Dịch học họ Hùng/Bài 48
Dịch học bài 48
Lời Kết[sửa]
Dịch là sự chuyển biến, Dịch lý là lẽ chuyển biến, hay quy luật chuyển biến, đã gọi là lý thì phải sáng sủa rõ ràng, ở đây Dịch lý lại huyền ảo là trái lẽ thường.
1/
Việc đó có thể là do khách quan vì dịch học là tác phẩm của dân tộc Hùng, khi họ Hùng mất nước thì Dịch học cũng bị sang đoạt nhưng do trình độ văn minh của kẻ đã chiếm đoạt Dịch quá thấp không thể hiểu nổi Dịch lý nên Dịch là tư tưởng khoa học, tính toán bị kéo xuống thành sách dùng để bói toán, sau gần ngàn năm mất chủ quyền dân họ Hùng dù đã phục hưng dân tộc nhưng quên luôn chủ quyền của mình đối với Kinh Dịch, coi đó là sản phẩm văn hóa ngoại lai và cũng đọc, cũng học Dịch học y như người Tàu kết quả là Kinh Dịch trở thành tác phẩm huyền ảo, khó nuốt số một trên trần gian này, bóng khoa học thấp thoáng khắp cả cuốn kinh nhưng không tài nào nắm bắt được đích xác, rõ ràng một chỗ nào để làm mấu chốt, đến độ trong ngôn ngữ dân gian việt hình thành từ “quỉ quái” để chỉ Dịch lý, quỉ là biến âm của quẻ, quái cũng là quẻ phát âm theo tiếng Tàu, 8 quẻ Đơn, 64 quẻ chồng của dịch học trở thành: cái “qủy quái” gì thế này? Biểu hiện não trạng của con người trước một sự kiện, sự vật… không hiểu nổi.
2/
Cũng có thể là do Hán tộc cố ý tạo ra sự huyền ảo đó; Dịch học là tinh túy của tri thức, là nền tảng của khoa học nên với bản tính thâm hiểm sẵn có, họ đã cất giấu ém nhẹn Dịch học tinh tuyền, chân xác chỉ lưu truyền trong một thành phần đặc biệt nào đó, coi đó như bảo bối của dân tộc, còn với mọi người thì họ tung ra Dịch học giả hiệu đầu voi đuôi chuột chẳng ra sao cả, chính vì vậy nên Dịch mới huyền ảo, rõ ràng thấy có điểm sáng nhưng đi mãi chẳng tới… việc này tiền nhân người Việt đã nhắn cho con cháu biết.. đấy là cái nỏ thần giả mà Trọng Thủy đã tráo, còn nỏ thần thật hắn đã lấy đem về Tàu rồi.
- Xưa Tây Bá Hầu tức ông Cơ Xương cũng là Văn Vương của nhà Chu hay Văn Lang của dân Âu Lạc cổ, sử Việt còn ghi chép rõ ràng về An Dương Vương lập nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa làm Quốc đô, An Dương Vương chính là tên “Tam sao thất bổn” của Âm Dương Vương, vua Âm Dương thì rõ ràng còn ai khác ngoài Văn Vương người đã viết Chu Dịch.Quẻ Tỉnh đã viết : vua đã nạo bùn gạn đục khơi trong giếng nước để cho nước trở nên trong mát khiến mọi người có thể dùng được.
Đấy cũng là tấm lòng và hoài bão của người viết sách này.
Dịch học họ Hùng hết sức trong sáng và rõ ràng. Chứa đựng trong bản thân nó các qui luật của 3 tầng chuyển biến từ nông tới sâu.
- Quy luật chuyển biến vật lý
- Quy luật chuyển biến sinh học
- Quy luật chuyển biến xã hội
Chuyển biến vật lý được xác lập ở khối vật chất vô cơ, còn chuyển biến sinh học xảy ra trong khối vật chất hữu cơ; sự chuyển biến là kết quả của chuỗi phản ứng trực tiếp và khách quan.
Còn sự chuyển biến xã hội luôn là phần giao của khách quan và chủ quan; hành động chủ quan, nỗ lực, cố gắng luôn là tâm điểm của chuỗi phản ứng vũ trụ con người.
