Dịch học họ Hùng/Bài 16
Dịch học họ HÙNG. bài 16
B. Quẻ khôn ngoan[sửa]
a. Quái từ: Khôn: Nguyên, Hanh, Lợi, Tẫn mã Chi Trinh; quân tử hữu du vãng tiên mê hậu đắc chủ lợi Tây Nam đắc bằng Đông Bắc Táng bằng, an trinh cát.
Trong một “đơn vị” Dịch học thì Khôn luôn là phần dương, Kiền là phần âm. Trong một gia đình thì Kiền là chồng, Khôn là vợ đến chuyện cực lớn là, ý thức của con người thì Kiền là phần triết lý, Khôn là khoa học, trong việc chính trị thì Kiền là lãnh đạo, Khôn là điều hành hay quản lý, trong chế độ quân chủ xưa thì Kiền là hoàng đế, Khôn là tể tướng nội các….còn như chế độ hiện tại ở Việt Nam thì Kiền là bí thư, Khôn là chủ tịch…
Xác định như thế ta mới hiểu rõ quái từ hay lời quẻ dạy.
Khôn là tri thức khoa học đích thực bao gồm các chuẩn mực:
Nguyên là nhân bản, Hanh là hợp lẽ, Lợi là thiết thực, Tẫn Mã Chi Trinh nghĩa là thuận hành theo sự dẫn dắt của đạo đức, lương tâm thì lâu bền.
Quân tử hữu du vãng, là bậc trưởng nhân đi tới nếu chỉ ỷ vào Tài không cần tới Đức sẽ lầm lạc tai hại (tiên mê), ngược lại nếu biết hành động theo lương tri, đi theo sự hướng dẫn của đạo đức ắt sẽ thành công (hậu đắc).
Đạo Khôn hay khoa học là để giải quyết các nhu cầu vật chất thiết thực của đời sống con người nên lời quẻ nói: chủ lợi.
Tây Nam đắc bằng, Đông Bắc Táng Bằng, nghĩa là: Quẻ Khôn cùng một tính chất Tốn thuận như quẻ trấn góc Tây Nam trong Bát quái đồ. Tiên khởi hay Bát quái Lạc đồ Là quẻ Khảm biểu tượng của nước ngược lại về tính chất quẻ Khôn, đối chọi với quẻ Ly trấn phía Đông Bắc.
Quẻ
Khôn
nếu
cứ
ở
yên
với
địa
vị
và
thực
hành
đường
hướng
như
trên
sẽ
được
lâu
bền
nên
gọi
là:
an
–
trinh
và
mọi
chuyện
như
thế
là
tốt
đẹp
nên
Dịch
nói
Cát.
b.
Lời
tượng:
địa
thế
Khôn,
quân
tử
dĩ
hậu
đức
tải
vật.
Tri thức khoa học là sự hiểu biết về thế giới vật chất, trưởng nhân phải luôn nghiên cứu học hỏi tăng cường thêm tri thức, tức tăng cường nền tảng khoa học kỹ thuật để làm chủ trong quan hệ con người – tự nhiên.
Câu ‘hậu Đức tải vật’ nghĩa đen là: làm vững mạnh thêm chân đế để đủ sức chở đỡ vật mang ở trên; ở đây ta “bắt” được sự tạo từ: đất = đế. Hoàn toàn Việt Ngữ và hiểu ý: mặt đất chở đỡ loài người. Tức là cái chân đế cho sinh hoạt của con người, không có đất thì không có đời sống nghĩa là mọi hoạt động kể cả hoạt động trí thức và nhân văn đều kết thúc hay không thể xảy ra được.
C.
