Dịch học họ Hùng/Bài 3

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

a - Dịch học hình tượng[sửa]

- Con người chúng ta tư duy bằng 2 hệ thống dấu hiệu chính:

- Hệ thống dấu hiệu âm thanh và hệ thống dấu hiệu hình ảnh.

- Đơn vị của hệ thống dấu hiệu hình ảnh là tự hay chữ, tự nối kết với nhau thành: văn; còn đơn vị của hệ thống dấu hiệu âm thanh là tiếng, nối kết nhau thành: điều, ta hay dùng như một từ kép ‘điều tiếng’.

- Gọi là 2 hệ chính vì còn các hệ thống dấu hiệu cá biệt khác như: hệ thống chữ nổi của người mù được cảm nhận bằng xúc giác và hệ thống dấu hiệu cử chỉ dành cho người câm. - Trước khi có văn tự con người vẫn có tư duy, khám phá và chuyển giao thành qủa tức vẫn có tiến bộ.Như đã trình bày; dịch học tuần tự có 3 hệ thống:

- Dịch lý nút số.

- Dịch lý vạch qủe.

- Dịch lý bằng văn tự.

- Dịch học là tư duy của người họ HÙNG vậy khi chưa có dịch nút số con người suy nghĩ dựa trên cơ sở nào?

- Trước dịch học nút số đã có 1 nền dịch học khác, đó là dịch lý “hình tượng” tức lấy chính các hình ảnh và hiện tượng tự nhiên làm dịch tượng ̣để tư duy.

- Dịch lý thô sơ dựa trên các hình tượng đã hệ thống hóa sau:

Hệ thống hình tượng

- Khi tìm hiểu về dịch lý ta thường nói: Càn là trời, khôn là đất, ly là lửa. .., như thế là đã đi ngược tiến trình của dịch học, đúng ra ta phải nói : trời là càn,đất là khôn ...., vì từ những hình tượng có thực trong cuộc sống người ta mới nén thông tin vào trong các dịch tượng tạo thành hệ thống dấu hiệu làm công cụ cho tư duy.

- Dịch học hình tượng lấy trời và đất hay bầu trời và qủa đất để biểu thị cho không gian. Lấy mặt trời và mặt trăng để biểu thị cho ngày và đêm tức chỉ thời gian. Bốn hình tượng này được đặt nằm trên giao điểm của 2 hình tròn và vuông ý ch̉i vũ trụ bao la không bờ bến.

- 4 qủe còn lại biểu diễn cho cái không gian hẹp tức khuôn khổ trong đó con người ta sinh sống.

- - Dich học nói: tại thiên thành tượng tại địa thành hình.

- Hình ảnh biển cả và đất liền được dùng để tượng trưng cho mặt địa cầu là cái nền chở đỡ và dưỡng nuôi loài người, Đất và nước luôn đi đôi trở thành từ kép ‘đất nước’đồng nghĩa với tổ quốc của mỗi người.Hiện nay người ta cho là quẻ Đoài là cái hồ thực ra không phải vậy; khi nói Đoài là hồ cấn là núi là đã giảm tầm cỡ của dịch lý xuống rồi đấy; kích cỡ của cái hồ hay qủa núi có thấm tháp gì so với sự mênh mông của mặt địa cầu nên không thể nào trở thành một nguyên tố của dịch học, chỉ có biển cả hay đại dương, đất liền hay đại lục mới đủ tư cách gánh vác trách nhiệm đại biểu đó.

- Tại thiên thành tượng.

- Hai hiện tượng tự nhiên trên bầu trời có ấn tượng sâu sắc trong đầu thánh nhân khi tác dịch là: sấm sét và bão gió.

- Trời thì trong suốt đâu có nhìn thấy gì đâu? nhưng qua các hiện tượng chúng ta biết vật chất vẫn tồn tại ở đó, thứ vật chất mà dịch học gọi là nhẹ và trong, nhận định có 2 thể loại vật chất, một là chất đục và nặng có thể nhân biết dễ dàng còn một thứ trong suốt nên chỉ có thể nhận biết một cách gián tiếp thông qua các hiện tượng, ở đây dịch học chọn sấm sét và gió bão chỉ cái không gian bao la trên đầu con người.

- Bốn hình tượng: biển- đất và sấm- gió đủ để vẽ nên sinh cảnh của con người lúc ấy.