Bao la như vậy nhưng tinh túy của dịch học chỉ gồm 3 chữ: Nhân, Trung và Chính:
- Nhân là con người, nhân cũng là trung tâm, cốt lõi; nhân là nơi xuất phát và quy về của mọi hành động chủ quan có ý thức
- Nhân là đầu mối mọi giá trị không có con người thì không có gì là giá trị cả.
Tất cả là con số không.
Sau chữ nhân đến chữ Trung và Chính, trung không phải đơn thuần là ở giữa, trung còn là trúng hay đúng trong tiếng Việt, Dịch học chỉ cốt có một điều làm sao nắm được chữ Đúng.
Đúng nơi, đúng lúc và đúng cách, nghe tưởng như đơn giản nhưng thực ra muốn đạt được điều đó là cả một quá trình tích lũy công sức của không biết bao nhiêu người, bao nhiêu đời để có một nền tảng khoa học, chữ đúng chính là cha đẻ của khoa học và chỉ có chữ đúng mới đưa đến thành công.
Chữ Chính hay chánh nghĩa là hành động theo lẽ phải hay làm điều phải, làm điều tốt cho mình và mọi người.
Chữ Trung nằm trong phạm trù khoa học khách quan, còn chữ Chính lại thuộc phạm trù đạo đức chủ quan.
Việc làm và chữ tâm khi làm việc đó là mấu chốt để bình xét chính hay bất chính, ở đời nổi cộm có 2 chữ quyền và lợi, nếu chủ tâm khi hành động chỉ nhắm đến lợi quyền cho riêng mình thì bị coi là có tâm địa đen tối xấu xa, tức bất chính.
Dịch học ra đời là cốt dạy cho ta làm sao đạt được sự dung hòa giữa bản ngã và tha nhân, giữa cái tôi và người khác, tuyệt đỉnh của sự dung hòa gọi là thái hòa.
Tức trạng thái hòa hợp trọn vẹn mọi bề giữa ta, xã hội và trời đất tự nhiên.
Dịch học rất xưa nhưng lại “hiện đại” 4 nguyên chuẩn của dịch học sau 3.000 năm vẫn còn y nguyên giá trị:
1/ Tính Nguyên = là khởi nguồn, mọi hành động đều khởi nguồn từ con người ngày nay gọi là tính nhân bản.
2/ Tính: Hanh; hanh thông, thông suốt vì hợp lẽ, hay dựa trên khoa học mà hành động.
3/ Tính Lợi: lợi ích thiết thực không ăn bánh vẽ, phù du hư ảo.
4/ Tính Trinh : bền vững, lâu dài. Ích lợi trước mắt và mãi về sau
Gọi là nguyên chuẩn vì nó là tiêu chuẩn hướng dẫn hành vi con người, hành động thành công hay thất bại, trọn vẹn hay không tùy theo hành động đó phù hợp tới mức nào so với 4 nguyên chuẩn trên.
Mục tiêu cao nhất của Dịch học là sự làm chủ của con người.
Tự chủ, làm chủ xã hội, làm chủ giới tự nhiên, làm chủ để có thể đạt mục đích của Dịch học là hạnh phúc mãi mãi cho mọi người.
3.000 năm sau Văn Vương, hôm nay chúng ta lại phải cùng nhau gạn đục khơi trong vì nước giếng đã trở thành bùn. Tính toán khoa học đã bị hạ cấp thành bói toán, mê tín khiến Dịch học trở nên vô ích đối với nhân loại.
Mạnh dạn dám nghĩ dám làm, xới tung tất cả lên, không kiêng kỵ điều gì, rồi dùng đầu óc mình mà sắp xếp lại. Rất mong được sự tiếp sức của mọi người vì tự biết tài hèn sức yếu một mình cùng lắm cũng chỉ đi được một quãng đường… dù vậy lòng rất thanh thản nhẹ nhàng vì biết chắc sẽ có người giúp sức để cuối cùng rồi nước bùn của “giếng Dịch học” cũng trong mát trở lại, làm ích cho mọi người.
