Dịch học họ Hùng/Bài 6

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Dịch học họ HÙNG . bài 6

B . Hà Thư và chục con[sửa]

Đã rất nhiều học giả nghiên cứu về HÀ-LẠC nhưng tới nay vẫn dừng ở việc ghi nhận 2 đặc tính của HÀ và LẠC; . ý nghĩa thực sự của nó vẫn còn là 1 bí ẩn đầy thách đố.

-Đặc tính của Hà thư là: số 5 ở nhân nếu cộng với 1 số sinh thì cho ra số thành.

Ta có dãy số: 1 2 3 4 5 (5+1)=6 (5+2)=7 (5+3)=8 (5+4)=9 (5+5)=10


Điều này cho thấy chủ nhân của Hà thư dùng cơ số 5 như người khơme hiện nay

-Đặc tính của Lạc đồ ghi nhận được là: Lạc đồ là ma phương 15.

2 9 4 tổng tất cả các hàng dọc, ngang, xiên đều là 15

7 5 3

6 1 8

Bí ẩn chứa trong 2 đồ hình này là gì? chưa ai biết


a- Ý nghĩa triết học của HÀ THƯ

Ha-thu-nam.jpg

Hà thư bằng số; nằm ngang


Dịch học chứa những gì vô cùng thâm sâu và cũng vì đầu óc ta nhỏ bé lắm nên hiểu biết tới đâu xin trình bày tới đó không dám nghĩ tới chữ quán thông hoàn toàn.


1. Cặp số 5/10

Số (5-10) là trung tâm của Hà cũng là trung tâm của vũ trụ, là giao điểm của trục không và thời gian.

Tên tượng số 5 là Mẹ người Tàu đọc thành Mậu

Tượng số 5 là mẹ vì: Hà có vòng trong chứa 4 số sinh 1, 2, 3, 4 lấy số mẹ là 5 cộng với 4 số sinh cho ta 4 số thành 6, 7, 8, 9

Ý nghĩa là:

-Số 5 là trung tâm Hà, trung tâm là nhân là lõi, ruột như từ hạt nhân, nhân bánh v..v.và nhân đồng thời cũng nghĩa là người;điều này nói chính con người là trung tâm của vũ trụ.

Nhân + số sinh = số thành

Số sinh chỉ hoàn cảnh – Khách quan.

Nhân là yếu tố chủ quan; 1 khách + 1 chủ = kết quả là số thành

1, 2, 3, 4, 5 (5+1) (5+2) (5+3)….


Số 5 là tượng mẹ vì nó là số nền để tạo ra các số thành

-Tượng số 10 nghĩa là: kỷ = cả, cả là đứng đầu, hương cả là ông lớn nhất làng, con cả là con đầu, đối với quốc gia cả có nghĩa là vua, là chúa

Trong lịch sử Trung Hoa có nhiều từ cả hay biến âm của “Cả” như: Ông Cổ Tẩu, cổ Thục, Cơ Xương, Cơ Phát v.v…

Cả = Kẻ trong tiếng Việt có nghĩa là người hay cộng đồng người , kẻ chợ là người ở chợ, kẻ chiêm là người chiêm v.v…

Chữ Kỷ còn nghĩa là chính ta hay bản ngã .

Tổng hợp các nghĩa: chính ta, đứng đầu, to nhất tất cả đều xuất phát từ vị trí trung tâm Hà Thư

Tóm lại: Cặp số (5/10) là 2 tượng số của Dịch học nút thừng chỉ trung tâm, hay giữa trời đất chính là chỉ con người và cộng đồng người. Con người đầu đội trời, chân đạp đất, nhìn vào Hà thư ta thấy ngay trời là cặp số (2/7) và đất là cặp số (1/6)

2. Cặp tượng số (1-2)

Số 1 và 2 trong thập can hay chục con là: chắc và óp, ký âm Hán tự là giáp và ất

Chắc và óp nghĩa là gì thì chỉ người Việt mới hiểu

Chắc là được nén chặt

Óp là nén không chặt.