Hào
từ
hay
lời
hào
c.1 Hào Sơ: Lý Sương kiên băng chí. Chân dẫm lên sương biết ngay băng đá sắp đến
Liên kết các sự kiện trước sau là kết quả sự quan sát và đúc kết tức kinh nghiệm bao đời của loài người, bản chất sự liên hệ giữa 2 sự kiện trước sau đó chưa được xét đến và thực ra con người lúc này chưa đủ trình độ để xét nhưng sự ghi nhận được cũng đã giúp ích rất nhiều: biết trước cái sẽ đến và chuẩn bị sẵn để đối phó, ngay khi dẵm lên sương là phải lo chuẩn bị đồ lạnh cho con người và làm một bước chuẩn bị cho công việc làm ăn sản xuất.
Tương tự tục ngữ Việt: Thấy chuồn chuồn bay thì bão… 2 hiện tượng liên kết dính với nhau, thấy hiện tượng ắt cái sau sẽ đến vậy phải chuẩn bị, kinh nghiệm chưa phải là khoa học, nhưng với hoạt động của não bộ thì nó là bước dạo đầu, tập dợt cho sự “tiên đoán”, tức dựa vào những yếu tố đã có đã nắm được để quả quyết về cái sẽ có, cái sẽ xảy ra.
c.2 Hào nhị: Trực phương Đại bất tập vô bất lợi.
Dịch nghĩa đen: thẳng thắn, vuông vắn to lớn, không cần tập luyện, không gì là không lợi.
Nghĩa theo Dịch học: Người bắt đầu là người đúng nghĩa từ khi biết rút kinh nghiệm, liên kết 2 sự kiện trước sau, cho đến khi sự liên kết giữa các sự kiện được khẳng định bằng định luật và công thức thì kinh nghiệm tiến lên thành khoa học.
Khoa học có các tính chất: Khách quan, cụ thể, bao trùm và có ứng dụng rộng rãi, tổng quát. Đó là sự mô tả rất hiện đại về bản chất nên khoa học tự nhiên, hay sự lý giải cho các hiện tượng thuộc giới tự nhiên, biết có gieo, có gặt nên muốn gặt được phải biết gieo… đấy chính là lẽ “chủ động trong quy luật”
c.3 Hào Tam: Hàm chương khả trinh hoặc tòng vương sự vô thành hữu chung
Trưởng nhân phải trù hoạch sẵn chương trình hành động lâu dài để một khi tham chính, không thành công cũng thành nhân hoặc không hoàn tất mỹ mãn chung cuộc cũng có thành tựu nhất định.
Ở Hào Tam này ta đã thấy Dịch nói đến một nền khoa học xã hội, một chương trình hoạch định lâu dài tất phải dựa trên cơ sở của lý luận về sự tiến hoá xã hội.
Sự phát triển nói chung và phát triển của xã hội nói riêng bất tận, là không ngừng, cứ tuần tự hết lớp người này lại đến lớp người sau, mỗi lớp người đều để lại dấu ấn của mình trên con đường phát triển, vì vậy với Dịch học thì không bao giờ có chữ “thành” hay hoàn tất tức là việc đã xong.
c.4 Hào Tứ: Quát nang vô cữu – vô dự
Thắt miệng túi lại, không lỗi, không lời khen.
Cái túi trong câu này là 'túi khôn' trong văn hoá Việt Nam. Tiến hoá là quy luật tự nhiên nhưng từ khi con người nhận thức được nó, tổng kết thành các quy luật và công thức thì loài người, đã bước vào thời khoa học tiến bộ. Ở hào nhị Dịch học đã nói đến khoa học về giới “tự nhiên”, hào tam nói về một chương trình dài hạn trong lãnh vực xã hội, nhân quần mà trưởng nhân nghĩ và làm tới hào tứ, Dịch học lại nói: Thắt miệng túi lại… nghĩa là sao?
Thế giới bao la hầu như vô tận, tri thức về thế giới ấy cũng hầu như vô tận, nên sự hiểu biết của con người lúc nào cũng là vô cùng nhỏ bé so với những điều chưa biết, hào từ cảnh giác con người coi chừng rơi vào chủ nghĩa duy khoa học… quên mất ý nghĩa nhân sinh. Lúc nào ta cũng không được quên điều cốt lõi: mọi thứ từ khoa học đến văn hóa, văn nghệ v.v… đều nhằm phục vụ nhân sinh.