- Từ 8 hình tượng của tự nhiên người xưa đã nén thông tin tạo thành 8 quẻ của dịch học “tự nhiên” tức dịch học tiên khởi trước cả dic̣h học nút số, dịch học tự nhiên là tư duy của người Việt cổ hàng chục vạn năm cho tới khi được dịch học nút số thay thế.

- Hình tượng của dịch lý tự nhiên sau đã tạo thành 8 quẻ:

- Trời tạo thành quẻ Kiền hay Kiện.

- Đất tạo thành quẻ Khôn hay Xuyên.

- Mặt trời hay ban ngày tạo thành qủe Ly hay La.

- Mặt trăng hay ban đêm tạo thành quẻ Khảm hay cống.

- Biển cả tạo thành quẻ Đoài hay Đoạt.

- Đất liền hay đại lục tạo thành qủe Cấn hay Căn.

- Sấm sét tạo thành quẻ Chấn hay Thìn.

- Bão gió tạo thành qủe Tốn hay Toán.

Dịch học hình tượng là dịch học thô sơ, sau này khi khối tri thức lớn thêm, đầu óc càng ngày càng mở mang và khi con người đã ‘chất biến’ thì dịch học cũng đổi thay: dịch học nút số thay thế dịch học tự nhiên, hình tượng trở thành dịch tượng với các thông tin chứa ở trong sâu xa và trừu tượng hơn.

- Các hình tượng của dịch lý tự nhiên đã cho chúng ta các thông tin về sinh cảnh lúc ấy:

- 1 / Nơi sinh sống của cộng đồng người đã phát minh ra dịch học là vùng ven biển nơi đất liền với biển, từ cảnh quan cho đến sự cung ứng thực phẩm hàng ngày ̣đều đến từ một môi trường kép ‘biển và đất’ từ đó mới sinh ra lưỡng nghi ‘ Đoài và Cấn’, quẻ Cấn còn được coi là tượng trưng cho ‘núi’ Việt ngữ có từ kép ‘khuất núi’̣để chỉ sự chết, ý nghĩa này bắt nguồn từ việc mặt trời lặn ở hướng tây;với ý này ta thu được thông tin: người “tác”dịch sống ở nơi phía tây là núi và phía đông là biển.

- Thực vậy chỉ có sống ở nơi ven biển mới có thể nhìn thấy đường “chân trời” nơi mút tầm mắt từ đó nảy ra ý niệm: trời như cái bát úp trên mặt đất, chân trời là nơi cái miệng chén đặt trên mặt đất,vũ trụ quan đơn sơ này chính là khởi nguyên của ‘ trời tròn đất vuông’ là ý niệm cơ bản trong dịch học.

- Xét như thế ta khẳng định: dịch học không thể ra đời ở vùng Thiểm tây-Sơn tây cái nôi của Hán tộc vì đấy là vùng đất nằm sâu trong đất liền. , ở nơi mà chỉ có cát với cỏ thì làm sao có thể tưởng tượng ra cặp lưỡng nghi Đoài và Cấn....?

- 2 / Cặp hình tượng ‘ sấm sét và gió bão’ chỉ ra: cộng đồng người đã sản sinh ra dịch học sống ở nơi mà mưa bão- sấm sét là chu kỳ lập đi lập lại hàng năm, 2 ‘thiên tượng’ này phải là một nếp hằn sâu đậm trong đầu óc người cổ thì nó mới có thể được cấp cho ‘tính đại biểu’ của phần không gian hẹp trên đầu con người tức là 1 lưỡng nghi của dịch học. Sấm và bão ngoài sự hoành tráng vốn có nó còn là sống còn của cư dân nông nghiệp sau này vì sấm luôn kèm với mưa mà mưa là yếu tố quyết định của canh tác lúa nước, người Việt đã tổng kết “nước-phân-cần-giống”đủ biết mưa quan trọng như thế nào trong đời sống. Mưa bão sấm sét là một sự liên hoàn luôn đi với nhau nên thành 1 lưỡng nghi của dịch học: Chấn và Tốn.

- Lại thêm một khẳng định: quê hương của dịch học không thể ở ngòai vùng “Châu á gío mùa” vì chỉ ở vùng này Chấn và Tốn mới có tính chu kỳ và ảnh hưởng sâu sắc trên cuộc sống con người, Sơn tây-Thiểm tây cái nôi của Hán tộc rất ít mưa và hầu như không có sấm sét là hiện tượng sinh đôi của mưa bão thử hỏi làm sao có thể tưởng tượng ra Chấn với Tốn...?

