Dịch học họ Hùng/Bài 4

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Thập nhị địa chi của người VIỆT


Trước hết xin nói ngay sự kiến giải ý nghĩa 12 địa chi của trong bài này không phản bác những gì đã được nêu lên từ trước vì dịch lý là vô cùng vô tận, mỗi khía cạnh nhìn thấy được từ một người đều là sự bổ sung vào những gì đã có để dịch học ngày càng đầy đủ phong phú hơn.

- 12 con giáp là 12 tính từ hay trạng từ nói lên tính chất chứa trong 4 từ gốc chỉ định bởi 4quẻ: Kiền-Khôn-Ly-Khảm.

- Kiền chỉ những gì to lớn.

- Khôn chỉ những gì nhỏ bé khi dùng như một sự đối ngịch với Kiền.

- Ly chỉ sự sáng suốt của lý trí,

- Khảm chỉ tình thân giữa người với người.

8 quai ns.jpeg

- 12 con giáp chia thành 4 cụm:

- - Kiền---: Tỵ, ngọ, mùi- xoay quanh sự cao- lớn- nhiều

- - Khôn –---;hợi, tý, sửu- chỉ những gì nhỏ- thấp- ít

- - Khảm –--: thân, dậu, tuất chỉ sự thân ái- gần gũi giữa con người với nhau

- - Ly----: dần, mão, thìn chỉ sự sáng suốt -thấu hiểu vận động của tự nhiên.

- Ta có 4 cụm từ triển khai ý nghĩa 4 mặt của đồ hình hiện nay gọi là Tiên thiên bát quái.

- -1__ Cao –lớn- nhiều.

- TỴ: Người miền trung VN gọi cái tô là tộ cả 2 đều biến âm từ chữ to, dân gian còn hay nói bự tổ cha hay to tổ chảng, ta thấy tỵ cũng chỉ là 1 trong các biến âm tạo từ gốc ở chữ to mà thôi.

- NGỌ: Biến âm từ chữ nghệ nghĩa là đỉnh cao, từ nghệ ta thường dùng trong từ kép như nghệ thuật, điệu nghệ .v..v.

- MÙI: Từ ‘mùi’ chỉ là đã đến cực điểm như trong nghĩa của từ kép: Chín mùi, tình thế đã chín mùi.... nghĩa là đến lúc không thể như trước được nữa buộc phải biến cách thay đổi đi thôi.

- _ 2 _ Nhỏ- thấp- ít.

- HỢI : là biến âm của hơi, ta thường dùng từ điệp hơi hơi để chỉ 1 lượng số còn ít như nói: hơi hơi đau tức là chỉ đau 1 chút thôi và phản nghĩa của nó là sâu đậm.

Hơi còn biến âm thành hời như trong hời hợt nghĩa là chỉ một chút bên ngoài .

- TÝ: Tý chút hay tý ty chỉ số lượng rất nhỏ, âm Tý là điển hình thuần Việt ngữ không biến âm .Ty trong hoa ngữ trở thành thấp cũng là tính chất của quẻ Khôn.

- SỬU: sửu biến âm từ xíu, tý xíu hay xíu xiu cũng nghĩa là rất ít .

- _3 _ thân- cận .

- THÂN: Chữ thân được ghép với nhiều từ để nói lên sự gần gũi do mối dây tình cảm như thân thiết, thân mật, thân yêu, .v.v.,

- DẬU : dậu là cái hàng rào , 2 nhà ở cạnh nhau cách nhau cái dậu , thánh nhân đã dùng hình ảnh ấy chỉ sự liền kề .

- TUẤT: Tuất có gốc từ chữ Tiếp nghĩa là liền kề như trong các từ tiếp giáp, tiếp cận ý noí có sự khăng khít như dính chặt vào nhau vậy.

- _ 4 _ sáng suốt-hiểu biết.