Hơn nữa khi khoa học đã trở thành một thế giới riêng, thế giới các tín hiệu và mối tương quan thì nó tương đối độc lập với thực tế… chính vì vậy khi giải một bài toán ta có thể có kết quả đúng hoặc sai, hậu quả của kết luận sai có khi là lớn lao khôn lường, trả giá cả đến đời sau vẫn chưa xong. Coi chừng hậu quả của việc biết một mà không biết hai nên thánh nhân bảo ta” thắt miệng túi lại” được như thế thì không lỗi lầm, ta cũng chẳng cần gì tiếng khen như kẻ khoác lác tức vô dự. Khoác lác một tấc lên tới trời là chuyện bậc trưởng nhân nên tuyệt đối tránh, thời gian qua đi sự thật và cái đúng sẽ được phơi bày lúc đó mọi vinh quang của kẻ khoác lác “sẽ rụng rơi như lá mùa thu” và thay vào đó sẽ là sự xỉ nhục muôn đời.
c.5 Hào Ngũ: Hoàng thường nguyên cát, nghĩa thông thường: quần màu vàng, cực kỳ tốt.
Trong Dịch học hào ngũ này lời từ là: trung chính ở phận dưới thì vô cùng tốt đẹp.
Thường là cái quần để chỉ hạ thể … nhưng với Dịch học họ Hùng thì thường chính là quẻ Khôn vì trong ngôn ngữ dân gian viết từ kép “thường xuyên” là “từ cửa miệng”… Xuyên chính là tên khác của quẻ Khôn (Chu Dịch bản lụa mới phát hiện); quẻ Khôn nếu đi trước có thể mắc sai lầm (tiên mê), còn đi sau (hậu đắc) thì luôn có kết quả tốt. Đi sau ai? Đi sau ở đây là theo sự dẫn giắt của quẻ Kiền, ý nghĩa thời đại là: khoa học phải được dẫn dắt bởi minh triết… nếu không thì cả nhân loại có ngày “tan xác”.
Hoàng là màu vàng tượng của sự trung chính; trung không phải là ba phải ở giữa mà chữ trung đặc biệt trong tiếng Việt là “trúng” hay “đúng”. Không thiên lệch sang phải hoặc trái, không chậm, không nhanh, không thái quá không bất cập… “đúng” ngay boong thì gọi là “trung”.
Hoàng thường dịch nôm na là đúng phận bề tôi thì nguyên cát là cực kỳ tốt đẹp, trong việc cai quản Quốc gia hiện nay có sự phân biệt giữa: lãnh đạo và quản lý tương ứng với 2 nhiệm vụ của nguyên thủ và chính phủ, thế giới càng ngày càng có khuynh hướng lập ra chính phủ chuyên viên hay nội các chuyên gia để điều hành hay quản lý đất nước… tức là bắt đầu thực hiện điều mà Dịch học đã dạy từ 3.000 năm trước…
c.6 Hào thượng: Long chiến vu đã kỳ huyết huyền hoàng
Ở Hào này, chữ khôn hiểu theo nghĩa Việt là trí khôn, tục ngữ Việt có câu: khôn quá hoá rồ chính là lột nghĩa hào từ này. Hào thượng chỉ sự tột cùng, tột cùng tức không còn phải theo ai nữa mà tự mình tiến đi, quái từ đã nói: khôn tiên mê, hậu đắc. Vì mê nên bom đạn tơi bời, ngày nay chiến tranh đã đi vào vũ trụ với “chiến tranh các vì sao” đúng là long chiếu vu dã, kết quả cả vua, máu vàng và dân, tiếng Việt dùng từ kép là dân đen hay máu đen đều tiêu vong.
