Dịch học họ Hùng/Bài 31

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Dịch học họ HÙNG . bài 31


16 – Cặp: Hợp – Hằng (biến âm họp hành)[sửa]

Dich 311.jpg


Trên một đường thẳng 2 vật di chuyển cùng chiều, cùng vận tốc thì khoảng cách giữa 2 vật không thay đổi.

Đấy là ý nghĩa cặp quẻ hợp hằng.

Hợp hay hành là vừa khớp với nhau, hằng là không đổi.

Trong vũ trụ mọi vật đều thay đổi không có sự đứng yên tuyệt đối nhưng có sự đứng yên tương đối khi so sánh giữa 2 vật như đã dẫn ở trên, vật này di chuyển vật kia cũng di chuyển theo vừa bằng vận tốc của nhau như thế là hợp, và khoảng cách giữa 2 vật không đổi là hằng.

Hàm, hạp, nghĩa là sự bổ sung, bù đắp lẫn cho nhau.

Hạp còn có ý nghĩa là hợp thời, đúng lúc.

A-Quẻ Hạp = Trạch/ Sơn; (Hợp Thời) hay đúng lúc

Sơn là núi nằm dưới trạch là hồ ý muốn nói: lấy sơn lấp hồ thì thành mặt bằng, đó là sự bù trừ vừa khớp đúng.

Dịch của Tàu gọi là: hàm.

a) Lời Quẻ:

Hàm, Hanh, lợi, trinh, thú nữ cát.

Quẻ Hàm: hợp lý, thiết thực, lâu bền, gả con gái tốt lắm.

Gái theo chồng, là ý quẻ hạp, khoa học kỹ thuật ngày một tiến bộ, xã hội ngày một phát triển và chế độ chính trị kinh tế cũng phải thay đổi cho đồng nhịp đấy là sự vừa khớp. Là ý nghĩa của việc gả con gái theo chồng vừa khớp có nghĩa là đúng lúc, hợp thời đúng thời cơ.

b) Lời tượng:

Hàm: Quân tử dĩ biều đa ích quả xứng vật bình thí.

Quẻ hạp: bậc trưởng nhân phải bớt chỗ nhiều bù chỗ ít khiến cho sự vật được cân bằng.

Lấy chỗ nhiều bù chỗ ít là chính sách xã hội, nâng đỡ các thành phần có thu nhập thấp, làm sao thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, đừng lầm lời tượng này với sự cào bằng,


c) Lời Hào

c.1) Hào Sơ

Hàm ký mẫu

Người đứng thì ngón chân ở dưới cùng, hàm kỳ mẫu là sự phối hợp bổ sung cho nhau vừa mới khởi đầu chưa có gì đáng bàn.

c.2) Hào nhị:

Hàm kỳ phí, hung, cư cát

Tiến trình hòa hợp bổ sung đã sâu thêm, phì là cái bắp chân, hào sơ từ ngón chân hào nhị là tiến lên đã tới bắp chân. Khi bước đi thì bắp chân đi trước, lúc ấy còn sớm quá tình thế chưa chín mùi cho sự hòa hợp, đồng nhất nên khuyên ở yên chưa thể tiến hành cải cách được.

c.3) Hào Tam

Hàm kỳ cổ, chấp kỳ tùy, vãng lẫn.

Cổ là cái bắp đùi, khi động nó động sau bắp chân, nhưng vẫn trước thân mình, ý là còn hơi sớm, tiến hành chuyển đổi không hợp lắm, nếu tiến thêm nữa thì không tốt.

c.4) Hào Tứ

Trinh cát, hối vong, đồng đồng vãng lai, bằng tòng nhĩ tư.

Hào tứ là đã qua cái đùi lên đến thân mình, tức đã đúng thời cơ, đúng lúc thay đổi.

Vững lòng, tốt, mọi hổ thẹn biến mất, người tới kẻ lui chẳng qua là sự tính toán hơn thiệt.

Đã đúng thời cơ hành động rồi, cứ giữ vững quyết định, không thẹn vì mình cố chấp, người đi hoặc đến với mình thật đông, đi hay đến là do tính toán thấy thiệt hay hơn của họ.

c.5) Hào ngũ

Hàm kỳ muội, vô hối.