Xét như thế cái khác nhau giữa chắc và óp là mật độ; đậm là chắc và lợt là óp; đặc là chắc loãng là óp. Hệ quả đương nhiên của đặc và loãng là nặng và nhẹ… chắc thì nặng và óp thì nhẹ.

Từ ngay điểm này ta đã có thể khẳng định là Việt ngữ được tạo lập trên nền tảng Dịch lý:

Thí dụ: - Từ chắc -> đặc -> độc = 1

chiếc = 1

Từ : đặc, chiếc là từ thuần Việt

- Từ óp -> nhẹ -> nhị (nhì)

loãng -> Lưỡng

Nhị, nhì, lưỡng = 2

Nhẹ và loãng là từ thuần Việt

Vậy chắc và óp có ý nghĩa gì?

Chắc và óp chính là tiên đề của nền Minh Triết và khoa học Việt cổ.

Nhất viết thủy nhị viết hỏa,thủy hỏa – nước lửa là 2 dịch tượng được mượn để tượng trưng cho 2 loại vật chất đã cấu tạo nên vũ trụ,1 =chắc là thủy chỉ chất đục nặng, 2=óp là hỏa chỉ chất trong và nhẹ ngày nay vật lý hiện đại gọi là năng lượng và vật chất ý nghĩa trong Hà thư rất rõ ràng chỉ tại chúng ta không hiểu mà thôi.

Trời và đất là 1 thể gọi là KHÍ chỉ khác nhau ở độ đậm lợt mà thôi; một khi mật độ của thứ gọi chung là vật chất bị nén chặt hơn thì thành đất, đặc trưng của đất là có hình thể, có hình thể nên vẽ ra được, bức vẽ ấy gọi là địa đồ hay lục đồ, lạc đồ.

Cũng thứ vật chất ấy nhưng mật độ nén kém hơn hay loãng hơn thì được gọi là trời, trời có hình thể gì đâu chỉ cảm nhận được qua các hiện tượng.

Dịch nói là: Tại Thiên thành Tượng, Tại Địa thành Hình vì vậy ta có Hà Thư chứ không thể có Hà Đồ.

Cặp tượng số (1-2) còn có ý nghĩa hết sức đặc biệt, đó là đục và trong, kinh Dịch chép: chất trong và nhẹ bay lên thành trời, chất đục nặng lắng xuống thành đất; Đục và Trong là tượng tin gắn liền với âm dương.

Chất nhẹ bay lên thành trời như vậy trời chỉ là một trường năng lượng mênh mông còn đất là tập hợp của chất nặng canh hay cô đặc lại,dịch không hề nói trái đất là duy nhất trong vũ trụ, chữ đất chỉ mang tính đại biểu cho nơi mà chất đặc ngưng kết ; trong vũ trụ mênh mông có thể có hàng tỷ hàng tỷ nơi như thế.

-Đục nếu thuyết minh theo ngôn từ ngày nay phải gọi là: Hữu hình ngược lại là vô hình; hữu hình và vô hình là cách gọi khác của âm và dương tiếng Việt dương nghĩa là phơi bày ra và âm là biến âm của “ém”, “ỉm” nghĩa là che dấu đi; những dòng này cho ta xác quyết; ngay trong Hà Thư đã có âm dương; lưỡng nghi và chúng ta đều biết âm dương là nền tảng của Dịch lý nói chung.

Cặp tượng số (1-2) dựa trên Hà đồ còn tạo ra 1 cặp đối rất dân dã, rất phổ cập đó là:

Số 1 -> cô đơn, lạnh lẽo

Số 2 -> ôm ấp, ấm áp.

Cả cô và đơn đều nghĩa là chỉ có 1 chữ đơn biến âm thành đen cho ta 1 sắc trong ngũ sắc; “lạnh lẽo” chỉ phương số (1-6) là phương lạnh, tức hướng cực của quả đất đối lại với phương viêm nhiệt – nóng bức của hướng xích đạo.