Hào thượng – Quẻ Khôn là chỉ sự tột cùng của khoa học trở thành duy khoa học đâu cần gì đến đạo đức nữa, cỗ xe không người cầm lái mà cứ tăng hết công suất máy lao về phía trước.. thì sớm muộn gì cũng chết chắc vì không đâm vào vách núi thì cũng lao xuống vực sâu…
c.7 Dụng lục: lợi vĩnh trinh
Khoa học là vì lợi ích của con người sẽ vĩnh viễn được hưởng nếu chính đáng. Chữ Trinh ta phải liên kết nghĩa với quái từ: lợi tẫn mã chi trinh tức thuần phục tuyệt đối với Kiền, bậc tài trí luôn đi theo, tùng phục bậc thánh đức, Kiền và Khôn cũng chính là tài và đức.
Chữ
Trinh
ở
đây
nghĩa
là
bền
chặt
mãi
mãi
không
thay
đổi,
khoa
học
phải
luôn
theo
sự
dẫn
dắt
của
minh
triết,
tham
vọng
cộng
với
sự
gian
ác
được
sự
ủng
hộ
của
khoa
học
thì
chắc
chắn
sẽ
có
ngày
tận
thế.
Mục lục[sửa]
Phần I[sửa]
- Lời dẫn nhập
- Trống đồng và quê hương dịch lý
- Dịch học hình tượng
- Thập nhị địa chi
- Dịch học tượng số
- Hà thư và Chục con
- ý nghĩa Hà thư
- Lạc đồ
- Dịch học tượng vạch
- Bát quái
- Tam tài-Ngũ hành
- Cửu trù
- vận dụng ngũ hành và Cửu trù
Phần II[sửa]
- 64 quẻ trùng
- quẻ Lớn mạnh
- quẻ Khôn ngoan
- cặp quẻ Mờ-mịt
- cặp quẻ Cầu cạnh
- cặp quẻ Kết-Đoàn
- cặp quẻ Li-Ti
- cặp quẻ Suôi-Ngược
- cặp quẻ Cùng-Chung
- cặp quẻ Khiêm-Dự
- cặp quẻ Tùy-Cải
- cặp quẻ Đôn-Đáo
- cặp quẻ Cưỡng-Bức
- cặp quẻ Bái-Phục
- cặp quẻ Tựu-Thành
- cặp quẻ Đủ-Đông
- cặp quẻ Khổng-Lồ
- cặp quẻ Hợp-Hành
- cặp quẻ Ranh-Mãnh
- cặp quẻ Mọc-Lặn
- cặp quẻ Chống-Đánh
- cặp quẻ Nan-Giải
- cặp quẻ Tổn-Ích
- cặp quẻ Cả-Quyết
- cặp quẻ Lỏng-Khỏng
- cặp quẻ Tu-Tỉnh
- cặp quẻ Thay-Đổi
- cặp quẻ Lôi-Cản
- cặp quẻ Tùng-Tiệm
- cặp quẻ Giam-Giữ
- cặp quẻ Chứa-Chan
- cặp quẻ Giao-Đổi
- cặp quẻ Trung phu-Tiểu qúa
- cặp quẻ Khép-Khởi
- lời Kết
Bản quyền[sửa]
- Nguyễn Quang Nhật
- http://nguyenquangnhat.page.TL
Bài liên quan
Liên kết đến đây
- Dịch học họ Hùng
- Dịch học họ Hùng/Bài 1
- Dịch học họ Hùng/Bài 2
- Dịch học họ Hùng/Bài 3
- Dịch học họ Hùng/Bài 4
- Dịch học họ Hùng/Bài 5
- Dịch học họ Hùng/Bài 6
- Dịch học họ Hùng/Bài 7
- Dịch học họ Hùng/Bài 8
- Dịch học họ Hùng/Bài 9
- Xem thêm liên kết đến trang này.