- DẦN : Dần là biến âm của chữ rành của Việt ngữ, rành rọt, rành rẽ, rành biến thành dành rồi thành dần, trong phát âm của người Tàu không có âm R và Đ đôi khi họ ký âm tiếng Việt khác khá xa nhưng nếu nắm chắc ngữ nghĩa ta có thể nhận ra như từ rung Việt ngữ đồng nghĩa với động có khi dùng cả 2 thành ra: rung động, rung biến âm thành lung như rung rinh biến thành lung linh, người Tàu ký âm chữ rung thành ra lung vì họ không có âm R, từ lung Hán việt đọc thành Long là con rồng, trong dịch học phương Đông là phương động tức rung viết thành lung là con rồng và được biểu thị bằng quẻ THÌN là từ đồng nghĩa với LONG.

- MẸO : Mẹo trong tiếng Việt chỉ cách sử lý một vấn đề nào đó đạt hiệu qủa, mẹo còn có nghĩa là phương pháp- cách thức, chữ mẹo ở đây đồng nghĩa với mưu trí mà ta có khi dùng song đôi thành ra: mưu mẹo, nói chung nó chỉ việc con người dùng trí óc mình giải quyết 1 vấn đề nào đó trong cuộc sống.

- THÌN : chữ Thìn này là chữ ký âm của chữ Thần trong từ kép Thần thông nghỉa là thấu suốt mọi vấn đề, nó cũng chính là chữ Thần trong Thần thánh, không phải là từ ‘độc quyền’ của Hoa ngữ mà Thần được dùng chung trong cả Việt và Hoa ngữ.

- +++++++++++++++++++

- 12 con giáp là 12 là tính chất hay tình trạng ở cõi nhân sinh ta có thể tóm gọn trong 4 từ  : TO-NHỎ-LÝ-TÌNH:

- To là tinh thần là ý chí, nhỏ là thân xác là của cải vật chất, lý chỉ ra mối tương quan giữa con người và tự nhiên, tình là sự ràng buộc con người với nhau .-

- Đặc biệt tới đây ta khẳng định: THẬP NHỊ ĐỊA CHI hay 12 PHẦN ĐẤT là sản phẩm của trí tuệ VIỆT vì một lẽ đơn giản: tên gọi của cả 12 chi đều là từ VIỆT được ký âm bằng Hán tự . Vì là ký âm nên bản thân 12 địa chi của người Tàu chẳng mang một ý nghĩa nào, không chỉ ra được một điều gì để đến độ phải vay mượn gán ghép vào đấy 12 con vật có lẽ cũng chỉ để cho dễ nhớ....mà thôi.

- Ngược lại khi truy nguyên âm gốc trong Việt ngữ ta thấy ngay 12 địa chi là một phần của Dịch học, 12 chi chia thành 4 cụm triển khai ý nghĩa thâm sâu tàng chứa trong 4 qủe: CÀN –KHÔN- LY – KHẢM, tức là tứ chánh phương của Tiên thiên bát quái, nó bao quát cả 1 cõi nhân sinh sống động theo quan điểm dịch học trong đó nêu bật 3 mối tương quan đã hình thành đời sống của con người, 3 mối tương quan mà con người phải vượt trên chính mình để làm chủ, đó là mối tương quan nội thân giữa tinh thần và thể xác hay rõ hơn là giữa ý chí và dục vọng biểu hiện bằng 2 quẻ Càn- khôn trong đó caí nhỏ bé luôn phải tùng phục cái cao lớn, khôn phải luôn nghe theo càn, mối tương quan giữa con người và thế giới tự nhiên mà con người phải làm chủ thông qua con đường Khoa học và kỹ thuật được dịch học tượng trưng bằng quẻ ly hay lửa, và sau hết là mối tương quan giữa người và người được chỉ định bởi qủe Khảm . Nơi qủe Khảm Dịch học luôn nhìn vấn đề dưới 2 góc cạnh: tình cảm và sự tiến hóa, về tiến hoá xã hội thì chính bản thân dịch học đã là khoa học của sự tiến hóa ấy, mấu chốt với chúng ta là nghệ thuật vận dụng, đúng hay sai đồng nghĩa với thành công hay thất bại mà muốn vận dụng được thì trước hết phải học tập và nghiên cứu để hiểu biết dịch lý..., biết là khó lắm ..... nên càng phải nỗ lực hơn nữa.