Cô -> cơ = số lẻ

Lẽo -> lẻ

Ngược lại cặp số (2-7) cho ta chùm thông tin: ôm và ấp đều có nghĩa là 1 đôi nhưng ôm là 1 đôi chiều ngang, ấp là 1 đôi trên và dưới, tức chiều dọc – ấm – áp chỉ ý niệm từ hiện đại là nhiệt và lực. Ấm chỉ nhiệt, áp chỉ lực, lực nén hay đè xuống tức sức ép.

Hoa ngữ ngoài chữ nhị chỉ số 2 còn có chữ ơn cũng là số 2, chữ ơn này chính là biến âm của ôn (ôn nhiệt) nghĩa tiếng Việt là ấm.

Số (2-7) của phương ấm tức nóng bức, số 7 Hoa ngữ đọc là sách, biến âm của xích là màu đỏ, ngược với màu đen (1 đơn -> đen)

3. Cặp số tượng số (6-7)

Số 6 trong “chục con” là canh

Số 7 là Tâng hay tưng, Thập can của người Tàu ký âm thành: Canh và Tân

Số 7 hợp với số 2 thành “cõi trên”

Tâng -> Tân -> Tôn nghĩa là “đưa lên cao” hay bốc lên vì Dịch nói: chất trong – nhẹ bốc lên thành trời; trong ngôn ngữ Việt có từ kép “nhẹ tênh” hay “nhẹ tâng” bắt nguồn từ đây, nhẹ = nhị = số 2, tâng – tênh = số 7,ở đây ta thấy số 7 phải gánh 2 nghĩa vừa là động từ: bốc lên, vừa là danh từ: trời ; ý nói trời là nơi chất nhẹ bốc lên và cấu thành.

Ngược với cõi trên (2-7) là cõi dưới được tượng trưng bằng cặp số (1-6); cõi dưới là do chất đục nặng tạo thành

Số 1 -> độc, đặc, đục.

Số 6 trong chục con hay thập can là Canh,canh nghĩa là cô đặc lại ,trong hoa ngữ số 6 là Lục, Lục cũng có nghĩa là đất (đồng âm còn có nghĩa là màu xanh)

Cặp số (6-7) còn tạo thành nhiều cặp từ có nghĩa lưỡng lập khác: Tâng – Canh ->Tung – Canh: Tung là đường dọc, Canh là sợi ngang

Tâng – Canh -> Tung – Cắm: Tung là ném lên, nẩy lên, Cắm là đâm xuống; cặp từ này biểu thị sự vận động nghịch chiều; tung lên  cắm xuống.

Xuất phát từ 2 cặp tượng số (1-6) (2-7) người Việt còn tạo ra nhiều từ khác như:

- Cặp (2-7) -> hình thành: 2 = nhẹ; 7 tâng = bốc lên;

- Chữ bốc cho ra 2 từ -> bấc = nhẹ

-> Bức = nóng

- Cặp (1-6) hình thành từ ý nghĩa: chất đục (1 = độc) rút xuống thành đất (6 = lục)

- Chữ rút biến âm thành rét trùng với số 6 = canh biến âm thành căm như thế cặp tượng số (1-6) thành ra tổ hợp từ “rét căm căm” hay lạnh cóng

Rét căm hay lạnh căm trở thành đối lập của bốc, bức hay nóng bức và chúng trở thành 2 phương trong 4 phương thiên hạ.

(2-7) trở thành biểu tượng phương Bắc tức phương nóng bức.

(1-6) chỉ phương lạnh căm, hay lạnh cóng; ngày nay gọi là phương Nam – ký âm sai của chữ Nom là nhìn, trông là từ đồng nghĩa với chữ canh; canh cũng nghĩa là trông nom (Canh gác, canh chừng – từ thuần Việt) Phương Nam nóng là Phương Nam Dịch lý ngược với phương Nam hiện nay tức phương Nam của người Tàu, người Hán.

Trong Tiếng Việt ‘canh’ còn có nghĩa là nước biến âm thành “kênh” là đường dẫn nước. Kênh đi cặp với lạch (6 = lục -> lạch) tạo ra từ kép kênh lạch vận dụng vào y khoa thành ra kinh – lạc.