- Tổng kết thông tin trong bài viết này và bài ‘trống đ̣ồng và quê hương dịch lý” trước đ̣ây ta xác định: Dịch học đã ra đời ở Việt nam, cụ thể hơn là ở vùng đồng bằng ‘Thanh nghệ tĩnh’; nơi mà phía đông là biển phía tây là núi, nơi mà hằng năm ghánh không biết bao nhiêu là bão gío- sấm sét, nơi mà bên đông có rồng bên tây có tịnh, hướng bắc (hướng của dịch lý tức hướng xích đạo) có Hổ và hướng nam (xưa) có đầy Thuồng luồng như đã chép trong truyền thuyết và Trên trời nhiều hạc mặt đất đầy hươu nai.

- Riêng về loài nai thống kê khảo cổ học cho biết ở đất Việt cách nay vài ngàn năm hươu nai là loài thú săn chiếm tới trên 50% trong tổng số thú bắt được cá biệt có nơi xương hươu nai chiếm tới trên 75%, vì điều này chúng ta hiểu được tại sao dịch học nút số dùng số 6 là lục hay lộc tức con nai tượng trưng cho mặt đất nơi mình sinh sống; ở Thiểm tây –Sơn tây có nai hay lộc nhiều như thế hay không?

- Tơí đây ta có thể tạm kết về dịch học hình tượng:

- Dịch học HÌNH TƯỢNG là một hệ thống gồm:

- 8 hình tượng tự nhiên: Trời-đất-mặt trời-mật trăng-biển cả-đất liền và sấm sét-gío bão.

- 6 chữ Điểu thú văn: Hạc-lộc-hổ-sấu-long-tịnh.

- Và các hình tượng Đặc biệt:

- Mặt trời ; là nguồn sáng cũng là nguồn sống được coi như biểu tượng của đấng tối cao và được nhân cách hóa thành ông trời.

- Con người; là trung tâm của vũ trụ nơi xuất phát mọi giá trị.

- Biểu tượng bộ phận sinh dục nam, người Viêt gọi là ‘nõn’ hay ‘lõ’, người Chăm gọi là ‘Linhga’.

- Biểu tượng bộ phận sinh dục nữ, gọi là ‘nường’ hay ‘lường’, người Chăm gọi là ‘Yoni’.

- Linhga và Yoni chính là biểu tượng xưa nhất của Âm và Dương, được coi như 1 biểu tượng tôn giáo trong các nền văn hoá Chăm và Khơme cổ, người Việt xưa vẫn có tục rước ‘nõn- nường’, sử sách trung hoa chép: Chu công đã cấm tục thờ ‘sinh thực khí’ tức ‘nõn-nường’. Trong ngôn ngữ Việt hiện nay linhga và yony đã được xác định chính là Âm và Dương trong 2 danh từ “âm hộ và dương vật” tức bộ phận sinh dục nữ và nam.

Trong loạt bài đã viết tôi đã nêu ra thứ tự theo thời gian của các hệ thống dịch học:

- Dịch học nút số.

- Dịch học vạch quẻ.

- Dich học bằng văn tự.

- Nay qua bài viết này ta thấy Dịch học hình tượng mới là khởi nguyên của dịch học, nền dịch học ra đời từ khi con người còn chưa biết đến chữ dù là loại chữ kết thằng cổ xưa là gì và nó đã đồng hành cùng con người cả trăm ngàn năm, cùng với tiếng nói hay ‘điều –tiếng’ dịch học tự nhiên đã trở thành cái nền của: tư duy, khám phá, ứng dụng và truyền thông. .; tóm lại dịch học hình tượng là căn đế của 1 nền văn minh vô cùng rực rỡ nhưng đang tạm thời bị vùi lấp và cũng đang dần toả sáng.

b-Quẻ LÔI-ĐỊA DỰ và trống đồng .

- Dịch học có :

-Cặp Quẻ: Khiêm nhường – Dự phần

Gọi tắt là Khiêm và Dự.

