuận với nhận định của bậc cao niên từng trải tức người có nhận xét đúng đắn hơn.
c.3 Hào Tam:
Hệ trượng phu, thất tiểu tử, tùy hữu cầu, đắc lợi, cư trinh.
Nghe lời người lớn tuổi từng trải không nghe trẻ con hay người kém trí. Tùy như thế sẽ đắc sở nguyện, được lợi và sống yên ổn.
Sở dĩ được như vậy là đi đúng đường, làm đúng cách do biết nghe theo lời bậc trượng nhân.
c.4 Hào Tứ
Tùy hữu hoạch, trinh hung, hữu phu tại đạo, dĩ minh, hà cữu.
Chỉ biết Theo đường đã vạch ra (hoạch định) không biết linh hoạt, biến báo sẽ nguy hiểm, hoàn toàn tin tưởng vào đường công chính, đầu óc sẽ sáng suốt còn lỗi gì nữa.
Tùy hữu hoạch, theo chương trình đã vạch ra nhưng phải biết tùy thời thế, hoàn cảnh cụ thể mà ứng biến, cứ khăng khăng một đường đi tới sẽ hỏng, đi đường công chính không tự tư tự lợi thì đầu óc sẽ sáng suốt.
c.5 Hào ngũ
Phu vu gia cát
Một lòng một dạ là điều tốt lành, lòng bậc quân vương luôn hướng đến sự chí chân, chí thiện, chí mỹ… nhân đức trọn vẹn như thế thì chắc chắn quốc thái dân an.
c.6 Hào thượng
Câu hệ chi, nãi tòng duy chi, vương duy hanh vu Tây Sơn
Gắn kết theo nhau như cột buộc vậy, vua làm lễ tế trời tại Tây Sơn.
Ông Bá Ích, thủ lãnh hay chúa của họ lửa hay hữu hổ thị (hỏa), sử Trung Hoa gọi là ông Cổ Công Đản Phụ dẫn dân rời bỏ quê cha đất tổ đến sinh cơ lập nghiệp tại đất Kỳ hay núi Kỳ, sau này là “Tây Quốc” của nhà Chu, nơi mà ông Cơ Xương được Vua trụ phong làm Tây Bá.
Đây là cả một khúc bi tráng xảy ra khi vua Đại Vũ mất đi, con vua là Khải đã hưng binh tiếm quyền người được chỉ định kế vị là ông Bá Ích, khiến ông phải lánh đi ở Kỳ Sơn hay Tây Sơn, người “Lê” già trẻ lớn bé bồng bế nhau rồi bỏ nơi chôn rau cắt rốn là Mân ấp đến sinh tụ ở Kỳ Sơn hay Tây Sơn, đến đời. Ông Cơ xương tức Văn Vương đã lập nước Văn Lang hay Âu Lạc ở đấy.[1]
B
–
Quẻ
Cải
–
Sửa
=
Sơn/
Phong
Dịch học của Tàu chép là cổ thực ra đó là sự ký âm sai của chữ Cải tức sửa đổi, Sơn phong cải: gió đi bị núi cản phải đổi hướng tức cải.
a. Lời quẻ
Cổ (cải) nguyên hanh, lợi thiệp đại xuyên, tiên giáp tam nhật, hậu giáp tam nhật.
Sửa đổi phải căn cơ và hợp lý, (nguyên, hanh) cải cách chế độ xã hội phải nghiên cứu kỹ lưỡng thời kỳ trước và sau ngày phát động.
Tức việc sửa đổi phải dựa trên thành tựu khoa học, hết sức căn cơ, khi chế độ xã hội đã lạc hậu so với nền tảng vật chất kỹ thuật việc cần thiết là phải sửa đổi nhưng phải hết sức thận trọng nghiên cứu kỹ cả một quá trình phát triển để quyết định thời điểm chuyển đổi (tiêu giáp tam nhật, hậu giáp tam nhật)
b. Lời tượng
Cải đổi, quân tử dĩ vĩnh chung tri tệ.
Cải đổi, trưởng nhân muốn dài lâu phải tính trước những điều hư hỏng sẽ xảy ra.
Cải đổi rồi, chế độ xã hội và nền tảng vật chất kỹ thuật đã phù hợp với nhau, nhưng mọi sự không đứng yên, khoa học kỹ thuật lại tiến thêm bước nữa… sự lệch lạc hay không phù hợp, không khớp lại bắt đầu xảy ra và độ lệch ngày càng lớn hơn lên.
Người lãnh đạo phải ý thức rõ điều đó và cũng liên tục sửa đổi tránh cuộc cách mạng mới.
Lời tượng quẻ cổ của Dịch học Trung Hoa hiện nay là:
Cổ: Quân tử dĩ chẩn dân dục đức… có người dịch là: Quân tử hãy phát chẩn (cứu tế) cho dân và nuôi đức.
c. Lời Hào
c.1 Cán phụ chi cổ, hữu tử, khảo vô cữu, lệ chung cát.
Đời sau, hoàn chỉnh sự nghiệp cải đổi của đời trước, thì có lỗi gì? Có chút lo lắng nhưng sau cùng tốt đẹp lắm.