4. Cặp tượng số (3-4)

Tượng số 3 trong thập can là Nhâm, Nhâm -> nhũn, nhăn

nhung, (mềm như nhung)

Số 4 thập can là Quí, Quí dịch từ Việt ngữ chữ báu, người Việt thường dùng thành từ kép Quí báu.

Tượng số 4 còn ý nghĩa khác, khi bóc tách tên các vua nhà Thương và Ân Thương thì không có chữ Quí mà thay vào đó là chữ Khang. Kết luận đây là 1 tên gọi khác của tượng số 4

Khang thực ra là Khăng, từ thuần Việt; khăng khăng là không thay đổi chính là tính chất của phương Tây (đinh) Khang -> Khăng -> căng (thẳng)

Cang -> cứng

Ta có cặp từ đối:

Nhũn ↔ cang

Nhăn nhúm ↔ căng thẳng

Nhũn và cang trong ngôn ngữ Dịch học ngày nay gọi là nhu và cương tức mềm và cứng.,trong nghĩa triết học nhu là sự sống động- linh hoạt phản nghĩa với chết cứng của số 4,sống động là thực đang sống, là hiện thực tồn tại vật chất là thế giới hiện hữu còn số 4 tiếng Việt là bốn biến âm của bóng hay bóng chiếu chỉ là sự phản ánh của hiện thực vào đầu óc con người như vậy nó thuộc thế giới thông tin, chữ bóng nói lên: không có tồn tại vật chất và không có tính chủ động chỉ thuần là một phản ánh và khi đã tượng hoá thì chỉ tồn tại dưới dạng một mảng thông tin.


3. Cặp tượng số (8-9)

Trong chục con tượng số 8 là bấn, số 9 là định, Hoa ngữ ký âm thành 8 = Bính, 9 = Đinh

3 = Bính -> Biến

4 = Đinh -> Định – Tĩnh

Tượng số 8 chỉ những gì thay đổi và số 9 chỉ những gì không đổi. Ngôn ngữ ngày nay là cặp từ phản nghĩa Biến  Hằng.

Khái niệm Hằng ở đây nằm trong tính tương đối của thế giới vật chất, tức hằng là so với chung quanh, 2 vật thể cùng chuyển động với vận tốc bằng nhau thì khoảng cách giữa chúng là hằng = không thay đổi nhưng qui chiếu với những điểm mốc khác thì chúng lại là biến, như so với cái cây bên cạnh đường chẳng hạn, trong Dịch học khái niệm hằng không có trong cõi tự nhiên.Hằng chỉ là biến với gia tốc bằng không mà thôi.

Cặp số 3-8 trấn phương đông cho ta ý nghĩa: sự sống (số 3) tạo nên cõi trần (số 8) bấn - biến hay cõi tự nhiên tức có sinh có diệt theo quy luật biến hóa của vật lý, cõi trần là cõi chứa sự sống ngược lại với cõi định (số 9) hay bất biến vì không có tồn tại vật chất mà chỉ là nơi lưu giữ các mảng thông tin, nơi ấy là chỗ phi không - thời gian , không chịu sự chi phối của các quy luật vật lý nên hằng cửu.

Đổi và không đổi tức biến và hằng, hợp với ‘thấy’ và ‘không thấy’ tạo thành 4 tượng tin nền của Dịch học, gọi là nền vì nó xác định bản chất sự vật là âm hay dương.

Thấy là Dương  không thấy là Âm

Đổi là Dương  không đổi là Âm

Đây là Định luật sơ đẳng số 1 của Dịch học.

Thí dụ: vận dụng Tượng tin nền ‘đổi’ và ‘không đổi’ vào các lãnh vực khác nhau ta có: - Sự di chuyển của 1 vật -> động  định vào hình dạng ta có: cứng  mềm.

Tư tình thì có thể thay đổi nhưng lý lẽ tự nhiên là bất biến.