X.jpg

Sự sáng suốt nơi con người mách bảo vạn vật và xã hội phát triển theo những quy luật, các quy luật thì trường tồn và bất biến, con người không thể thay đổi một cách chủ quan, tùy tiện. Vậy công thức về sự chủ động phát triển là : Khiêm nhường – dự phần.

Muốn dự phần hay tham gia cùng trời và đất trong việc biến đổi vũ trụ con người phải biết tôn trọng và vận dụng các quy luật tự nhiên.

Một thành tựu đạt được luôn là sự hợp tác con người – tự nhiên. Con người không thể thay đổi quy luật nhưng có thể tác động ở đầu vào để nhận được kết quả ở đầu ra. Như thế gọi là khiêm và dự, dự chính là dự phần vào việc tái tạo vũ trụ.

- ý nghĩa Quẻ Dự = Lôi / Địa

Dự Nghĩa là tham gia vào là cùng trời cùng đất tạo thành bộ mặt vũ trụ, tài nhân ngang hàng tài thiên, tài địa trong thế tam tài của dịch học , một quan điểm triết lý tôn vinh con người rất tiến bộ so với thời đại ấy .

a. Lời Quẻ

Dự: Lợi kiến hầu , lợi hành sư.

Quẻ dự tạo thành bằng quẻ lôi trên quẻ địa, sấm nổ trên đất chính là tượng của trống đồng. Lợi kiến hầu nghĩa là dùng vào việc phong tước hầu.

Hiện nay có những nhà nghiên cứu lịch sử cho trống đồng là một biểu tượng vua ban khi phong tước cho các công hầu, nó tựa như một loại ấn tín sắc phong vậy.

- Đặc biệt trong lễ nghi đạo hiếu của Việt Nam thì các bậc vương hầu dùng trống đồng thay mặt người dân của mình để tế tổ tiên của cộng đồng.

Chữ lợi ở đây có nghĩa là : được dùng để .

Lợi kiến hầu: dùng trong việc phong tước hầu.

Lợi hành sư: dùng để hành quân,

quân theo tiếng trống mà tiến hoặc lùi hoặc sang phải, sang trái… công hoặc thủ v.v… trống đồng trở thành một quân khí dùng trong quân sự.

b. Lời tượng:

- Lôi xuất địa phấn dự, tiên vương dĩ tác nhạc sùng đức, ân tiến chi thượng đế, dĩ phối tổ khảo.

Sấm vang trên mặt đất là tượng quẻ Dự, các bậc tiên vương làm ra nhạc đề cao đạo đức, long trọng dâng lên thượng đế cùng với anh linh tiên tổ.

Trống đồng còn gọi là trống sấm là loại trống duy nhất khi đánh để úp xuống đất nên lời tượng bảo: lôi xuất địa phấn .

- Tiên vương tức tiên đế nhà Chu là Văn Vương, Vũ Vương, Chu Công v.v…

Chữ Tác nhạc cho thấy rõ ràng trống đồng là một nhạc cụ dùng trong các buổi lễ tế, nó chính là tổ tiên của văn hóa cồng chiêng ngày nay.

Nhiều nhà nghiên cứu vẫn còn đang đặt câu hỏi: trống đồng dùng để làm gì hay công dụng của nó ra sao .

- lời quẻ và lời tượng quẻ DỰ đã chỉ rõ 3 công dụng:

1. Trống đồng dùng như một lệnh bài sắc phong tước vị.

2. Dùng làm hiệu lệnh điều quân.

3. Dùng trong âm nhạc ở các buổi tế lễ long trọng.

Qua lời quẻ và lời tượng của quẻ Lôi- Địa DỰ Việc liên hệ giữa dịch học và trống đồng là điều không thể phủ nhận .

Chỉ với những khám phá trên đủ khẳng định :

Dân tộc là chủ nhân của trống đồng cũng chính là dân tộc đã sáng tạo dịch học .Chữ xiên

Dịch học dứt khoát không phải là sản phẩm của nền văn minh Hán , dân tộc sống ở lưu vực Hoàng Hà không hề biết trống đồng là gì vào thời những chiếc trống đồng cổ xưa nhất được dùng và hệ qủa đương nhiên của sự việc này là : tứ thánh của Dịch học là : Phục Hy –Văn vương – Chu công – Khổng tử ..cũng không phải là người Hán ,các vị không thể nào sinh trưởng ở Bắc Hoàng hà ...trong vùng văn minh Hán .


NguyenquangNhat

Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.