- Khía cạnh khác của mối tương quan người-người là tình cảm, làm sao cho lòng nhân ái mỗi ngày mỗi đầy hơn ...; đến cùng tột là không còn phân biệt ta và người nữa, lúc ấy cửa thiên đường sẽ mở toang ...và hạnh phúc đến với mọi người, muốn được như thế dịch học dạy ta ‘dĩ hư thụ nhân’ trước hết phải vất cái tôi đi để lòng mình trống không ....quả. thực việc này khó .... khó vô cùng; người trần khó mà đạt đến nên thánh nhân đã mở cho chúng ta 2 con đường : tương sinh và tương khắc, với lòng mình phải quyết tâm theo vòng khắc còn đối nhân trong thực tế cuộc sống chỉ cần theo vòng sinh cũng là đủ xứng với chữ người . Sinh – khắc là gì ta sẽ tiếp tục bàn đến trong phần dịch học tượng vạch.

- Một điều khiến người viết đang phân vân suy nghĩ nhiều ...: có thể thứ tự 12 chi đất chúng ta đang dùng : Tý, sửu, dần, mẹo, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi là đọc ngược vì theo dịch học quẻ Khảm chỉ tình cảm hay sự thương yêu nằm ở phương đông, thương hay thanh cũng là màu xanh chỉ phương đông, ngược lại quẻ Ly chỉ lý lẽ nằm ở hướng tây, mặt trời đi từ đông qua tây như vậy 3 chi chỉ tình thân: Tuất, Dậu, Thân phải đi trước Thìn, mẹo, Dần là 3 chi chỉ lý lẽ chiếm hướng tây mới hợp lý như vậy thứ tự đúng phải

-là:Tý, Hợi, Tuất, Dậu, Thân, Mùi, Ngọ, Tỵ, Thìn, Mẹo, Dần, Sửu.

Nếu đúng như vậy thì hậu quả sẽ khôn lường vì năm âm lịch chỉ định bởi can chi, 1can đi với 1 chi thành tên 1 năm, 60 năm hết 1 vòng lại quay lại ban đầu nay nếu đảo lộn tất cả 12 địa chi thì lịch sử Trung Hoa và Đại Việt sẽ ra sao?

- Dù ra sao đi nữa thì sự hợp lý vẫn là điều phải tôn trọng vì đấy là khoa học; chúng ta còn phải suy nghĩ nhiều lắm mới có thể khẳng định được riêng người viết bài này cứ băn khoăn mãi với câu hỏi ... tại sao người ta lại cố ý đảo lộn, xé nát dịch học ra, phá cho tan nát như thế để làm gì  ? phải chăng vì dịch học là cái nền của ĐIẠ LÝ-PHONG THỦY mà Địa lý- Phong thủy thì liên quan tới vận mệnh của cả quốc gia- dân tộc ... (nếu ta tin như thế), trong dân gian vẫn nghe râm ran chuyện người Tàu tìm cách trấn yểm hoặc phá long mạch của nước Việt, phải chăng việc cố tình hủy hoại dịch học chính tông cũng là 1 phần của cái mưu ma chước quỷ ấy... ta lại nhớ đến điều tiền nhân chỉ bảo ... nỏ thần trấn quốc đã bị tráo mất đem về phương bắc (phương nam theo dịch lý) cái còn lại là đồ giả ..., vì đặt niềm tin vào món đồ giả ấy mà An Dương vương mất nước..., ý nghĩa thâm trầm sâu sắc vô cùng ... khiến ta càng phải nghĩ ngợi nhiều hơn nữa.

- Nguyenquangnhat; http://nguyenquangnhat.page.TL

Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.