Sách Tham Khảo
1-
Cội
nguồn
văn
hóa
Trung
Hoa
–
Dương
Đắc
Dương,
bản
dịch
Nguyễn
Thị
Thu
Hiền,
NXB
Hội
Nhà
Văn,
TP.HCM
–
2003
2- Chu Dịch Sào Nam Phan Bội Châu, NXB Khai Trí – Saigon 1969
3- Chu Dịch Chính Kinh – Hoàng Thư, NXB – Văn hóa Thông tin – TP.HCM 2001
4- Chu Dịch Đại Truyện – Lê Anh Minh, NXB Khoa học xã hội – TP.HCM 2006
5- Kinh Dịch Phục Hy huyền diệu và ứng nghiệm – Nguyễn Hồng Sinh – NXB TP.HCM 2002
6- Kinh Dịch cấu hình tư tưởng Trung Quốc – Dương Ngọc Dũng – Lê Anh Minh – NXB Khoa học xã hội – TP.HCM 2006
7- Kinh Dịch với Vũ trụ Quan Đông Phương – Nguyễn Hữu Lượng – NXB Sài Gòn 1971
8- Lạc Thư minh triết – Kim Định – NXB Nguồn Sáng – Sài Gòn 1971
9- Nguồn gốc văn hóa Việt Nam – Kim Định – NXB Nguồn Sáng – Sài Gòn 1971
10- Nghiên cứu Chu Dịch – TT Quốc học Đại học sư phạm Hà Nội, NXB – Văn hóa Thông tin – TP.HCM 2002
11- Tâm tư – Kim Định NXB – Khai trí Sài Gòn 1970
12-
Tìm
về
cội
nguồn
Kinh
Dịch
–
Nguyễn
Vũ
Tuấn
Anh
–
NXB
Văn
hóa
Thông
tin
–
TP.HCM
2002
Mục lục[sửa]
Phần I[sửa]
- Lời dẫn nhập
- Trống đồng và quê hương dịch lý
- Dịch học hình tượng
- Thập nhị địa chi
- Dịch học tượng số
- Hà thư và Chục con
- ý nghĩa Hà thư
- Lạc đồ
- Dịch học tượng vạch
- Bát quái
- Tam tài-Ngũ hành
- Cửu trù
- vận dụng ngũ hành và Cửu trù
Phần II[sửa]
- 64 quẻ trùng
- quẻ Lớn mạnh
- quẻ Khôn ngoan
- cặp quẻ Mờ-mịt
- cặp quẻ Cầu cạnh
- cặp quẻ Kết-Đoàn
- cặp quẻ Li-Ti
- cặp quẻ Suôi-Ngược
- cặp quẻ Cùng-Chung
- cặp quẻ Khiêm-Dự
- cặp quẻ Tùy-Cải
- cặp quẻ Đôn-Đáo
- cặp quẻ Cưỡng-Bức
- cặp quẻ Bái-Phục
- cặp quẻ Tựu-Thành
- cặp quẻ Đủ-Đông
- cặp quẻ Khổng-Lồ
- cặp quẻ Hợp-Hành
- cặp quẻ Ranh-Mãnh
- cặp quẻ Mọc-Lặn
- cặp quẻ Chống-Đánh
- cặp quẻ Nan-Giải
- cặp quẻ Tổn-Ích
- cặp quẻ Cả-Quyết
- cặp quẻ Lỏng-Khỏng
- cặp quẻ Tu-Tỉnh
- cặp quẻ Thay-Đổi
- cặp quẻ Lôi-Cản
- cặp quẻ Tùng-Tiệm
- cặp quẻ Giam-Giữ
- cặp quẻ Chứa-Chan
- cặp quẻ Giao-Đổi
- cặp quẻ Trung phu-Tiểu qúa
- cặp quẻ Khép-Khởi
- lời Kết
Bản quyền[sửa]
- Nguyễn Quang Nhật
- http://nguyenquangnhat.page.TL
Bài liên quan
Liên kết đến đây
- Dịch học họ Hùng
- Dịch học họ Hùng/Bài 1
- Dịch học họ Hùng/Bài 2
- Dịch học họ Hùng/Bài 3
- Dịch học họ Hùng/Bài 4
- Dịch học họ Hùng/Bài 5
- Dịch học họ Hùng/Bài 6
- Dịch học họ Hùng/Bài 7
- Dịch học họ Hùng/Bài 8
- Dịch học họ Hùng/Bài 9
- Xem thêm liên kết đến trang này.