Tượng tin 3- 8 = Biến chỉ phương Đông chính xác là phương Động hay sống động ngược lại phương Tây = 4-9 là phương chết cứng, 4 = Tư -> Tử; Đông và Tây không chỉ là phương Mặt Trời mọc và lặn mà còn 1 ý nghĩa triết lý rất xâu xa như đã nói ở trên.

Biến động còn có nghĩa là nơi Dương trần, hay cõi sống ngược lại với tượng tin 4-9 chỉ cõi chết hay âm phủ triết lý của Dịch là: sống tức hoạt động, hoạt động là đóng ấn của mình trên tiến trình lịch sử, con người cùng với thiên và địa làm nên cuộc đại diễn của vũ trụ, còn chết là về nơi Hằng Cửu (4 = Hằng & 9 = Cửu), tức lìa bỏ thế giới tự nhiên đồng thời bước vào thế giới siêu nhiên, không còn bị ràng buộc bởi các quy luật vật lý – sinh học.

Cả dương và trần đều có nghĩa phơi bày ra (cõi trần); còn âm phủ là che (phủ) giấu (âm – ém) đi

Khi chết dân gian hay nói: về Tây thiên cực lạc là xuất phát từ ý niệm này.

Về nơi chín suối hay chốn cửu tuyền đều xuất phát từ Dịch học.

Trong Hà Thư số 9 chỉ phương Tây trong Hậu thiên bát quái, phương Tây là quẻ đoài tượng vạch chỉ hồ ao hay sông suối.

Phương tây là phương tử (4= tư -> tử) xuất phát từ hình ảnh mặt trời lặn hay chìm xuống, khi gắn liền hình ảnh này với số 9 và quẻ đoài tạo thành cụm từ 9 suối- cửu tuyền, người Việt vẫn dùng mà không hề hay biết đó là đã vận dụng Dịch lý.

Tóm tắt về ý nghĩa triết học trong Hà Thư:

Trục dọc hay trục tung nói lên quan niệm về vũ trụ hay vũ trụ quan người họ Hùng ;trời đất cùng 1 thể gọi là khí, phần đậm đặc rút xuống thành đất, phần nhẹ loãng bay lên thành trời, đây là quan niệm thuần vật chất và lý tính không có sự can thiệp của thần linh thượng đế ;quan niệm này hết sức chuẩn xác cho đến tận ngày nay vẫn giữ nguyên giá trị cố hữu Từ khi đưa ra, ít nhất cũng đã trên chục ngàn năm.

Trục ngang là nhân sinh quan của người Việt cổ.

Phương Đông mặt trời mọc, ý chỉ sự sinh ra và sự sống của con người, sống là hoạt động – góp sức cùng trời đất tạo nên chuyển biến của vũ trụ; vì vậy : con người là tài nhân ngang hàng ngang công với 2 tài thiên và địa. Khi hết vòng đời thì âm dương tách biệt linh hồn rời khỏi xác thân; xác thân là vật chất trở về với cát bụi, còn linh hồn thì về chốn hằng cửu ở đấy không còn sự sinh diệt, đó là nơi dân gian thường gọi là Tây thiên cực lạc, hay âm phủ, đạo giáo gọi là thượng giới nhiều tôn giáo khác gọi là thiên đàng.

Đó là những gì thuộc giới siêu nhiên; nó ra sao thì trong chúng ta đâu có ai đã từng chết đâu mà biết, may ra có vài vị là các nhà khai sáng tôn giáo nhờ tâm linh mà thấu đạt hay “ngộ” rồi truyền đạt lại cho người trần mắt thịt chúng ta cảnh thiên đường đó mà thôi.

Tóm lại ngay trong Hà Thư là “Văn Thư” đầu tiên họ Hùng đã cho thấy thấp thoáng bóng 1 tôn giáo việc liên kết đời này và đời sau, hạ giới và thượng giới; việc này có tác động rất tích cực tới việc hoàn thiện nhân cách, như thế hết sức tốt đẹp cho xã hội loài người.

Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.