Sự nghiệp của cha ý chỉ đạo Kiền tức văn hóa, đạo đức là các hoạt động của tinh thần vận hành theo chiều khắc mà chúng ta đã nói đến ở phần trước, cải đổi việc của cha ý nói sự khai hóa tinh thần buổi đầu (Hào Sơ).
c.2 Hào nhị:
Cán mẫu chi cổ, bất khả trinh
Hoàn chỉnh việc cải đổi kinh tế đời sống, không thể giữ mãi những cái đã lỗi thời; câu đổi việc của mẹ ý nói đến lãnh vực đời sống, kinh tế, cơm áo gạo tiền hằng ngày, chế độ kinh tế cũng phải thay đổi theo tiến bộ khoa học kỹ thuật, không thể giữ mãi một loại hình tổ chức sản xuất và lưu thông phân phối, nếu không chuyển đổi bản thân nền kinh tế tạo ra một sức ỳ, năng suất thấp.
c.3 Hào Tam
Cán phụ chi cổ, tiểu hữu hối vô đại cữu.
Hoàn thành cuộc cách mạng văn hóa phát động từ thế hệ trước, có thể có sai phạm nhỏ nhưng hoàn toàn không có lỗi lầm lớn.
Hào tam là đã ở vào thời tư bản chủ nghĩa, dựa trên nền tảng cơ khí hóa, điện khí hóa, chế độ quân chủ không thể tồn tại được nữa nên tư tưởng tôn quân đã trở nên lỗi thời, tư tưởng dân chủ, nhân quyền bắt đầu khơi mở, còn chút lỗi nhỏ vì bước đầu chế độ dân chủ tư sản cũng không thể nào hoàn chỉnh ngay được, dần dần sẽ được khắc phục trong quá trình vận hành, sự chuyển đổi là tất yếu, là mệnh trời thì làm gì có lỗi lớn.
c.4 Hào tứ
Dụ phụ chi cổ, vãng kiển, lận
Đẩy mạnh cuộc cách mạng văn hóa đi quá xa là một sự lầm lẫn
Hào từ này là sự chỉ dẫn, là sự hình dung một cách ấn tượng nhất với đại cách mạng văn hóa của ông Mao Trạch Đông thực hiện ở Trung Hoa lục địa… Sử dụng lũ tiểu tử hồng vệ binh để diệt trượng phu (hệ tiểu tử – thất trượng phu)
c.5 Hào ngũ
Cáu phụ chi cổ, dụng dự
Hoàn thành tâm nguyện cải cách văn hóa của đời trước, đắc đạo trung dung không thái quá như hào tứ, biết dừng lại đúng điểm cần dừng, tạo sự hài hòa trong nếp sống tinh thần và vật chất, được ca tụng mãi.
c.6 Hào thượng
Bất sự vương hầu, cao thượng kỳ sự.
Cáng đáng việc cải cách xã hội không phải mong được hưởng tước bổng lộc, chỉ cốt thỏa tâm nguyện của bậc trưởng nhân (quân tử) cũng có thể dịch là:
Thời thế đã thay đổi không phải chỉ biết khom lưng phục tùng vua chúa, phải tiến đến một bước cao hơn của việc cải đổi là thực hành dân chủ.
Chữ
cổ
trong
Dịch
học
của
người
Tàu
hiện
này
nghĩa
là
sự
đổ
nát,
hiểu
như
thế
đúng
hay
sai
xin
miễn
bàn,
xin
độc
giả
tự
hiểu.
Mục lục[sửa]
Phần I[sửa]
- Lời dẫn nhập
- Trống đồng và quê hương dịch lý
- Dịch học hình tượng
- Thập nhị địa chi
- Dịch học tượng số
- Hà thư và Chục con
- ý nghĩa Hà thư
- Lạc đồ
- Dịch học tượng vạch
- Bát quái
- Tam tài-Ngũ hành
- Cửu trù
- vận dụng ngũ hành và Cửu trù
Phần II[sửa]
- 64 quẻ trùng
- quẻ Lớn mạnh
- quẻ Khôn ngoan
- cặp quẻ Mờ-mịt
- cặp quẻ Cầu cạnh
- cặp quẻ Kết-Đoàn
- cặp quẻ Li-Ti
- cặp quẻ Suôi-Ngược
- cặp quẻ Cùng-Chung
- cặp quẻ Khiêm-Dự
- cặp quẻ Tùy-Cải
- cặp quẻ Đôn-Đáo
- cặp quẻ Cưỡng-Bức
- cặp quẻ Bái-Phục
- cặp quẻ Tựu-Thành
- cặp quẻ Đủ-Đông
- cặp quẻ Khổng-Lồ
- cặp quẻ Hợp-Hành
- cặp quẻ Ranh-Mãnh
- cặp quẻ Mọc-Lặn
- cặp quẻ Chống-Đánh
- cặp quẻ Nan-Giải
- cặp quẻ Tổn-Ích
- cặp quẻ Cả-Quyết
- cặp quẻ Lỏng-Khỏng
- cặp quẻ Tu-Tỉnh
- cặp quẻ Thay-Đổi
- cặp quẻ Lôi-Cản
- cặp quẻ Tùng-Tiệm
- cặp quẻ Giam-Giữ
- cặp quẻ Chứa-Chan
- cặp quẻ Giao-Đổi
- cặp quẻ Trung phu-Tiểu qúa
- cặp quẻ Khép-Khởi
- lời Kết
Bản quyền[sửa]
- Nguyễn Quang Nhật
- http://nguyenquangnhat.page.TL
Bài liên quan
Liên kết đến đây
- Dịch học họ Hùng
- Dịch học họ Hùng/Bài 1
- Dịch học họ Hùng/Bài 2
- Dịch học họ Hùng/Bài 3
- Dịch học họ Hùng/Bài 4
- Dịch học họ Hùng/Bài 5
- Dịch học họ Hùng/Bài 6
- Dịch học họ Hùng/Bài 7
- Dịch học họ Hùng/Bài 8
- Dịch học họ Hùng/Bài 9
- Xem thêm liên kết đến trang này.