Vừa đúng vị trí ở phía thịt lưng, hơi trễ một chút, không phải hổ thẹn gì.

Đằng trước ngực và sau lưng là sát điểm trung, nếu lấy con tim là tâm, hổ thẹn là vì chậm chân dù chỉ một chút thôi.

c.6) Hào thượng

Hàm kỳ phụ, giáp, thiệt.

Hòa hợp bằng cái miệng ý nói là mồm mép không thực lòng, hay chỉ lý thuyết suông, còn nói thì hay lắm nhưng làm chẳng ra gì.

Gặp những kẻ ấy phải đề phòng vì tâm địa nó không thực.

B) Quẻ Hằng = Lôi/ phong

Sấm và gió luôn quấn quýt bên nhau, đến cùng đến, đi cùng đi không có khoảng cách nên lấy tượng ấy đặt tên là hằng tức là không đổi.

a) Lời Quẻ:

Hằng, Hanh, vô cữu, lợi, trinh, lợi hữu du vãng.

Không đổi, dù khi chuyển động, không có lỗi, thiết thực và bền vững, thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn.

Âm dương gắn kết là đạo trời còn lỗi gì nữa, vợ chồng ăn ở lâu dài cùng nhau xây dựng sự nghiệp chắc chắn ngày càng tiến xa hơn nữa.

b) Lời tượng:

Lôi phong Hằng, quân tử lập bất dịch phương.

Sấm gió liền chặt, bậc trưởng nhân xem tượng đó mà lập chí, và không bao giờ sờn lòng đổi hướng đi.

Chí quyết theo chính đạo thì mãi mãi không đổi.

c) Lời tượng:

c.1) Hào Sơ

Tuấn Hằng, Trinh Huy, vô du lợi.

Nóng vội tìm sự bền chặt, cứ như thế là xấu, không việc gì lợi cả.

Hào sơ là lúc mới bắt đầu, chưa rõ bụng dạ, tâm tính ra sao đã vội thề hứa ăn đời ở kiếp như thế là xấu, không có lợi.

c.2) Hào nhị

Hối vong

Hào nhị – đắc trung của hạ quái.

Có sự nhìn nhận sáng suốt như thế kết ước lâu dài là đúng không lo gì phải hối hận.

c.3) Hào Tam:

Bất hằng kỳ đức, hoặc thừa chi tu – trinh lận.

Không luôn giữ phẩm chất đạo đức, sẽ gặp điều sỉ nhục, cứ như thế thì sẽ hối tiếc.

Đạo đức mà sớm nắng chiều mưa thì vinh dự gì nữa mà không nhục, đấy đích thị là bọn ngụy quân tử hay ngày nay gọi là thoái hóa biến chất.

c.4) Hào Tứ

Điền vô cầm

Điền ở đây không phải nghĩa là ruộng mà là đi săn. Điền vô cầm là đi săn mà về tay không chẳng được gì, ý nói không đạt điều mong ước.

Vị trí hào tứ biểu thị sự thái quá, đắc trung thì mới hằng được, thái quá hay bất cập đều không được như thế.


c.5) Hào ngũ

Hằng kỳ đức trinh, phụ nhân cát phu tử hung

Một lòng giữ đức kiên trinh, đàn bà thì tốt vì đàn bạ thuận tòng một lòng một dạ theo chồng, còn đàn ông, bậc trượng phu phải mở đường khai lối không thể cứ đi theo một lối mòn nên trinh lại không được tốt.

c.6) Hào thượng

Chấn hằng – Hung

Cổ vũ sự bền vững không thay đổi, xấu. Tại sao vậy?

Hào thượng là hào trên cùng của quẻ, đã đến lúc phải biến, mặt trời đứng bóng rồi sẽ phải ngả về Tây, trăng tròn rồi bắt đầu khuyết, đã đến lúc phải thay đổi rồi mà còn cổ vũ sự “hằng” là không phù hợp, như thế là xấu.

Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.